"Sống hết mình cho ngày hôm nay"

Thứ tư - 15/05/2024 23:47
Cuốn sách kể về một người làm công việc chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối. Người đó đã chứng kiến cái được gọi là “câu chuyện cuối đời” của biết bao người. Đều là con người, cùng là những người thời gian của họ chỉ còn được tính theo tháng, nhưng mỗi người đều nhìn lại và cảm nhận về cuộc đời chẳng hề có điểm chung nào.
***
“Đừng làm nô lệ cho ngày hôm qua hay ngày mai, hãy chỉ biết đến ngày hôm nay thôi. ”
Đã bao giờ tự hỏi bản thân rằng: “Cái chết đến như thế nào?” hay “Cái chết diễn ra như thế nào?” chưa? Hẳn là phần lớn chúng ta đều đã hỏi những câu hỏi như thế, nhưng lại chẳng ai tìm được câu trả lời cả. Đơn giản là vì bạn vẫn đang còn sống và tồn tại trên thế giới này. Tôi đã cảm thấy thật may mắn khi chưa từng trải qua cảm giác ấy.
Tôi lại càng trân quý những giây phút được sống trên cuộc đời trước khi trở thành một bệnh nhân chờ đến ngày từ giã cõi đời khi tôi biết đến cuốn sách “Sống Hết Mình Cho Ngày Hôm Nay” của tác giả Taketoshi Ozawa - người đã trải qua 20 năm làm công việc chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối của cuộc đời.
Ngay từ chương đầu tiên, ông đã đặt ra một câu hỏi cho người đọc thế này: “Bạn có nghĩ rằng bạn đang sống một cuộc đời thật ý nghĩa hay không?” Khi đọc câu hỏi này tôi đã ngừng lại một thời gian để tìm câu trả lời. Có người sẽ đáp “Đương nhiên rồi”, hay cũng có người đáp rằng “Vốn dĩ tôi chưa từng nghĩ đến việc cuộc đời mình có ý nghĩa hay không”. Vậy bạn đã có câu trả lời cho riêng mình chứ?

Cuốn sách kể về một người làm công việc chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối. Người đó đã chứng kiến cái được gọi là “câu chuyện cuối đời” của biết bao người. Đều là con người, cùng là những người thời gian của họ chỉ còn được tính theo tháng, nhưng mỗi người đều nhìn lại và cảm nhận về cuộc đời chẳng hề có điểm chung nào. Có người từ bỏ thế gian khi luôn nói: “Tôi muốn chết!”, và tệ hơn cả việc muốn chết đó chính là muốn sống khi sự sống đang dần trở về con số 0. Chẳng hạn như: “Tôi không chết đâu mà. Làm ơn nói rằng tôi sẽ không chết đi!” Trước những lời nói ấy người hộ sĩ cũng chẳng biết đáp lại thế nào.
Tôi có một câu chuyện muốn chia sẻ cho bạn từ trong cuốn sách về một người phụ nữ bị chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối và chỉ còn sống được nửa năm, cô ấy luôn cảm thấy tội lỗi khi chưa làm tròn trách nhiệm làm mẹ, làm tròn bổn phận với mọi người. Nhưng dần cô ấy mới nhận ra ngày cô ấy rời bỏ thế giới này rất gần và cuối cùng cô đưa ra quyết định sẽ giao việc chứng kiến con cái trưởng thành cho chồng và cô sẽ dõi theo để bảo vệ họ.
Tôi rất thích việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, làm cho câu chuyện trở nên sống động chân thực. Lời văn của ông nhẹ nhàng, lịch sự nhưng mỗi câu nói tôi đều cảm nhận được tâm trạng của ông.
Với tôi, mỗi câu chuyện đều khắc họa rõ nét con người trong xã hội này, đều luôn cảm thấy tiếc nuối vì khi đến thời gian cuối của cuộc đời vẫn còn nhiều điều tiếc nuối, hoài bão chưa thực hiện. Nhưng bạn hãy nhắm mắt lại và trả lời câu hỏi: “Nếu ngày mai không còn trên cuộc đời thì mọi chuyện sẽ ra sao?” Hoàn cảnh bạn đang đối mặt đều là từ những sự lựa chọn tốt nhất trong tương lai, nên hoàn cảnh hiện của bạn chẳng có gì là không tốt cả. Khi bệnh tật cơ thể không còn tự do nữa, lựa chọn của ta sẽ tự động bị thu hẹp lại, nên khi còn có thể bạn hãy sống hết mình.
Bạn hãy đọc cuốn sách này để biết rằng cái chết không biết khi nào sẽ đến, nên nếu mở mắt ra bạn vẫn còn trên thế giới này đã là một may mắn thượng đế ban cho. Vậy nên hãy sống hết mình cho ngày hôm nay nhé!

Tác giả: Thanh Ngân - blogradio.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay27,779
  • Tháng hiện tại207,590
  • Tổng lượt truy cập8,735,632
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây