So sánh Pseudo-Classes và Pseudo-Elements trong CSS

Thứ năm - 28/09/2023 09:29

CSS hỗ trợ một loạt bộ chọn để xác định các thành phần tạo kiểu. Mỗi bộ chọn lại có những quy tắc riêng. Trong khi phần lớn phương pháp lựa chọn đều đơn giản, pseudo-class và pseudo-element mang tới sự linh hoạt hơn. Chúng cho phép bạn chọn các thành phần dựa trên trạng thái hoặc vị trí trong một cấu trúc, hoặc chúng chọn các phần nội dung cụ thể.

Lập trình CSS

Những bộ chọn này có thể khó dùng và dễ nhầm lẫn giữa pseudo-class với pseudo-element. Vậy làm thế nào phân biệt được sự khác nhau giữa chúng?

Pseudo-Class trong CSS là gì?

CSS Pseudo-Class

CSS  Bạn phải đăng nhập để xem liên kết  giống như một từ khóa đặc biệt mà bạn có thể dùng với các bộ chọn để tạo kiểu thành phần theo các cách khác nhau. Những từ khóa này giúp bạn nhắm mục tiêu các thành phần khi có hành vi cụ thể xảy ra, chẳng hạn như khi người dùng trỏ chuột qua một phần tử, click vào nó hoặc nhập dữ liệu vào trường input.

Pseudo-class khiến trang web của bạn tương tác và phản hồi nhanh hơn bằng cách thay đổi hiển thị các thành phần hoặc hành vi dựa trên hành động của người dùng. Khi sử dụng cùng các bộ chọn CSS khác, chúng cung cấp quyền kiểm soát việc tạo kiểu và tương tác chính xác.

Cú pháp và cách dùng CSS Pseudo-Class

Cú pháp cho CSS pseudo-class bao gồm dấu (:) đằng sau tên của pseudo-class. Đây là cú pháp cơ bản:

selector:pseudo-class {
    /* styles */
}

Trong cú pháp này:

  • Selector chỉ thành phần hoặc nhân tố mà bạn muốn chọn và áp dụng tạo kiểu. Nó có thể là một thành phần HTML, class, ID hoặc bộ chọn phức tạp hơn như một kết hợp. Bộ chọn này là tùy chọn, nhưng bạn sẽ thường dùng một trong số chúng. Nếu không có nó, pseudo-class của bạn sẽ nhắm toàn bộ thành phần mà nó có thể áp dụng.
  • pseudo-class là từ khóa đại diện cho một trạng thái cụ thể hoặc điều kiện bạn muốn nhắm tới.

CSS phân loại pseudo-class thành một số nhóm dựa trên chức năng của chúng và các điều kiện chúng nhắm tới. Đây là các danh mục chính cùng một số ví dụ:

Tương tác người dùng

:hover

Chọn một phần tử mà con trỏ chuột chỉ tới.

:active

Chọn một phần tử khi người dùng kích hoạt nó, thường bằng click chuột.

:visited

Chọn liên kết người dùng đã truy cập.

Cấu trúc

:first-child

Chọn thành phần con đầu tiên của thành phần cha.

:last-child

Chọn thành phần con cuối cùng của thành phần cha.

:nth-child(n)

Chọn thành phần dựa trên vị trí của chúng ở bản gốc, cho phép bạn nhắm mục tiêu thành phần con cụ thể.

Liên quan tới biểu mẫu

:disabled

Chọn thành phần biểu mẫu đã bị vô hiệu hóa.

:checked

Chọn các nút tròn hoặc ô đã tích.

Trạng thái thành phần UI

:invalid

Chọn thành phần biểu mẫu không hợp lệ.

:required

Chọn trường được yêu cầu của các thành phần biểu mẫu.

:optional

Chọn thành phần biểu mẫu là các trường lựa chọn.

Liên quan tới link

:link

Chọn link chưa được truy cập.

Dựa trên ngôn ngữ

:lang()

Chọn thành phần dựa trên ngôn ngữ đã chỉ định ở thuộc tính “lang”.

Pseudo-Element trong CSS là gì?

Pseudo-Element trong CSS

CSS Pseudo-Element giống như một từ khóa đặc biệt mà bạn có thể dùng với những bộ chọn để tạo kiểu cho từng phần cụ thể của một nội dung phần tử hoặc chèn dữ liệu bổ sung. Những từ khóa này cho phép bạn nhắm mục tiêu và tạo kiểu thành phần dựa trên cấu trúc nội dung của chúng.

Pseudo-element nâng cao thiết kế và bố cục trang web bằng cách cho bạn khả năng tạo kiểu phần tử theo cách truyền thống mà chỉ có thể thực hiện với những thành phần HTML thực sự.

Cú pháp và cách dùng CSS Pseudo-Element

Pseudo-element trong CSS có một cú pháp liên quan tới việc dùng hai dấu 2 chấm (::) sau tên của pseudo-element. Đây là cú pháp cơ bản của nó:

selector::pseudo-element {
    /* styles */
}

Trong cú pháp này:

  • Selector nhắm mục tiêu thành phần mà bạn muốn áp dụng pseudo-element. Nó có thể là bất kỳ bộ chọn CSS hợp lệ, kể cả không có bộ chọn nào.
  • pseudo-element là tên của pseudo-element bạn muốn nhắm mục tiêu. Bạn chỉ có thể dùng một pseudo-element trong bộ chọn vì chúng không thực sự có ý nghĩa khi kết hợp với nhau.

Dưới đây là một số thành phần pseudo-element:

::before

Chèn nội dung trước nội dung của thành phần được chọn.

::after

Chèn nội dung sau nội dung của thành phần được chọn.

::first-letter

Tạo kiểu ký tự đầu tiên của một văn bản trong một phần tử

::selection

Tạo kiểu cho phần văn bản mà người dùng đã chọn bằng con trỏ của họ.

::marker

Tạo kiểu cho hộp đánh dấu của một mục danh sách (ví dụ: dấu đầu dòng hoặc số trong danh sách).

::cue

Áp dụng kiểu cho tín hiệu trong phần tử media như <audio> và <video>. Thông thường, mọi người sử dụng nó cho phụ đề và chú thích.

Điểm tương đồng và sự khác biệt giữa pseudo-class và pseudo-element trong CSS

 

pseudo-class pseudo-element

Cú pháp

Tiền tố là một dấu hai chấm (:).

Tiền tố với hai dấu hai chấm (::).

Cách dùng

Chọn và tạo kiểu cho các thành phần dựa trên trạng thái, vị trí hoặc tương tác của người dùng.

Tạo kiểu cho các phần cụ thể trong nội dung của một phần tử hoặc tạo các phần tử ảo.

Bộ chọn

Có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong bộ chọn phức hợp hoặc phức hợp.

Phải là thành phần cuối cùng của bộ chọn và chỉ có thể xuất hiện một lần.

Chèn nội dung

Không chèn nội dung, chủ yếu để tạo kiểu dựa trên trạng thái.

Có thể chèn nội dung hoặc phần tử ảo vào trước hoặc sau nội dung của phần tử được chọn.

Kiểu chữ

Thường không được sử dụng để tạo kiểu chữ.

Được sử dụng để tạo kiểu cho văn bản và kiểu chữ (ví dụ: ::first-line, ::first-letter).

Các phần mục tiêu

Nhắm mục tiêu toàn bộ phần tử.

Nhắm mục tiêu các phần cụ thể trong nội dung của một phần tử.

Hỗ trợ trình duyệt

Thường được hỗ trợ tốt.

Nói chung được hỗ trợ tốt, nhưng hạn chế hơn trên một số trình duyệt cũ.

pseudo-class và pseudo-element đều quan trọng trong CSS đối với việc tạo kiểu và tính năng tương tác. Dù có một số điểm tương đồng nhưng chúng có vai trò riêng trong thiết kế web và lập trình.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay5,926
  • Tháng hiện tại5,926
  • Tổng lượt truy cập8,791,052
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây