Hiệu ứng chuyển động Animation trong CSS

Thứ ba - 15/08/2023 09:51

Animation trong CSS giúp bạn tạo ra hiệu ứng đẹp khi phát triển web, ứng dụng. Ở bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu animation CSS là gì với ví dụ minh họa cụ thể nhé!

Animation được giới thiệu trong phiên bản CSS3, cho phép tạo hiệu ứng chuyển động mà không cần sử dụng đến Javascript hay Flash.

CSS Animation là gì?

Animation được hiểu là hiệu ứng chuyển động, sử dụng để tạo hiệu ứng di chuyển cho các phần tử và được ứng dụng khá nhiều trong các website hiện nay.

Để tạo một chuyển động Animation, bạn cần phải có các keyframe. Mỗi keyframe sẽ được chạy ở một thời điểm xác định và trong keyframe đó nó quy định việc phần tử sẽ di chuyển ra sao.

Ngoài ra, Animation còn gồm một số thuộc tính quy định các chi tiết khá quan trọng của hiệu ứng thường đi kèm như:

  • Thuộc tính animation-name
  • Thuộc tính animation-duration
  • Thuộc tính animation-timing-function
  • Thuộc tính animation-delay
  • Thuộc tính animation-iteration-count
  • Thuộc tính aniamtion-direction
  • Thuộc tính animation-fill-mode

Cùng Quantrimang.com tìm hiểu kỹ hơn về keyframe và các thuộc tính cần thiết trong nội dung tiếp theo.

Quy tắc Keyframe

Bên trong quy tắc này, bạn xác định các keyframe để quy định việc phần tử sẽ chuyển động ra sao tại mỗi thời điểm nhất định.

Cú pháp của keyframe:

@keyframes Name {   /*code*/}
  • Name: tên của animation bạn muốn tạo.
  • code: Các đoạn code quy định tiến trình chuyển động. Có 2 dạng:
    • Sử dụng phần trăm từ 0% đến 100%.
    • from...to: thiết lập giá trị từ khởi đầu (from - tương đương với 0%) đến kết thúc (to - tương đương với 100%).

Để chuyển động xảy ra cần phải kết nối @keyframes với phần tử.

Bảng tóm tắt các hiệu ứng animation trong CSS cần biết:

Thuộc tính

Mô tả

@keyframes

Chỉ định code animation

animation

Một thuộc tính tốc ký để thiết lập tất cả các thuộc tính hoạt hình

animation-delay

Chỉ định trì hoãn bắt đầu animation

animation-direction

Chỉ định xem hoạt ảnh sẽ được phát tiến, lùi hay theo chu kỳ thay thế

animation-duration

Chỉ định thời gian một hoạt ảnh sẽ hoàn thành một chu kỳ

animation-fill-mode

Chỉ định kiểu cho thành phần khi hoạt ảnh không phát (trước khi bắt đầu, sau khi kết thúc hoặc cả hai)

animation-iteration-count

Chỉ định số lần hoạt ảnh sẽ được phát

animation-name

Chỉ định tên của hoạt ảnh @keyframe

animation-play-state

Chỉ định hoạt ảnh đang chạy hoặc tạm dừng

animation-timing-function

Chỉ định đường cong tốc độ của hoạt ảnh

Ví dụ 1: Thay đổi màu nền background, sử dụng cú pháp from...to:

/* Code animation */@keyframes example {  from {background-color: pink;}  to {background-color: purple;}}/* Áp dụng animation vào phần tử */div {  width: 100px;  height: 100px;  background-color: purple;  animation-name: example;  animation-duration: 4s;}

Ví dụ 2: Thay đổi màu nền background, sử dụng cú pháp %:

/* Code animation */@keyframes example {  0% {background-color: crimson;}  25% {background-color: lightsalmon;}  50% {background-color: pink;}  100% {background-color: indigo;}}/* Áp dụng animation vào phần tử */div {  width: 100px;  height: 100px;  background-color: crimson;  animation-name: example;  animation-duration: 4s;}

Code đầy đủ:

<!DOCTYPE html><html><head><style>div {  width: 100px;  height: 100px;  background-color: Crimson;  -webkit-animation-name: example; /* Safari 4.0 - 8.0 */  -webkit-animation-duration: 4s; /* Safari 4.0 - 8.0 */  animation-name: example;  animation-duration: 4s;}/* Safari 4.0 - 8.0 */@-webkit-keyframes example {  0% {background-color: Crimson;}  25% {background-color: LightSalmon;}  50% {background-color: pink;}  100% {background-color: purple;}}/* Cú pháp tiêu chuẩn */@keyframes example {  0% {background-color: Crimson;}  25% {background-color: LightSalmon;}  50% {background-color: pink;}  100% {background-color: indigo;}}</style></head><body><div></div></body></html>

Ví dụ 3: Thay đổi cả màu nền và vị trí của phần tử <div> khi animation đạt 25%, 50% và 100%:

/* Code animation */@keyframes example {  0% {background-color:red; left:0px; top:0px;}  25% {background-color:yellow; left:200px; top:0px;}  50% {background-color:blue; left:200px; top:200px;}  75% {background-color:green; left:0px; top:200px;}  100% {background-color:red; left:0px; top:0px;}}/* Áp dụng animation vào phần tử */div {  width: 100px;  height: 100px;  position: relative;  background-color: red;  animation-name: example;  animation-duration: 4s;}

Code đầy đủ:

<!DOCTYPE html><html><head><style> div {  width: 100px;  height: 100px;  background-color: crimson;  position: relative;  -webkit-animation-name: example; /* Safari 4.0 - 8.0 */  -webkit-animation-duration: 4s; /* Safari 4.0 - 8.0 */  animation-name: example;  animation-duration: 4s;}/* Safari 4.0 - 8.0 */@-webkit-keyframes example {  0% {background-color:crimson; left:0px; top:0px;}  25% {background-color:lightsalmon; left:200px; top:0px;}  50% {background-color:seagreen; left:200px; top:200px;}  75% {background-color:midnightblue; left:0px; top:200px;}  100% {background-color:indigo; left:0px; top:0px;}}/* Cú pháp tiêu chuẩn */@keyframes example {  0% {background-color:crimson; left:0px; top:0px;}  25% {background-color:lightsalmon; left:200px; top:0px;}  50% {background-color:seagreen; left:200px; top:200px;}  75% {background-color:midnightblue; left:0px; top:200px;}  100% {background-color:indigo; left:0px; top:0px;}}</style></head><div></div></body></html>

Lưu ý: Để tạo ra hiệu ứng Animation, bạn phải xác định ít nhất hai điều:

  • Thuộc tính animation-duration là khoảng thời gian diễn ra hiệu ứng. Nếu phần duration không được chỉ định sẽ không xảy ra hiệu ứng vì giá trị mặc định bằng 0.
  • Thuộc tính animation-name xác định phần tử sẽ thực thi animation nào.

Thuộc tính animation-delay

Thuộc tính animation-delay sử dụng để xác định khoảng thời gian trì hoãn giữa thời gian một thuộc tính thay đổi và lúc hiệu ứng animation thực sự bắt đầu.

Ví dụ 1: Độ trễ 1 giây trước khi bắt đầu hiệu ứng.

div {  width: 100px;  height: 100px;  position: relative;  background-color: red;  animation-name: example;  animation-duration: 4s;  animation-delay: 1s;}

Code đầy đủ:

<!DOCTYPE html><html><head><style> div {  width: 100px;  height: 100px;  background-color: crimson;  position: relative;  -webkit-animation-name: example; /* Safari 4.0 - 8.0 */  -webkit-animation-duration: 4s; /* Safari 4.0 - 8.0 */  -webkit-animation-delay: 2s; /* Safari 4.0 - 8.0 */  animation-name: example;  animation-duration: 4s;  animation-delay: 1s;}/* Safari 4.0 - 8.0 */@-webkit-keyframes example {  0% {background-color:crimson; left:0px; top:0px;}  25% {background-color:lightsalmon; left:200px; top:0px;}  50% {background-color:seagreen; left:200px; top:200px;}  75% {background-color:midnightblue; left:0px; top:200px;}  100% {background-color:indigo; left:0px; top:0px;}}/* Standard syntax */@keyframes example {  0% {background-color:crimson; left:0px; top:0px;}  25% {background-color:lightsalmon; left:200px; top:0px;}  50% {background-color:seagreen; left:200px; top:200px;}  75% {background-color:midnightblue; left:0px; top:200px;}  100% {background-color:indigo; left:0px; top:0px;}}</style></head><body><div></div></body></html>

Animation-delay chấp nhận cả giá trị âm. Nếu sử dụng các giá trị âm, animation sẽ bắt đầu như kiểu phần tử đã phát trong N giây.

Ví dụ 2: Animation sẽ bắt đầu như thể nó đã phát được 2 giây:

div {  width: 100px;  height: 100px;  position: relative;  background-color: red;  animation-name: example;  animation-duration: 4s;  animation-delay: -2s;}

Thuộc tính animation-iteration-count

Thuộc tính animation-iteration-count sử dụng để thiết lập số lần thực hiện một animation. Giá trị thường là:

  • Một số lần nhất định
  • infinite: animation lặp lại liên tục và vô hạn

Ví dụ 1: Animation chạy 3 lần và dừng lại

div {  width: 100px;  height: 100px;  position: relative;  background-color: red;  animation-name: example;  animation-duration: 4s;  animation-iteration-count: 3;}

Ví dụ 2: Animation lặp lại liên tục và vô hạn

div {  width: 100px;  height: 100px;  position: relative;  background-color: red;  animation-name: example;  animation-duration: 4s;  animation-iteration-count: infinite;}

Thuộc tính animation-direction

Thuộc tính animation-direction sử dụng để xác định chiều chạy của animation. Các giá trị mà animation-direction có thể nhận là:

  • normal: animation di chuyển bình thường tiến về phía trước (mặc định)
  • reverse: animation di chuyển theo hướng ngược lại, lui về sau.
  • alternate: animation di chuyển tiến về trước, sau đó lui theo hướng ngược lại
  • alternate-reverse: animation di chuyển ngược lại trước, rồi đổi chiều tiến về trước.

Ví dụ 1: Chạy animation theo hướng ngược lại

div {  width: 100px;  height: 100px;  position: relative;  background-color: crimson;  animation-name: example;  animation-duration: 4s;  animation-direction: reverse;}

Ví dụ 2: Chạy animation với giá trị alternate

div {  width: 100px;  height: 100px;  position: relative;  background-color: crimson;  animation-name: example;  animation-duration: 4s;  animation-iteration-count: 2;  animation-direction: alternate;}

Ví dụ 3: Chạy animation với giá trị alternate-reverse

div {  width: 100px;  height: 100px;  position: relative;  background-color: crimson;  animation-name: example;  animation-duration: 4s;  animation-iteration-count: 2;  animation-direction: alternate-reverse;}

Code đầy đủ để bạn tham khảo:

<!DOCTYPE html><html><head><style> div {  width: 100px;  height: 100px;  background-color: crimson;  position: relative;  -webkit-animation-name: example; /* Safari 4.0 - 8.0 */  -webkit-animation-duration: 4s; /* Safari 4.0 - 8.0 */  -webkit-animation-direction: reverse; /* Safari 4.0 - 8.0 */  animation-name: example;  animation-duration: 4s;  animation-direction: alternate-reverse;   animation-iteration-count: 2;}/* Safari 4.0 - 8.0 */@-webkit-keyframes example {  0% {background-color:crimson; left:0px; top:0px;}  25% {background-color:lightsalmon; left:200px; top:0px;}  50% {background-color:seagreen; left:200px; top:200px;}  75% {background-color:midnightblue; left:0px; top:200px;}  100% {background-color:indigo; left:0px; top:0px;}}/* Standard syntax */@keyframes example {  0% {background-color:crimson; left:0px; top:0px;}  25% {background-color:lightsalmon; left:200px; top:0px;}  50% {background-color:seagreen; left:200px; top:200px;}  75% {background-color:midnightblue; left:0px; top:200px;}  100% {background-color:indigo; left:0px; top:0px;}}</style></head><body><div></div></body></html>

Thuộc tính animation-timing-function

Thuộc tính animation-timing-function dùng để xác định tốc độ thay đổi khi hiệu ứng di chuyển.

Các giá trị có sẵn như sau:

  • ease: tạo hiệu ứng chuyển đổi khi bắt đầu thì chậm sau đó nhanh dần và gần kết thúc lại chậm dần (giá trị mặc định).
  • linear: tạo hiệu ứng chuyển đổi từ lúc bắt đầu với lúc kết thúc tốc độ là như nhau.
  • ease-in: tạo hiệu ứng chuyển đổi chậm lúc bắt đầu.
  • ease-out: tạo hiệu ứng chuyển đổi chậm lúc kết thúc.
  • ease-in-out: tạo hiệu ứng chuyển đổi chậm cả lúc bắt đầu và kết thúc.
  • cubic-bezier(n,n,n,n): cho phép bạn xác định một giá trị của riêng mình theo hàm bezier (Quantrimang.com sẽ giới thiệu ở một bài riêng sau nhé).
#div1 {animation-timing-function: linear;}#div2 {animation-timing-function: ease;}#div3 {animation-timing-function: ease-in;}#div4 {animation-timing-function: ease-out;}#div5 {animation-timing-function: ease-in-out;}

Bạn tự chạy theo code sau để thấy rõ sự khác nhau nhé:

<!DOCTYPE html><html><head><style> body{background-color:#e9d8f4}div {  width: 100px;  height: 50px;  background-color: #58257b;  color:white;  font-family:arial;  position: relative;  -webkit-animation: mymove 5s infinite; /* Safari 4.0 - 8.0 */  animation: mymove 5s infinite;}/* Safari 4.0 - 8.0 */#div1 {-webkit-animation-timing-function: linear;}#div2 {-webkit-animation-timing-function: ease;}#div3 {-webkit-animation-timing-function: ease-in;}#div4 {-webkit-animation-timing-function: ease-out;}#div5 {-webkit-animation-timing-function: ease-in-out;}/* Cú pháp tiêu chuẩn */#div1 {animation-timing-function: linear;}#div2 {animation-timing-function: ease;}#div3 {animation-timing-function: ease-in;}#div4 {animation-timing-function: ease-out;}#div5 {animation-timing-function: ease-in-out;}/* Safari 4.0 - 8.0 */@-webkit-keyframes mymove {  from {left: 0px;}  to {left: 500px;}}/* Cú pháp tiêu chuẩn */@keyframes mymove {  from {left: 0px;}  to {left: 500px;}}</style></head><body><div id="div1">linear</div><br><div id="div2">ease</div><br><div id="div3">ease-in</div><br><div id="div4">ease-out</div><br><div id="div5">ease-in-out</div></body></html>

Thuộc tính animation-fill-mode

Animation CSS không gây ảnh hưởng đến phần tử trước khi chạy keyframe đầu tiên và sau khi keyframe cuối cùng kết thúc. Và thuộc tính animation-fill-mode sử dụng để thay đổi trạng thái của phần tử trước khi bắt đầu sau khi kết thúc Animation.

Các giá trị có sẵn như sau:

  • none: khi animation không hoạt động thì nó sẽ giữ nguyên trạng thái bất động của phần tử, không thêm một style nào vào thành phần (mặc định).
  • forwards: khi animation không hoạt động sau khi kết thúc animation, giá trị này sẽ apply các thuộc tính của lần cuối cùng xuất hiện trong keyframe vào trạng thái của phần tử (phụ thuộc vào animation-direction và animation-iteration-count).
  • backwards: khi animation không hoạt động trước khi bắt đầu animation (đang trong thời gian delay), giá trị này sẽ apply các thuộc tính của lần xuất hiện đầu tiên trong keyfame vào trạng thái của phần tử (phụ thuộc vào thuộc tính anmation-direction).
  • both: kết hợp cả forwards và backwards cho trạng thái phần tử.
#div1 {-webkit-animation-fill-mode: none;}#div2 {-webkit-animation-fill-mode: forwards;}#div3 {-webkit-animation-fill-mode: backwards;}#div4 {-webkit-animation-fill-mode: both;}

Bạn thử tự demo để xem rõ sự khác biệt nhé, code đầy đủ đây:

<!DOCTYPE html><html><head><style> body{background-color: #e9d8f4}div {  width: 100px;  height: 100px;  background: pink;  font-family:arial;  position: relative;  -webkit-animation-name: example; /* Safari 4.0 - 8.0 */  -webkit-animation-duration: 3s; /* Safari 4.0 - 8.0 */   -webkit-animation-delay: 2s; /* Safari 4.0 - 8.0 */  animation-name: example;  animation-duration: 3s;   animation-delay: 2s;}/* Safari 4.0 - 8.0 */#div1 {-webkit-animation-fill-mode: none;}#div2 {-webkit-animation-fill-mode: forwards;}#div3 {-webkit-animation-fill-mode: backwards;}#div4 {-webkit-animation-fill-mode: both;}/* Cú pháp tiêu chuẩn */#div1 {-webkit-animation-fill-mode: none;}#div2 {-webkit-animation-fill-mode: forwards;}#div3 {-webkit-animation-fill-mode: backwards;}#div4 {-webkit-animation-fill-mode: both;}/* Safari 4.0 - 8.0 */@-webkit-keyframes example {  from {left: 0px; background-color: purple;}  to {left: 500px; background-color: pink;}}@keyframes example {  from {left: 0px; background-color: purple;}  to {left: 500px; background-color: pink;}}</style></head><body><div id="div1">none</div><br><div id="div2">forwards</div><br><div id="div3">backwards</div><br><div id="div4">both</div><br></body></html>

Gộp chung các thuộc tính

Ta có một animation khai báo đầy đủ 6 thuộc tính như sau:

div {  animation-name: example;  animation-duration: 5s;  animation-timing-function: linear;  animation-delay: 2s;  animation-iteration-count: infinite;  animation-direction: alternate;}

Tuy nhiên trong một vài trường hợp, việc khai đầy đủ như trên là không cần thiết và dài dòng. Vì vậy CSS hỗ trợ chúng ta một thuộc tính có thể khai báo toàn bộ giá trị của các thuộc tính trên, đó là thuộc tính animation.

Cú pháp sử dụng như sau (chú ý thứ tự khai báo):

animation: name | duration | timing-function | delay | iteration-count | direction | fill-mode

Vậy ví dụ trên có thể được khai báo ngắn gọn trong 1 dòng như sau:

div {  animation: example 5s linear 2s infinite alternate;}

Mẹo dùng animation CSS lập trình viên cần biết

Biến đổi một thành phần khi trỏ chuột

Một cách thiết kế phổ biến là có yếu tố mở rộng khi được tương tác. Ví dụ, bạn có thể dịch chuyển các nút bấm một chút lên phía trên khi ai đó trỏ chuột vào nó. Để làm việc đó, bạn chỉ cần thuộc tính transform.

Khai báo nhiều keyframe bằng một khai báo

Mẫu phổ biến khác ở các animation trong css là lặp cùng một giá trị nhiều lần, có thể là màu sắc, kích thước hoặc hướng nào đó. Bạn có thể đạt được hiệu ứng keyframe CSS bằng cách khai bao nhiều keyframe với một khai báo.

Dùng @property để tạo hiệu ứng thuộc tính tùy biến

Không phải tất cả thuộc tính trong CSS đều có thể tạo hiệu ứng động. Nếu muốn tạo hiệu ứng cho thành phần non-animatable, tốt nhất bạn nên dùng lệnh @property.

Dùng prefers-reduced-motion để kích hoạt Preferences

Luôn nhớ rằng rất nhiều người không thích hiệu ứng dựa trên chuyển động. Thực tế, hầu hết người dùng đều có tùy chọn trong trình duyệt có thể tắt chuyển động để không bị sao nhãng. Bạn dễ dàng có thể kiểm soát vấn đề này bằng cách đóng gói hiệu ứng bên trong một truy vấn media no-preference.

Ví dụ về hiệu ứng CSS sáng tạo

Mở phong bì thư

Đây là một trong số mẫu được nhiều người ưa thích. Hiệu ứng CSS thanh lịch này chăm chút tới từng chi tiết. Từ chuyển động đi xuống khi phong bì mở tới thông tin chi tiết trên giấy, tới đổ bóng bên dưới, rõ ràng những chi tiết nhỏ đã tạo nên một hiệu ứng nhất quán, mượt mà. Bạn có thể dùng nó làm nút bấm hoặc hiệu ứng cuộn màn hình.

body {
	background: #323641;
}

.letter-image {
	position: absolute;
	top: 50%;
	left: 50%;
	width: 200px;
	height: 200px;
	-webkit-transform: translate(-50%, -50%);
	-moz-transform: translate(-50%, -50%);
	transform: translate(-50%, -50%);
	cursor: pointer;
}

.animated-mail {
	position: absolute;
	height: 150px;
	width: 200px;
	-webkit-transition: .4s;
	-moz-transition: .4s;
	transition: .4s;
	.body {
		position: absolute;
		bottom: 0;
		width: 0;
		height: 0;
		border-style: solid;
		border-width: 0 0 100px 200px;
		border-color: transparent transparent #e95f55 transparent;
		z-index: 2;
	}
	.top-fold {
		position: absolute;
		top: 50px;
		width: 0;
		height: 0;
		border-style: solid;
		border-width: 50px 100px 0 100px;
		-webkit-transform-origin: 50% 0%;
		-webkit-transition: transform .4s .4s, z-index .2s .4s;
		-moz-transform-origin: 50% 0%;
		-moz-transition: transform .4s .4s, z-index .2s .4s;
		transform-origin: 50% 0%;
		transition: transform .4s .4s, z-index .2s .4s;
		border-color: #cf4a43 transparent transparent transparent;
		z-index: 2;
	}
	.back-fold {
		position: absolute;
		bottom: 0;
		width: 200px;
		height: 100px;
		background: #cf4a43;
		z-index: 0;
	}
	.left-fold {
		position: absolute;
		bottom: 0;
		width: 0;
		height: 0;
		border-style: solid;
		border-width: 50px 0 50px 100px;
		border-color: transparent transparent transparent #e15349;
		z-index: 2;
	}
	.letter {
		left: 20px;
		bottom: 0px;
		position: absolute;
		width: 160px;
		height: 60px;
		background: white;
		z-index: 1;
		overflow: hidden;
		-webkit-transition: .4s .2s;
		-moz-transition: .4s .2s;
		transition: .4s .2s;
		.letter-border {
			height: 10px;
			width: 100%;
      background: repeating-linear-gradient(
        -45deg,
        #cb5a5e,
        #cb5a5e 8px,
        transparent 8px,
        transparent 18px
      );
		}
		.letter-title {
			margin-top: 10px;
			margin-left: 5px;
			height: 10px;
			width: 40%;
			background: #cb5a5e;
		}
		.letter-context {
			margin-top: 10px;
			margin-left: 5px;
			height: 10px;
			width: 20%;
			background: #cb5a5e;
		}
		.letter-stamp {
			margin-top: 30px;
			margin-left: 120px;
			border-radius: 100%;
			height: 30px;
			width: 30px;
			background: #cb5a5e;
			opacity: 0.3;
		}
	}
}

.shadow {
	position: absolute;
	top: 200px;
	left: 50%;
	width: 400px;
	height: 30px;
	transition: .4s;
	transform: translateX(-50%);
	-webkit-transition: .4s;
	-webkit-transform: translateX(-50%);
	-moz-transition: .4s;
	-moz-transform: translateX(-50%);
	border-radius: 100%;
	background: radial-gradient(rgba(0,0,0,0.5), rgba(0,0,0,0.0), rgba(0,0,0,0.0));
}

	.letter-image:hover {
		.animated-mail {
			transform: translateY(50px);
			-webkit-transform: translateY(50px);
			-moz-transform: translateY(50px);
		}
		.animated-mail .top-fold {
			transition: transform .4s, z-index .2s;
			transform: rotateX(180deg);
			-webkit-transition: transform .4s, z-index .2s;
			-webkit-transform: rotateX(180deg);
			-moz-transition: transform .4s, z-index .2s;
			-moz-transform: rotateX(180deg);
			z-index: 0;
		}
		.animated-mail .letter {
			height: 180px;
		}
		.shadow {
			width: 250px;
		}
	}

Mẫu CSS động dạng phong bì thư

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay7,710
  • Tháng hiện tại163,221
  • Tổng lượt truy cập9,869,073
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây