Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
***
Một chuyên gia đã chỉ ra 6 kiểu trì hoãn ở con người và cách để quản lý chúng. Hãy xem thử bạn thuộc kiểu nào trong những kiểu dưới đây.
Nếu bạn là một người có thói quen trì hoãn thì bạn sẽ biết rằng việc từ bỏ nó khó đến nhường nào. Đôi khi bạn muốn trở nên năng suất hơn, hoàn thành nhiệm vụ ngay khi được giao, nhưng trên thực tế bạn lại thường "ngựa quen đường cũ".
Jenny Devonshire, người sáng lập cổng thông tin về hiệu suất chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc Pause 2 Perform giải thích: "Mặc dù nó có vẻ gây hại, nhưng thực ra hành vi này lại nhằm mục đích bảo vệ chính mình". Cô giải thích: "Đó là lý do tại sao mọi người thường bất lực với việc từ bỏ ngay cả khi hiểu được sự tiêu cực của nó đối với cuộc sống, việc trì hoãn mang một ý nghĩa sâu sắc hơn là sự lười biếng hoặc không có động lực".
Theo Devonshire, có 6 kiểu "người trì hoãn" khác nhau, mỗi kiểu đều giúp thoả mãn một nhu cầu nào đó. Hiểu được bạn thuộc nhóm nào sẽ giúp bạn tìm ra hướng cải thiện chúng một cách đúng đắn hơn.
1. Người cầu toàn
"Người cầu toàn thường bị choáng ngợp bởi sự kỳ vọng, họ muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo và tin rằng mọi việc đều có chỗ cần cải thiện. Những người này lựa chọn trì hoãn vì họ không muốn bị xấu hổ hoặc bị người khác đánh giá vì nhiệm vụ không đạt tiêu chuẩn".
Mẹo để vượt qua thói quen này: "Những người cầu toàn nên đặt ra thời hạn rõ ràng để không dành quá nhiều thời gian cho một việc. Đồng thời hãy tự nhủ rằng hoàn thành một nhiệm vụ tốt hơn là cố gắng khiến nó trở nên hoàn hảo vì trên thế giới này không có gì là hoàn hảo thật sự".
Những người cầu toàn cũng nên cố gắng ăn mừng hoặc tự thưởng cho mình khi hoàn thành nhiệm vụ hơn là cố gắng theo đuổi sự hoàn hảo không có thật.
2. Những người mộng mơ
Những người mơ mộng thường đánh giá thấp thời gian để hoàn thành một việc gì đó, dễ trở nên buồn chán vì họ luôn đòi hỏi sự đa dạng trong cuộc sống hay công việc hàng ngày.
Mẹo để vượt qua thói quen này: "Kiểu người này nên đặt ra các mục tiêu nhỏ hàng ngày, các mục tiêu khả thi và thực tế về công việc cũng như xác định thời gian cần thiết để hoàn thành chúng".
Ngoài ra, những người mơ mộng cũng nên lập ra một kế hoạch rõ ràng về cách giải quyết nhiệm vụ và kiên trì thực hiện chúng. Bên cạnh đó, hãy thể hiện trách nhiệm của bản thân bằng cách thảo luận với đồng nghiệp về những gì bạn đang làm và thời hạn thích hợp để hoàn thành chúng. Những người này cũng nên tự thưởng cho bạn thân khi hoàn thành một mục tiêu nhỏ nào đó để có động lực cho những công việc tiếp theo.
3. Người hay lo lắng
Những người hay lo lắng tìm kiếm sự an toàn bằng cách trì hoãn và bị chi phối bởi nỗi sợ hãi. Có thể là nỗi sợ hãi sự thất bại, sự phán xét hoặc thậm chí sợ hãi về sự thành công, một nét tiêu biểu của kiểu người này, hay còn gọi là hội chứng "kẻ mạo danh". Những người mắc hội chứng này thường nghi ngờ khả năng của bản thân và lo lắng người khác phát hiện sự thành công của họ chỉ là giả tạo.
Mẹo để vượt qua thói quen này: "Những người hay lo lắng nên dành thời gian để khám phá nỗi sợ hãi của chính mình hay thậm chí là viết một cuốn nhật ký về những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra".
Kiểu người này nên kết thúc một ngày bằng những hoạt động giúp giảm căng thẳng như tập hít thở, thiền, yoga hoặc đi dạo. Đồng thời họ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác trong những lúc căng thẳng.
4. Nữ hoàng drama
Những "Nữ hoàng bi kịch" cảm thấy rằng họ sẽ làm việc tốt hơn dưới áp lực, đó là lý do mà họ trì hoãn mọi việc đến phút cuối dù cho điều này khiến họ hoảng sợ và phải hoàn thành công việc một cách gấp rút. Tuy nhiên, họ lại hưởng thụ sự vội vàng ấy khi công việc có vẻ nhàm chán.
Mẹo để vượt qua thói quen này: "Những 'Nữ hoàng drana' nên tìm cho mình những thách thức và động lực lành mạnh hơn thay vì sự căng thẳng. Họ cũng có thể đặt ra thời hạn cho chính mình như một cách kích thích bản năng để hoàn thành nhiệm vụ sớm hơn".
5. Người chống đối
Kiểu người này không muốn bị sai khiến, kể cả bởi chính bản thân mình. Họ ghét việc bị kiểm soát và phải làm những việc mà họ xem là vô bổ, tốn thời gian. Những người như vậy thường thích kiểm soát và làm việc cá nhân.
Mẹo để vượt qua thói quen này: "Kiểu người chống đối nên cố gắng bắt tay vào làm việc thay vì phản ứng. Họ nên suy ngẫm về khả năng thực hiện công việc trước khi kịp nhận ra và chống lại nó".
Những người thuộc kiểu này cũng có thể tự hỏi bản thân rằng, liệu có đáng khi đánh đổi sự nuối tiếc lâu dài để đạt được thỏa mãn khi phản đối người khác chỉ trong phút chốc, hay thay vào đó, mỗi tuần bạn có thể chọn một việc và hoàn thành chúng theo cách riêng để thỏa mãn mong muốn cá nhân.
6. Người tham công tiếc việc
Những người tham việc thường cảm thấy khó khăn trong việc từ chối và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc, họ tiếp nhận mọi thứ rồi trì hoãn chúng, đơn giản là vì họ cảm thấy quá tải vì có quá nhiều nhiệm vụ cần hoàn thành.
Mẹo để vượt qua thói quen này: "Kiểu người này nên thừa nhận những hạn chế của bản thân và cố gắng không nhận quá nhiều nhiệm vụ, học cách nói "không" khi cần thiết. Họ cũng nên sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ của mình để chỉ giải quyết một việc tại một thời điểm và lập danh sách việc cần làm hàng ngày".
Tác giả: Theo Pháp luật và bạn đọc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn