Lệnh LIKE trong SQL

Thứ tư - 05/07/2023 09:27

Like trong SQL là gì? Cách dùng hàm Like trong SQL như thế nào? Hãy cùng Quantrimang tìm hiểu nhé!

Trong SQL, toán tử LIKE được dùng để so sánh một giá trị với các giá trị tương tự bằng cách sử dụng các toán tử đại diện (wildcard). Toán tử LIKE thường được sử dụng trong mệnh đề WHERE để tìm kiếm một mẫu được chỉ định trong một cột.

Có 2 ký tự đại diện được sử dụng trong toán tử LIKE, những ký tự này có thể được sử dụng kết hợp cùng với nhau:

  • Phần trăm (%): Đại diện cho một chuỗi kí tự với độ dài bất kì (bao gồm cả độ dài 0).
  • Dấu gạch dưới (_): Đại diện cho 1 ký tự đơn lẻ.

Lưu ý: MS Access sử dụng dấu hoa thị (*) thay vì dùng dấu phần trăm (%); và dấu hỏi (?) thay cho dấu gạch dưới (_).

Cú pháp lệnh LIKE trong SQL

Cú pháp cơ bản của lệnh LIKE như sau:

SELECT cot1, cot2,.... cotn
FROM ten_bang
WHERE ten_cot LIKE [mẫu so sánh];

Mẹo: Bạn cũng có thể kết hợp bất kỳ số lượng điều kiện nào bằng cách sử dụng toán tử AND hoặc OR.

Dưới đây là một số ví dụ hiển thị các toán tử LIKE khác nhau, bằng cách kết hợp các ký tự đại diện '%' và '_':

Mẫu so sánh Mô tả
LIKE 'qtm%' Tìm giá trị bắt đầu bằng "qtm"
LIKE '%qtm' Tìm giá trị kết thúc bằng "qtm"
LIKE '%qtm%' Tìm giá trị có "qtm" ở bất kỳ vị trí nào
LIKE '_qtm%' Tìm giá trị có "qtm" ở vị trí thứ hai
LIKE 'q_%' Tìm giá trị bắt đầu bằng "q" và có ít nhất 2 ký tự
LIKE 'q__%' Tìm giá trị bắt đầu bằng "q" và có độ dài ít nhất 3 ký tự
LIKE 'q%q' Tìm giá trị bắt đầu bằng "q" và kết thúc bằng "q"

Trong những ví dụ trên có thể thay qtm và q bằng bất kì ký tự nào mà bạn thấy phù hợp.

Ví dụ về LIKE trong SQL

SQL Like với nhiều giá trị

Bạn có thể dùng toán tử LIKE với nhiều mẫu chuỗi để chọn hàng bằng cách dùng toán tử OR. Ví dụ:

SELECT *
FROM Customers
WHERE last_name LIKE 'R%t' OR last_name LIKE '%e';

Lệnh SQL này chọn khách hàng có last_name bắt đầu bằng chữ R và kết thúc bằng t, hoặc khách hàng có last_name kết thúc bằng e.

Toán tử SQL NOT LIKE

Bạn cũng có thể đảo ngược hoạt động của toán tử LIKE và bỏ qua nhóm kết quả khớp với mẫu chuỗi được đưa ra bằng cách dùng toán tử NOT. Ví dụ:

SELECT *
FROM Customers
WHERE country NOT LIKE 'USA';

Tại đây, lệnh SQL chọn toàn bộ khách hàng, ngoại trừ ở Mỹ.

SQL Like với ký tự đại diện

Hiện bạn có thể dùng nhiều ký tự đại diện hơn. Hãy xem xét một ví dụ khác. Ở đây dùng ký tự đại diện _ với LIKE trong SQL.

SELECT *
FROM Customers
WHERE country LIKE 'U_';

Lệnh SQL này chọn khách hàng ở quốc gia có tên bắt đầu bằng U và được theo sau bằng 1 ký tự.

Chúng ta hãy lấy một ví dụ thực tế, xem xét bảng NHANVIEN có các bản ghi như dưới đây.

+----+----------+-----+-----------+----------+
| ID | TEN      |TUOI | DIACHI    | LUONG    |
+----+----------+-----+-----------+----------+
|  1 | Thanh    |  32 | Haiphong  |  2000.00 |
|  2 | Loan     |  25 | Hanoi     |  1500.00 |
|  3 | Nga      |  23 | Hanam     |  2000.00 |
|  4 | Manh     |  25 | Hue       |  6500.00 |
|  5 | Huy      |  27 | Hatinh    |  8500.00 |
|  6 | Cao      |  22 | HCM       |  4500.00 |
|  7 | Lam      |  24 | Hanoi     | 10000.00 |
+----+----------+-----+-----------+----------+

Ví dụ hiển thị tất cả các bản ghi từ bảng NHANVIEN mà LUONG bắt đầu bằng 200, ta thực hiện như sau:

SELECT * FROM NHANVIEN
WHERE LUONG LIKE '200%';

Kết quả trả về hiển thị là:

+----+----------+-----+-----------+----------+
| ID | TEN      |TUOI | DIACHI    | LUONG    |
+----+----------+-----+-----------+----------+
|  1 | Thanh    |  32 | Haiphong  |  2000.00 |
|  3 | Nga      |  23 | Hanam     |  2000.00 |
+----+----------+-----+-----------+----------+

Tiếp theo, ta cần xem danh sách những người có tên DIACHI bắt đầu bằng chữ H và kết thúc là chữ M:

SELECT * FROM NHANVIEN
WHERE LUONG LIKE 'H%M';

Bảng kết quả sẽ như sau:

+----+----------+-----+-----------+----------+
| ID | TEN      |TUOI | DIACHI    | LUONG    |
+----+----------+-----+-----------+----------+
|  3 | Nga      |  23 | Hanam     |  2000.00 |
|  6 | Cao      |  22 | HCM       |  4500.00 |
+----+----------+-----+-----------+----------+

Dùng ký tự Escape với toán tử Like SQL

Ký tự escape trong SQL được dùng để loại bỏ các ký tự đại diện nhất định khỏi biểu thức của toán tử LIKE. Bằng cách này, bạn có thể dùng những ký tự đại diện đó như bình thường.

Dùng escape, bạn cũng có thể tránh sử dụng ký tự được dành riêng trong cú pháp SQL để biểu thị tập lệnh nhất định, như dấu nháy đơn “ ' ”, “%” và “_”.

Ví dụ, nếu cần tìm kiếm % dưới dạng chuỗi ký tự trong điều kiện LIKE, thì bạn cần tới ký tự Escape.

Lưu ý - Một ký tự escape chỉ được xác định dưới dạng một ký tự đơn lẻ.

Cú pháp:

Cú pháp dùng toán tử LIKE với ký tự escape như sau:

SELECT column1, column2, ...
FROM table_name
WHERE column1 LIKE 'pattern ESCAPE escape_character';

Trong dó:

  • pattern là mẫu bạn muốn kết hợp
  • ESCAPE là từ khóa chỉ ký tự escape.
  • escape_character là ký tự bạn muốn dùng làm ký tự escape.

Ví dụ:

Tạo một bảng mới EMPLOYEE bằng truy vấn bên dưới - :

CREATE TABLE EMPLOYEE (
   SALARY DECIMAL (18,2) NOT NULL,
   BONUS_PERCENT VARCHAR (20)
);

Giờ bạn có thể chèn giá trị vào những bảng trống này bằng lệnh INSERT như sau:

INSERT INTO EMPLOYEE VALUES (67000.00, '45.00');  
INSERT INTO EMPLOYEE VALUES (54000.00, '20.34%');     
INSERT INTO EMPLOYEE VALUES (75000.00, '51.00');         
INSERT INTO EMPLOYEE VALUES (84000.00, '56.82%');

Bảng Employee bao gồm lương của nhân viên trong công ty và phần trăm tiền thưởng trong lương như hình bên dưới:

+----------+---------------+
| SALARY | BONUS_PERCENT |
+----------+---------------+
| 67000.00 | 45.00 |
| 54000.00 | 20.34% |
| 75000.00 | 51.00 |
| 84000.00 | 56.82% |
+----------+---------------+

Giờ thử hiện toàn bộ bản ghi dữ liệu trong bảng EMPLOYEE, tại đây BONUS_PERCENT chứa ký tự %.

select * from CUSTOMERS WHERE BONUS_PERCENT LIKE'%!%%' escape '!';

Kết quả:

+----------+---------------+
| SALARY | BONUS_PERCENT |
+----------+---------------+
| 54000.00 | 20.34% |
| 84000.00 | 56.82% |
+----------+---------------+

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về câu lệnh TOP, các bạn nhớ theo dõi nhé.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay3,478
  • Tháng hiện tại32,373
  • Tổng lượt truy cập9,509,177
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây