Cách thiết lập và liệt kê các biến môi trường trong Linux

Thứ bảy - 07/09/2019 01:50

Trước đây, để sử dụng Linux, bạn cần ngay lập tức làm quen với dòng lệnh. Các môi trường desktop như GNOME và KDE đã giúp sử dụng Linux dễ dàng hơn nhiều cho người mới bắt đầu. Bạn có thể sử dụng Linux trong một thời gian dài mà không cần biết một lệnh terminal nào.

Tuy nhiên, nếu muốn làm một cái gì đó yêu cầu sử dụng dòng lệnh, bạn vẫn sẽ cần phải biết về các biến môi trường. Điều này có vẻ như là một thuật ngữ phức tạp, nhưng thực ra các biến môi trường rất dễ hiểu.

Biến môi trường là gì?

Biến môi trường cho phép bạn đặt những tùy chọn trên các chương trình khác nhau mà không phải chỉnh sửa file cấu hình đã cho của ứng dụng. Điều này được áp dụng trên toàn hệ thống, vì vậy chúng không chỉ có hiệu lực trong các chương trình mà còn trong shell và thậm chí cả những tiến trình con.

Chúng được sử dụng để giúp các lệnh khác nhau biết thư mục Home ở đâu, tên người dùng là gì và shell bạn hiện đang sử dụng. Bạn cũng có thể đặt các tùy chọn khác nhau như màu terminal bằng các biến môi trường.

 

Liệt kê các biến môi trường

Trong thực tế, bạn có thể dành nhiều thời gian để thiết lập các biến môi trường khác nhau hơn là liệt kê chúng. Nếu bạn khắc phục sự cố cho một vấn đề nào đó, sẽ rất hữu ích khi biết cách các biến nhất định được đặt hoặc liệu chúng có được thiết lập hay không.

Liệt kê các biến môi trường

Khía cạnh này có hai phần. Bạn có thể liệt kê tất cả các biến môi trường hiện tại hoặc chọn chỉ xem xét một giá trị biến duy nhất. Để liệt kê tất cả các biến môi trường hiện được thiết lập, hãy chạy lệnh printenv không có đối số:

printenv

Lệnh này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan cấp cao về nhiều biến môi trường khác nhau. Bạn có thể sử dụng lệnh này để xem những gì đã được thiết lập hoặc sử dụng nó với một công cụ khác như grep để tìm kiếm các chuỗi văn bản nhất định.

Nếu chỉ muốn xem giá trị của một biến nào đó, hãy chạy printenv với tên biến bạn chọn làm đối số:

printenv HOME

Nếu thay vào đó, bạn muốn kiểm tra một vài biến khác nhau, hãy chuyển tất cả chúng dưới dạng đối số như ví dụ sau:

printenv HOME PWD

Để truyền giá trị của biến môi trường, hãy tham chiếu nó với ký tự $ như ví dụ sau:

ls $HOME

Thiết lập biến môi trường

Thiết lập một biến môi trường cũng khá dễ dàng. Sử dụng tên không có toán tử $ và gán bằng toán tử =. Ví dụ, để đặt “EXAMPLE_VAR” thành “hello”, bạn sẽ chạy lệnh sau:

EXAMPLE_VAR=hello

Bây giờ, bạn có thể truy cập biến này như trên bằng cách sử dụng toán tử $.

echo $EXAMPLE_VAR

Điều này sẽ chỉ đặt biến cho phiên hiện tại. Khi bạn đăng xuất hoặc khởi động lại máy tính, biến này sẽ biến mất. Điều này tốt cho việc thử nghiệm hoặc nếu bạn chỉ cần tạm thời đặt một giá trị nhất định.

Thiết lập biến môi trường

Để đảm bảo các biến môi trường này tồn tại, bạn cần đặt chúng vào file cấu hình phù hợp. Bạn có thể sử dụng file “/etc/environment” cho các biến trên toàn hệ thống, trong khi đó, “/etc/profile” thiết lập các biến shell.

Đối với mục đích sử dụng cá nhân, bạn có thể đặt các biến trong trong “~/.bashrc” hoặc một file tương tự, nếu bạn sử dụng shell khác. Để thiết lập chúng, hãy sử dụng định dạng tương tự như trên.

Với các công cụ dòng lệnh ở trên, bạn sẽ có những điều cơ bản cho gần như mọi thứ cần làm với các biến môi trường. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tùy chỉnh các phần của shell hoặc những tùy chọn khởi động khác, sau đó mở rộng từ đó.

Tất nhiên, nếu mới sử dụng Linux, bạn cần biết nhiều thứ hơn là chỉ các biến môi trường để tận dụng tối đa dòng lệnh. 

Chúc bạn thành công!

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay14,252
  • Tháng hiện tại159,331
  • Tổng lượt truy cập9,865,183
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây