Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Mỗi người có một thế mạnh riêng về giao tiếp và cách giao tiếp cũng phần nào thể hiện con người họ. Và, giao tiếp tốt hay không không chỉ dựa vào bẩm sinh mà còn phụ thuộc vào những trải nghiệm của họ. Tựu trung lại, muốn giao tiếp tốt, cần có 3 đặc điểm này.
***
Dùng lời nói để thu phục lòng người, dùng hành động để nói lên mình là ai.
Phẩm cách của một người được đánh giá qua lời nói, hành động, đôi khi là suy nghĩ. Lời nói đầu tiên thốt ra thậm chí có thể gây ấn tượng mạnh đối với người đối diện. Bởi vậy, giao tiếp là một "chìa khóa" vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt trong những cuộc đàm phán với đối tác hay trong những buổi thuyết trình, giao tiếp tốt có thể quyết định vị trí của bạn.
Người đẳng cấp luôn biết cách làm bản thân nổi bật, có thể họ không phải những người hay nói nhưng một khi đã nói ra, lời nói nào của họ cũng sắc bén, thông minh, khiến những người xung quanh "tâm phục, khẩu phục". Tất nhiên, kiểu người luôn vui vẻ, hòa thuận, ăn nói lưu loát cũng khiến những người xung quanh cảm thấy thoải mái, dễ chịu và luôn để lại một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng mọi người.
Mỗi người có một thế mạnh riêng về giao tiếp và cách giao tiếp cũng phần nào thể hiện con người họ. Và, giao tiếp tốt hay không không chỉ dựa vào bẩm sinh mà còn phụ thuộc vào những trải nghiệm của họ. Tựu trung lại, muốn giao tiếp tốt, cần có 3 đặc điểm này.
1. Nói chuyện súc tích
Có nhiều người thích nói chuyện vòng vo, kể lể từng chi tiết một; tuy nhiên, cách giao tiếp này có thể khiến những người xung quanh cảm thấy nhàm chán, mất bình tĩnh, không thấy thú vị. Bởi vậy, hãy đặt cho mình một quy tắc khi giao tiếp: để cho đối phương có thể biết bạn đang muốn nói gì trong vòng 3 giây đầu tiên.
Trong công việc, nói chuyện súc tích càng vô cùng quan trọng bởi nếu phát biểu trong hội nghị, người nghe lại càng muốn nghe những ý kiến có nội dung ngắn gọn nhưng ý tứ đầy đủ. Lãnh đạo và đồng nghiệp của bạn thường không đủ kiên nhẫn để lắng nghe những câu chuyện dài dòng, không có trọng điểm và hơn hết, họ muốn biết bạn muốn nói gì để cùng giải quyết chứ không thể để một vấn đề tồn đọng quá lâu được.
2. Nói chuyện rành mạch
Bên cạnh việc nói chuyện dễ nghe, dễ hiểu, bạn nên luyện tập cả cách nói chuyện rành mạch, cụ thể để người đối diện biết bạn muốn gì. Quan điểm của bạn cần phải được thể hiện bằng thông tin rõ ràng và lý do cụ thể, đặc biệt trong công việc. Bạn nên biết, chỉ bằng vài lời nói, người đối diện có thể đánh giá bạn là con người ra sao, tác phong thế nào, có thực sự đáng tin cậy không...
3. Rộng lượng khi nói chuyện
Người xưa có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Mỗi lời nói ra đều nên được nghĩ kĩ trước khi thốt ra để tránh làm tổn thương đối phương. Đổ lỗi, chì chiết đối phương cũng chẳng khiến bản thân cảm thấy vui vẻ bởi sau cùng chính mình là người đau lòng khi tổn thương chưa được chữa lành.
Bởi vậy, hãy để vết thương của mình được chữa lành, ấp ôm, đừng "cứa" thêm vào vết thương ấy nữa. Nói một lời khiến đối phương tức tối, lại khiến cả bản thân mình tổn thương thêm, há chẳng phải một hành động không khôn ngoan chút nào? "Một điều nhịn, chín điều lành", kính trên nhường dưới, luôn bao dung, tha thứ, cuộc sống sẽ ắt tốt hơn.
Tác giả: Theo Phụ Nữ Việt Nam
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn