'Khôn ngoan hơn thuật toán’ - cuốn sách sống còn trong thời đại số

Thứ sáu - 27/09/2024 23:33
“Khôn ngoan hơn thuật toán” là cuốn sách giúp con người “sống sót” bằng cách duy trì thế chủ động và đưa ra quyết định thông minh giữa thế giới dễ bị lệ thuộc vào trí tuệ nhân tạo (AI).
***
Trong thời đại trí tuệ nhân tạo và thuật toán hiện diện khắp nơi, AI đang dần bao trùm mọi lĩnh vực y tế, tài chính, giáo dục, văn hóa... thậm chí cả các quyết định cá nhân. Một câu hỏi đặt ra: “Làm sao để con người giữ sự tỉnh táo trong một thế giới có xu hướng trở thành 'nô lệ' của công nghệ?”
Theo Gerd Gigerenzer, bất kể công nghệ tiến bộ đến đâu, trí thông minh nhân tạo được ứng dụng rộng rãi đến mức nào, con người vẫn phải vận dụng trí não nhiều hơn bao giờ hết. Chúng ta không thể giao phó mọi quyết định cho AI.
Cuốn sách chỉ ra, “thế giới thông minh” không đơn thuần chỉ có thêm tivi hiện đại, ứng dụng hẹn hò qua mạng không dây hay những mánh khóe lừa đảo len lỏi vào cuộc sống hàng ngày, mà là thế giới công nghệ số biến đổi từng giây. Con người cần hiểu biết sâu sắc về AI và phải luôn minh mẫn, kịp thời ứng biến với các tiện ích do thuật toán gây ra.
“Duy trì sự tỉnh táo không giống với có kỹ năng sử dụng công nghệ số”, tác giả viết và cũng không có nghĩa là tin tưởng mù quáng vào công nghệ, hay vì sợ hãi mà loại bỏ AI ra khỏi đời sống. Chúng ta phải là người luôn nắm “cán dao” trong việc kiểm soát thiết bị, không để thiết bị điều khiển mình.
 

Gerd Gigerenzer tập trung đào sâu mối quan hệ giữa con người và AI: niềm tin, sự lừa dối, hiểu biết, nghiện ngập, chuyển đổi xã hội và cá nhân. Dù AI và thuật toán vượt trội hơn hẳn con người về khả năng xử lý lượng dữ liệu thông tin lớn và đưa ra quyết định nhanh chóng, nó chưa thể vượt qua giới hạn của bản thân, là khả năng ứng biến phù hợp với ngữ cảnh và phát triển khả năng sáng tạo của con người.
Khôn ngoan hơn thuật toán giúp người đọc đánh giá một cách thực tế về những điều AI đang làm và cách chúng đang tác động đến đời sống. Điện thoại làm xao nhãng chúng ta như thế nào khi lái xe? Thuật toán nào đã đánh bại những con người giỏi nhất trong môn cờ vua và cờ vây? Và liệu Google và Facebook triển khai mô hình trả phí thì sự chú ý, thời gian và giấc ngủ của người dùng có còn bị gạt bỏ không?...
Máy móc cũng là một "quân sư" không hoàn hảo. AI có thể giúp tìm bạn đời qua một cú nhấp chuột, nhưng lại thất bại trong việc đưa ra quyết định dài hạn cho mối quan hệ yêu đương, vì thế giới con người luôn mềm dẻo và không nhất quán, khác với các quy tắc “bất di bất dịch” của cờ vua.
Trong chương Ý thức lẽ thường và AI" tác giả chỉ ra 4 kỹ năng nổi bật mà con người đã tiến hóa để thành công trong một thế giới bất định: tư duy nhân quả, trực giác tâm lý, trực giác vật lý và trực giác xã hội. Trong khi đó, AI vượt trội ở khả năng tính toán nhanh, tìm ra liên kết trong dữ liệu và phát hiện dạng thức trong hình ảnh và âm thanh. Gerd Gigerenzer khẳng định: "Sức mạnh điện toán nhanh không tạo ra sự tò mò về nhân quả hay trực giác tâm lý, vật lý hoặc xã hội".
Dù AI bất lực trước sự không chắc chắn của thế giới thực, chúng ta cần nhận thức rõ các nguy cơ mà nó có thể gây ra cho xã hội. Bằng những câu chuyện cá nhân, nghiên cứu tiên tiến và cảnh báo thực tế, Gerd Gigerenzer giải thích giới hạn và nguy hiểm của công nghệ.
Trong cuộc trò chuyện với nhà báo Evan Nesterak trên Tạp chí khoa học Behavioral Scientist, Gerd Gigerenzer chia sẻ: "Trước đây, chúng ta có các thuật toán 'chạy' trên giấy, đó là sự chỉ dẫn mà cha mẹ đưa cho con cái. Chúng ta cần chú ý đến những thành công trong quá khứ, vì đó là những giải pháp con người từng đưa ra".
Khôn ngoan hơn thuật toán không chỉ giúp con người hiểu rõ thách thức trong thời đại số mà còn cung cấp công cụ và chiến lược để giữ tâm trí tỉnh táo. Dù công nghệ rất mạnh mẽ, con người vẫn đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra quyết định thông minh.
Tiến sĩ Gary Klein nhận xét: "Gigerenzer là người viết giỏi với những ví dụ hấp dẫn. Đây là cuốn sách cần đọc, cung cấp góc nhìn quan trọng về AI cho những ai mệt mỏi với những tuyên bố cường điệu, thổi phồng và lo lắng về nguy cơ AI đối với xã hội".
Gerd Gigerenzer (sinh năm 1947) là một nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu nổi tiếng, được biết đến với công trình về quyết định và lý thuyết hành vi. Hiện ông là Giám đốc danh dự tại Viện Phát triển Con người Max Planck. Ông đã đào tạo các thẩm phán, bác sĩ và nhà quản lý trong việc ra quyết định và hiểu rõ những rủi ro, bất định. Ngoài ra, Gerd Gigerenzer còn là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng.
 

Tác giả: Vietnamnet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập181
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay9,760
  • Tháng hiện tại182,617
  • Tổng lượt truy cập10,396,883
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây