Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
3 nguyên tắc trong giới hạn làm người theo lời dạy của Khổng Tử, giúp chúng ta vừa có thể làm người tốt vừa không bị chịu thiệt trước thói xấu của đời.
***
“Nước sông không phạm nước giếng”. Người không phạm ta, ta không phạm người. Nếu người phạm ta thì ta phải đáp trả cho xứng đáng.
Khổng Tử là một vĩ nhân có sức ảnh hưởng to lớn, những triết học của đạo Khổng vẫn luôn tồn tại song hành với sự phát triển hiện đại, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
Triết lý của Khổng Tử nhấn mạnh sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Ông đưa ra các quy tắc trong các mối quan hệ xã hội, đề cao "Đạo Trung Dung" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín".
Sau đây là 3 nguyên tắc trong giới hạn làm người theo lời dạy của Khổng Tử, giúp chúng ta vừa có thể làm người tốt vừa không bị chịu thiệt trước thói xấu của đời.
1. Không được quá mức lương thiện
Trong “Luận ngữ - Hiến vấn thiên”, có người hỏi Khổng Tử: “Lấy đức báo oán thì phải làm sao?”.
Khổng Tử trả lời: “Làm thế nào để báo đáp ân đức? Lấy ngay thẳng để báo đáp oán hận, lấy đức báo đức”.
Khổng Tử cho rằng nếu lấy đức báo oán, cũng tức là dùng ân đức để đáp trả cho oán hận của người khác, vậy thì phải lấy thứ gì để đền đáp ân đức của người khác cho mình?
Vậy nên, làm người phải có nguyên tắc và giới hạn, không thể chỉ biết làm người tốt, mà cần phải phân biệt rõ ràng ân và oán. “Lấy ngay thẳng báo oán, lấy đức báo đức”, đáp trả hận thù bằng sự chính trực, dùng ân đức báo đáp ân đức.
“Nước sông không phạm nước giếng”. Người không phạm ta, ta không phạm người. Nếu người phạm ta thì ta phải đáp trả cho xứng đáng.
Làm người nếu cứ mãi thỏa hiệp, nhún nhường, thiện lương thì chỉ có thể bị kẻ xấu hà hiếp, thậm chí còn bị ngược đãi, xáo trộn xã hội. Hơn nữa, khi mãi sống trong cảnh bị chèn ép đến cùng cực thì con người dễ bị tha hóa nhân cách, đánh mất cái thiện, từ đó hại người và hại chính bản thân.
Chính vì vậy, làm người tốt phải có giới hạn, không thể ngu muội hàm hồ không biết phân biệt tốt xấu hay thiện ác, sống có đức nhưng cũng phải đúng lúc đúng người. Đó mới chính là cách đối nhân xử thế của người sở hữu EQ cao.
2. Làm chuyện gì cũng ở mức vừa phải, không dư thừa cũng không hời hợt
Trong “Luận ngữ - Tiên tiến thiên”, môn sinh thân thiết của Khổng Tử là Đoan Mộc Tứ (tự Tử Cống) đã hỏi thầy mình: “Tử Trương và Tử Hạ, ai là người tài giỏi hơn?”.
Khổng Tử đã trả lời: "Tử Trương rất giỏi nhưng không biết tự lượng sức mình, còn Tử Hạ thì có lẽ không thể đuổi kịp tài năng của Tử Trương”.
Đoan Mộc Tứ hỏi tiếp: “Thế thì Tử Trương là người giỏi hơn một chút đúng không ạ?”.
Khổng Tử trả lời: “Vừa phải mới là tốt nhất, dư thừa hay thiếu sót cũng đều không tốt”.
Khổng Tử cho rằng: Làm chuyện gì cũng ở mức vừa phải, không dư thừa cũng không hời hợt.
Ví dụ: Một người suốt ngày lười biếng chắc chắn là không tốt, nhưng nếu phấn đấu quá độ, vượt qua khỏi sức chịu đựng cho phép thì rất dễ bị mệt mỏi, đánh mất ý nghĩa cuộc sống. Người sống tự kiêu tự mãn đương nhiên là rất xấu, nhưng khiêm tốn quá mức thì lại thành ra giả tạo.
Thói quen đắn đo suy nghĩ trước khi hành động cũng rất tốt, nhưng nhiều khi lại khiến chúng ta bỏ lỡ nhiều cơ hội. Vì thế, Khổng Tử khuyên: “Suy nghĩ 2 lần là vừa đủ, nhiều quá thì mất thời gian, ít quá thì chưa đủ chín chắn”.
3. Thấu hiểu nguyên tắc “vật cực tất phản”
Trong “Luận ngữ - Lý nhân thiên”, Tử Du (người nước Ngô, một trong Khổng môn thập triết) nói: “Sự quân sác, tư nhục hĩ; bằng hữu sác, tư sơ hĩ”, nghĩa là: Xuất hiện quá nhiều bên cạnh quân vương thì sẽ bị chửi rủa; bạn bè nhìn thấy mặt nhau quá nhiều thì sẽ trở nên chán chường rồi xa cách.
Mặc dù lời này do đệ tử Tử Du của Khổng Tử nói, nhưng lại thể hiện tư tưởng và chủ trương của chính Khổng Tử. Theo đó, cổ nhân khuyên chúng ta nên nắm vững giới hạn làm người, khoảng cách giữa người và người không được quá gần, nếu không thì lại “vật cực tất phản”, mang lại hiệu quả trái ngược.
Chính vì vậy, trong quan hệ xã hội, chúng ta nên cố gắng giảm tránh tình trạng “ở lâu sinh ghét”, đừng quá cầu toàn, đừng nên theo đuổi sự hoàn hảo, nên đảm bảo cảnh giới “hoa vừa nở, trăng vừa tròn”.
Tác giả: Theo Pháp luật và bạn đọc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn