Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng khi trả lời câu hỏi: Điểm yếu của bạn là gì?

Thứ sáu - 16/12/2022 23:00

"Điểm yếu của bạn là gì?" là một trong những câu hỏi khó mà có thể bạn sẽ gặp phải. Đừng quá lo lắng, hãy cùng CareerLink – một trong những công ty tìm việc làm uy tín nhất hiện nay - tìm hiểu 5 bí quyết tạo ấn tượng khi trả lời câu hỏi này nhé.

***

Phỏng vấn là cơ hội để bạn tạo thiện cảm và ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, là bước đệm quan trọng quyết định bạn có thể trở thành thành viên của công ty, doanh nghiệp. Để có được ấn tượng tốt đó, bạn nên biết cách trả lời những câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi khó.

"Điểm yếu của bạn là gì?" là một trong những câu hỏi khó mà có thể bạn sẽ gặp phải. Đừng quá lo lắng, hãy cùng CareerLink – một trong những công ty tìm việc làm uy tín nhất hiện nay - tìm hiểu 5 bí quyết tạo ấn tượng khi trả lời câu hỏi này nhé.

Lựa chọn những điểm yếu không đáng kể

Bí quyết đầu tiên để giúp bạn có được sự thoải mái khi trình bày về điểm yếu đó là hãy lựa chọn những điểm yếu nhỏ của mình. Khi hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn lắng nghe cách bạn nhận xét về hạn chế của mình. Vì lí do này mà khi trả lời, bạn nên chia sẻ về điểm yếu thỏa mãn các tiêu chí sau: đây là một điểm yếu nhỏ, điểm yếu này không ảnh hưởng nhiều đến công việc và có thể khắc phục được. Chẳng hạn như "Nói về điểm yếu, em/tôi nghĩ rằng có đôi lúc mình hơi ôm đồm trong công việc".

co-gai-cung-hoang-dao-lam-viec-cham-chi-scaled

Không nên tập trung vào điểm yếu

Mặc dù câu hỏi là về điểm yếu, tuy nhiên bạn cần tránh tập trung chia sẻ hoặc phân tích quá nhiều vào điểm yếu của bản thân. Nguyên nhân là bạn sẽ rất dễ bị cuốn theo và nói liên tục về hạn chế trong kỹ năng hoặc tư duy, đây lại là điều cấm kỵ khi trả lời phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường không có ấn tượng tích cực với những ứng viên gặp nhiều thiếu sót trong kỹ năng và tư duy làm việc.

Trả lời cho câu hỏi này nên ngắn gọn và chuyển sang ý tiếp theo ví dụ như điểm mạnh, kinh nghiệm làm việc. Ví dụ như: "Điểm yếu của em/tôi là thiếu tự tin khi giao tiếp, tuy nhiên với điểm mạnh là sáng tạo và kết nối hiệu quả trong đội nhóm, được thể hiện thông qua kinh nghiệm làm việc".

Biến điểm yếu thành động lực

Bên cạnh việc chỉ ra đâu là điểm yếu, bạn nên tập trung cho nhà tuyển dụng thấy mình có động lực để phát triển và hoàn thiện. Mong muốn khắc phục những hạn chế sẽ thể hiện thái độ cầu thị của một ứng viên. Đây là hướng tích cực để bạn khai thác khi trả lời cho câu hỏi "Điểm yếu của bạn là gì?"

Để làm nhà tuyển dụng ấn tượng, bạn nên khéo léo lồng ghép vai trò của doanh nghiệp trong việc tạo cơ hội để hoàn thiện bản thân. Điều này sẽ cho thấy sự phù hợp giữa đôi bên, cùng với đó là thái độ nghiêm túc tìm hiểu và trả lời chuyên nghiệp trong buổi phỏng vấn. Câu trả lời có thể là: "Với điểm yếu là quản lý thời gian, em/tôi tin rằng môi trường làm việc chuyên môn và hiện đại tại công ty sẽ giúp em/tôi nỗ lực để hoàn thiện. Khi đó, mỗi tác vụ được giao sẽ là động lực để em/tôi làm tốt vai trò của mình".

shutterstock_1890994786-1

Chia sẻ về điểm yếu đã khắc phục được

Có một bí quyết tạo ấn tượng khi trả lời câu hỏi "Điểm yếu của bạn là gì?", đó là hãy chia sẻ về điểm yếu trong quá khứ mà bạn đã khắc phục được. Đây là cách trả lời thú vị có thể giúp bạn tự tin trao đổi với nhà tuyển dụng về hành trình phát triển của bản thân.

Không những thế, cách trả lời này còn chứng minh được với doanh nghiệp rằng bạn hoàn toàn có cách thức để tìm ra và vượt qua những điểm yếu. Ví dụ như: "Từng là một người có nền tảng tiếng Anh khá tệ, em/tôi đã nghiêm túc vạch ra lộ trình cụ thể để cải thiện từng kỹ năng. Cho đến giờ, em/tôi vẫn tiếp tục hình thành thói quen chủ động trong tiếp cận và xử lý công việc thuần thục bằng Anh ngữ".

Từ chối chia sẻ về điểm yếu vào thời điểm này

Với nhiều thay đổi trong quy trình phỏng vấn, ngày nay ứng viên không cần bắt buộc phải trả lời tất cả câu hỏi do nhà tuyển dụng đưa ra. Câu hỏi "Điểm yếu của bạn là gì?" cũng được khuyến khích là từ chối trả lời nếu bạn đã chia sẻ đầy đủ những thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm và nhận thấy mình đáp ứng các yêu cầu cho vị trí công việc này.

Lúc này bạn có thể lựa chọn cách không đề cập đến điểm yếu hoặc sẽ để cập ở một thời điểm khác phù hợp hơn. Đây cũng là một lựa chọn mà nhiều doanh nghiệp cảm thấy ấn tượng về ứng viên, chỉ cần bạn làm điều này với tinh thần thiện chí.

Tác giả: Theo Tổ Quốc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập55
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại198,057
  • Tổng lượt truy cập10,412,323
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây