Tết tuổi thơ
Thứ bảy - 06/01/2024 02:08
Các nhà thì thi nhau cúng tất niên, trang hoàng nhà cửa. Đấy cũng là lúc ba tôi mang bộ lư đồng để trên bàn thờ ra lau chùi.
***
Theo quan niệm của người dân sống tại thành phố thuộc miền trung quê hương tôi đang sống, tết thì nhà cửa phải sáng sủa, khang trang, vậy là công cuộc tân trang nhà cửa được bắt đầu từ trước tết cả tháng. Không khí Tết được bắt đầu từ các chợ khi mà lượng người đi chợ tăng gấp đôi ngày bình thường, nhất là gian hàng áo quần, đặc biệt là gian hàng áo quần trẻ em. Kế đến là gian hàng bán đồ tết từ bánh kẹo, hạt dưa, rượu bia, các loại mứt…
Không khí tết của đường phố bắt đầu từ những con phố chính được Ủy ban nhân dân thành phố cho trang hoàng rực rỡ từ đèn chiếu sáng, trang trí đến hoa đủ loại, đủ màu dọc theo các tuyến đường, các chợ hoa rộ lên đủ màu sắc. Các nhà thì thi nhau cúng tất niên, trang hoàng nhà cửa. Đấy cũng là lúc ba tôi mang bộ lư đồng để trên bàn thờ ra lau chùi.
Đối với ba đó là hình thức thiêng liêng lắm. Chậu nước ấm pha vừa đủ, một miếng vải sạch, ngày tôi còn thơ ấu thì thấy ba lau chùi lư hương bằng tro bếp với những cử chỉ gượng nhẹ và khóe léo, ba cọ rửa thật tỉ mẩn. Ngày nay khi nhà nhà dùng bếp ga thì ba lau chùi lư hương bằng trái chanh. Quan sát ba nhiều lần như thế, tôi buột miệng hỏi tại sao ba không đem bộ lư đồng ra dịch vụ đánh bóng cho đẹp, cho khỏe. Theo quan niệm của ba, tự tay lau chùi lư đồng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và tổ tiên dòng họ. Hàng năm, ba vẫn tận tụy với cái nhiệm vụ thiêng liêng ấy, vừa kính cẩn, vừa tự hào. Ngộ ra điều ấy, tôi thấy lòng mình ấm áp lạ lùng.
Ngày 30 tết là ngày cúng ông bà tổ tiên, con cái sum họp về với cha mẹ, con cái ở xa thì về quê ăn tết. Nhà nào cũng đều có mâm cỗ cúng đón ông bà vào chiều ba mươi Tết, để ông bà cùng ăn Tết với con cháu cho vui. Bởi theo cái lẽ thường của người miền trung, mùa xuân còn là mùa đoàn tụ, mùa xum họp. Con cháu dẫu đã có gia đình, đã lập nghiệp, đã sinh con thì vẫn trở về lại nhà cha mẹ ngày cuối năm để tụ họp, để sẻ chia những vui buồn sau 365 ngày cuộn trôi theo vòng quay của đất trời.
© THU HIỀN - blogradio.vn
Các nhà thì thi nhau cúng tất niên, trang hoàng nhà cửa. Đấy cũng là lúc ba tôi mang bộ lư đồng để trên bàn thờ ra lau chùi.
***
Theo quan niệm của người dân sống tại thành phố thuộc miền trung quê hương tôi đang sống, tết thì nhà cửa phải sáng sủa, khang trang, vậy là công cuộc tân trang nhà cửa được bắt đầu từ trước tết cả tháng. Không khí Tết được bắt đầu từ các chợ khi mà lượng người đi chợ tăng gấp đôi ngày bình thường, nhất là gian hàng áo quần, đặc biệt là gian hàng áo quần trẻ em. Kế đến là gian hàng bán đồ tết từ bánh kẹo, hạt dưa, rượu bia, các loại mứt…
Không khí tết của đường phố bắt đầu từ những con phố chính được Ủy ban nhân dân thành phố cho trang hoàng rực rỡ từ đèn chiếu sáng, trang trí đến hoa đủ loại, đủ màu dọc theo các tuyến đường, các chợ hoa rộ lên đủ màu sắc. Các nhà thì thi nhau cúng tất niên, trang hoàng nhà cửa. Đấy cũng là lúc ba tôi mang bộ lư đồng để trên bàn thờ ra lau chùi.
Đối với ba đó là hình thức thiêng liêng lắm. Chậu nước ấm pha vừa đủ, một miếng vải sạch, ngày tôi còn thơ ấu thì thấy ba lau chùi lư hương bằng tro bếp với những cử chỉ gượng nhẹ và khóe léo, ba cọ rửa thật tỉ mẩn. Ngày nay khi nhà nhà dùng bếp ga thì ba lau chùi lư hương bằng trái chanh. Quan sát ba nhiều lần như thế, tôi buột miệng hỏi tại sao ba không đem bộ lư đồng ra dịch vụ đánh bóng cho đẹp, cho khỏe. Theo quan niệm của ba, tự tay lau chùi lư đồng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và tổ tiên dòng họ. Hàng năm, ba vẫn tận tụy với cái nhiệm vụ thiêng liêng ấy, vừa kính cẩn, vừa tự hào. Ngộ ra điều ấy, tôi thấy lòng mình ấm áp lạ lùng.
Ngày 30 tết là ngày cúng ông bà tổ tiên, con cái sum họp về với cha mẹ, con cái ở xa thì về quê ăn tết. Nhà nào cũng đều có mâm cỗ cúng đón ông bà vào chiều ba mươi Tết, để ông bà cùng ăn Tết với con cháu cho vui. Bởi theo cái lẽ thường của người miền trung, mùa xuân còn là mùa đoàn tụ, mùa xum họp. Con cháu dẫu đã có gia đình, đã lập nghiệp, đã sinh con thì vẫn trở về lại nhà cha mẹ ngày cuối năm để tụ họp, để sẻ chia những vui buồn sau 365 ngày cuộn trôi theo vòng quay của đất trời.
Tác giả: THU HIỀN - blogradio.vn