Đọc sách trong thời đại cúi đầu

Thứ hai - 24/06/2024 23:03
Chỉ cần một chiếc điện thoại, ta tha hồ tìm tòi mọi ngóc ngách trên thế giới, chưa mất 5 giây để tra một từ vựng, hàng vạn những chiếc đèn học đủ kiểu loại, màu sắc trên thị trường. Thế mới nói, chúng ta của thời đại này, tiết kiệm được biết bao nhiêu thời gian, may mắn hơn biết bao nhiêu so với bố mẹ mình!
***
Khi công nghệ lên ngôi, khi con người đã đủ bận rộn với mọi bộn bề trong cuộc đời của họ, vậy, đọc sách như thế nào đây?
Sách từ xa xưa đã trở thành nguồn tri thức vô tận và đáng quý với tất cả mọi người. Từ lâu, ông cha ta luôn răn dạy rằng chúng ta cần phải chăm chỉ đọc sách để tiếp thu tri thức nhân loại, khi mà con người chưa có đủ điều kiện để bước ra khỏi luỹ tre làng, sách chính là “chiếc máy bay” đầu tiên xuất hiện giúp họ làm được điều đó – khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.
Thời đại dần phát triển, rồi chúng ta phát minh ra điện thoại, máy bay, ô tô và ti tỉ thứ khác trên đời, thì internet cũng bắt đầu xuất hiện. Chẳng còn thời viết tâm tình qua những bức thư tay, chẳng còn đi bộ qua từng con ngõ xóm làng, ngày nay, so với thời xưa, thực sự đã khác đi quá nhiều!
Ngày nay, ta không cần phải cố gắng đọc thật nhiều sách, lần mò từng dòng chữ để dò từ vựng trong cuốn từ điển dày cộp, không còn bắt đom đóm nhỏ xinh bỏ vào vỏ trứng làm đèn học. Mọi thứ đã được thay đổi. Chỉ cần một chiếc điện thoại, ta tha hồ tìm tòi mọi ngóc ngách trên thế giới, chưa mất 5 giây để tra một từ vựng, hàng vạn những chiếc đèn học đủ kiểu loại, màu sắc trên thị trường. Thế mới nói, chúng ta của thời đại này, tiết kiệm được biết bao nhiêu thời gian, may mắn hơn biết bao nhiêu so với bố mẹ mình!
Tớ vừa nghe một tập podcast “Have a Sip” có sự xuất hiện của TS Lê Nguyên Phương, tập 133 mang tên “Cuộc chiến trong gia đình, không ai là người chiến thắng”. Trong 1 tiếng 54 phút lên sóng, có rất nhiều vấn đề được đưa ra, rất nhiều câu chuyện đáng để ngẫm nghĩ, rất nhiều điều có thể học hỏi. Trong đó, tớ nhớ nhất chính là việc đọc sách của người trẻ hiện nay. Tớ xin trích một đoạn trong cuộc nói chuyện thế này:

Host:... “Có một điều con em có nói là: Thời của mẹ chán nên mẹ suốt ngày đọc sách, mẹ cũng chỉ có mỗi sách để đọc... Em muốn nói một điều rõ ràng là cái khả năng tập trung của người trẻ với mạng xã hội bây giờ nó ngắn lại... Và giới trẻ bây giờ có quá nhiều lựa chọn, sách không còn là lựa chọn duy nhất nữa.”
TS Lê Nguyên Phương: “Chúng ta phải nhìn sách chỉ như một phương tiện để cung cấp tri thức. Thì như vậy chúng ta sẽ không ngại khi trẻ tiếp cận những phương tiện khác. Tổ chức một chuyến du khảo, tham quan thì cũng như đang đọc một cuốn sách. Đi tới một trại mồ côi, trại tế bần (nơi nuôi người nghèo)...., để các em tương tác với mọi người và nghe từng câu chuyện. Cho các em đi tham dự những buổi nói chuyện của những người mà mình tin cậy vào học thức của họ. Rồi gặp một ông bác, ông chú giàu có về trải nghiệm và tri thức,... tất cả đó là cuốn sách đời, chứ đâu cần thiết phải cứ đưa cho nó một cuốn sách trong khi như vậy nó sống động và nó ghi nhớ vào trong kí ức của các em hơn...
Cái thứ 2, thú thật là chỉ có bố mẹ mới làm được, là tạo cho các em một cái lý tưởng sống. Thật sự mỗi người cần phải có lý tưởng sống. Nó có thể biểu hiện từ một mong ước lớn lên sẽ trở thành một nghề nghiệp như “lớn lên con sẽ là bác sĩ”... Cho nên đứa trẻ, cái hiếu học là cái tự nhiên, làm sao cho cái nền giáo dục nói chung, hay là mỗi gia đình nói riêng đừng phá nát, huỷ hoại cái khát khao về tri thức của trẻ...”
Đây chỉ là một trích đoạn ngắn ở đoạn cuối của tập podcast, bản thân tớ cảm thấy rất ấn tượng và bất ngờ khi nghe thấy câu nói: “chúng ta phải nhìn sách chỉ như một phương tiện để cung cấp tri thức. Thì như vậy chúng ta sẽ không ngại khi trẻ tiếp cận những phương tiện khác.” Thực tế là nhiều người hiện nay, tớ không biết rốt cuộc thì họ tài giỏi cỡ nào, đọc sách nhiều cỡ nào, nhưng họ lại luôn lấy cột mốc những cuốn sách ra để so sánh và dè bỉu những người thích đi khám phá đây đó, hãy xấu xa hơn chính là khinh miệt người không biết chữ. Trong quá khứ, Việt Nam đã chứng kiến khủng hoảng khi 98% dân số không hề biết chữ, điều đó dẫn đến kết quả của ngày hôm nay, ông bà nội của tớ chỉ học hết cấp 1, hay ngay cả bố của tớ cũng từng phải nghỉ học 2 năm liền vì nhà nghèo không có tiền học. Thậm chí đến năm lớp 7 bố tớ mới có quyển sách giáo khoa đầu tiên trong cuộc đời, một quyển toán và một quyển văn của bác tớ học xong truyền lại cho bố tớ.
Ngày nay, thời đại của công nghệ lên ngôi, ta có vô số cách đọc sách, chỉ cần một chiếc điện thoại thôi ta cũng có thể đọc hàng vạn cuốn, hay thể loại sách nói, và có cả những thiết bị điện tử dành riêng cho việc đọc sách. Vô số những cách để chúng ta có thể tiếp thu tri thức ngọt ngào của nhân loại, không chỉ có sách, mà còn là trải nghiệm, lời dạy của cha mẹ, vấp ngã của bản thân,...
Chẳng việc gì phải ngại ngùng và tự ti khi thấy những người xung quanh kể rằng họ đang đọc cuốn sách này, đã mua cuốn sách kia. Tất cả mọi trải nghiệm và đúc rút của bản thân bạn còn đáng quý hơn giá trị của những cuốn sách đó. Nếu không có điều kiện mua sách cũng chẳng sao cả, chỉ cần ta muốn, không gì là không thể!
P/s: Bài viết này không nhằm cổ xuý việc lười đọc sách đâu nè, nếu có điều kiện đọc thì vẫn nên là đọc thật nhiều nhé!
 

Tác giả: Coralie - blogradio.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay4,916
  • Tháng hiện tại180,751
  • Tổng lượt truy cập9,464,599
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây