Tạo background động bằng HTML và CSS

Thứ ba - 26/09/2023 10:48

Thêm hình nền động vào trang web hoặc ứng dụng của bạn có thể góp phần tạo nên một thiết kế thú vị và độc đáo. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết tạo hình nền động bằng HTML và CSS.

Tạo giao diện nền động bằng CSS

Tạo cấu trúc HTML

Bạn sẽ tạo một background màu xanh dương với những bong bóng ngày càng lớn và nổi lên trên.

Bắt đầu bằng cách tạo một section với class wrapper chứa hiệu ứng động.

Sau đó, tạo 10 div đại diện cho các bong bóng. Bên trong từng div, tạo một span với class dot.

<body>
    <section class="wrapper">
        <h1>Animated Background</h1>
        <div><span class="dot"></span></div>
        <div><span class="dot"></span></div>
        <div><span class="dot"></span></div>
        <div><span class="dot"></span></div>
        <div><span class="dot"></span></div>
        <div><span class="dot"></span></div>
        <div><span class="dot"></span></div>
        <div><span class="dot"></span></div>
        <div><span class="dot"></span></div>
        <div><span class="dot"></span></div>
    </section>
</body>

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các thẻ HTML trên Quantrimang.com.

Tạo kiểu với code CSS

Bạn có thể tạo các hiệu ứng background tuyệt đẹp chỉ bằng HTML. Thế nhưng đối với dự án này, bạn sẽ dùng CSS để tạo kiểu và hiệu ứng động cho background.

Đầu tiên, đặt margin và padding ở mức 0 để đảm bảo không có khoảng cách xung quanh background.

* {
  margin: 0;
  padding: 0;
}

Sau đó, tạo kiểu thành phần cha bằng class wrapper. Phần này sẽ có tỉ lệ chiều rộng và cao 100% để lấp đầy toàn bộ trang. Đặt màu hình nền là một sắc thái xanh dương và cho nó vị trí tuyệt đối.

.wrapper {
  height: 100%;
  width: 100%;
  background-color: #0066cc;
  position: absolute;
}

Tạo kiểu H1 với vị trí tuyệt đối. Để đặt nó ở giữa trang, bắt đầu bằng cách đặt vị trí bên trái phía trên cùng của nó là 50%. Sau đó, dùng translate để chuyển nó lên trên và sang bên trái, vì thế, trung tâm của nó sẽ nằm chính xác ở giữa.

.wrapper h1 {
  top: 50%;
  left: 50%;
  transform: translate(-50%, -50%);
  position: absolute;
  font-family: sans-serif;
  word-spacing: 2px;
  color: #fff;
  font-size: 2rem;
  font-weight: 900;
}

Tiếp theo, tạo kiểu div là hình tròn để nó hoạt động như bong bóng nổi. Đặt chiều cao, rộng và đường viền tương ứng cho từng thẻ div. Border-radius đảm bảo đường viền là hình tròn. Ngoài ra, đặt hiệu ứng động bằng thuộc tính hoạt ảnh CSS.

.wrapper div {
    height: 60px;
    width: 60px;
    border: 2px solid rgba(255, 255, 255, 0.7);
    border-radius: 100px;
    position: absolute;
    top: 10%;
    left: 10%;
    animation: 4s linear infinite;
}

Tạo kiểu các chấm với chiều cao và rộng là 5px. Đặt các chấm cho border-radius và một background màu trắng. Xác định vị trí tuyệt đối cho từng chấm, gần với bên phải trên cùng của thành phần cha div.

div .dot {
    height: 5px;
    width: 5px;
    border-radius: 50px;
    background: rgba(255, 255, 255, 0.5);
    position: absolute;
    top: 20%;
    right: 20%;
}

Tiếp theo, dùng bộ chọn nth-child để xác định vị trí từng div với các cài đặt khác nhau. Bạn có thể đặt tên hiệu ứng animate. Bạn sẽ xác định nó sau khi dùng @keyframes.

.wrapper div:nth-child(2) {
    top: 20%;
    left: 20%;
    animation: animate 8s linear infinite;
}

.wrapper div:nth-child(3) { 
    top: 60%;
    left: 80%;
    animation: animate 10s linear infinite;
}

.wrapper div:nth-child(4) { 
    top: 40%;
    left: 40%; 
    animation: animate 3s linear infinite;
}

.wrapper div:nth-child(5) {
    top: 66%;
    left: 30%;
    animation: animate 7s linear infinite;
}

.wrapper div:nth-child(6) {
    top: 90%;
    left: 10%;
    animation: animate 9s linear infinite;
}

Bạn có thể đặt tỷ lệ phần trăm cao hơn có các div thấp hơn để chúng bay lên trên ở các khoảng thời gian khác nhau.

.wrapper div:nth-child(7) {
    top: 30%;
    left: 60%;
    animation: animate 5s linear infinite;
}

.wrapper div:nth-child(8) {
    top: 70%;
    left: 20%;
    animation: animate 8s linear infinite;
}

.wrapper div:nth-child(9) {
    top: 75%;
    left: 60%;
    animation: animate 10s linear infinite;
}

.wrapper div:nth-child(10) {
    top: 50%;
    left: 50%;
    animation: animate 6s linear infinite;
}

.wrapper div:nth-child(11) {
    top: 45%;
    left: 20%;
    animation: animate 10s linear infinite;
}

Bạn có thể tạo background kiểu cách hơn bằng các mẫu CSS. Những mẫu họa tiết cho phép bạn tạo sóng, kẻ ô và nhiều hơn thế nữa. Tất cả giúp bạn tạo ra những hiệu ứng động tuyệt vời.

@keyframes animate {
    0% {
        transform: scale(0) translateY(0) rotate(70deg);
    }
    100% {
        transform: scale(1.3) translateY(-100px) rotate(360deg);
    }
}

Kết quả như sau:

Hình nền động

Chúc các bạn thành công!

 

Nguồn tin: Quantrimang.com:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay14,252
  • Tháng hiện tại158,715
  • Tổng lượt truy cập9,864,567
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây