3 kiểu người trong cuộc sống: Người nghèo giả vờ giàu, người giàu giả vờ nghèo, kiểu thứ 3 không làm gì lại hóa ra khôn ngoan nhất

Thứ hai - 04/04/2022 00:19
Dù bạn là kiểu người nào trong cuộc sống thì cũng nên biết rằng, đồng xu phát ra âm thanh, còn tờ tiền thì im lặng. Khi giá trị của bạn tăng lên, bạn lặng im.
***
Có câu chuyện xưa kể rằng, khi nhà vua đi dạo cùng hai vị quan đại thần đắc lực, ông hỏi họ: “Các khanh nói xem, trong thiên hạ này ai là người giàu nhất?”
Một vị quan nịnh nọt trả lời: “Cả thiên hạ đều là của Thánh thượng, đương nhiên Ngài là người giàu nhất rồi.”
Một vị quan khác thì thẳng thắn: “Bẩm Thánh thượng, người giàu nhất là người biết cần kiệm. Chỉ khi biết cần kiệm thì dù nghèo khó đến đâu, họ cũng có thể từ từ tích lũy rồi trở nên giàu có.”
Nhà vua lại hỏi: “Thế trong thiên hạ này ai là người nghèo nhất?”

Một người cho rằng: “Kẻ nghèo nhất đương nhiên là người ăn mày lang thang, trên đầu chỉ có trời, dưới chân chỉ có đất, không một đồng một cắc trong túi.”
Vị thần tử còn lại thì đáp: “Kẻ tham lam sẽ là người nghèo nhất thiên hạ, vì dù có gia tài bạc triệu, họ vẫn luôn cảm thấy không đủ. Từ trong tâm đã nghèo thì cả người đều nghèo theo.”
Qua đó có thể thấy, giàu hay nghèo không phải vấn đề có thể quyết định bằng một chữ đơn giản. Chúng giống như hai quân giữa trận chiến, đan xen lẫn lộn với nhau, giằng co không dứt. Chúng ta khó lòng có thể phân chia một cách minh bạch ai là người giàu, ai là người nghèo bởi vì trong cuộc sống, còn có 3 kiểu người sau đây.
Kiểu thứ 1: Người giàu giả nghèo
“Thấy người sang bắt quàng làm họ”, tâm lý này chính là lý do khiến nhiều người có điều kiện về tài chính phải tìm cách che giấu tài sản của mình. Động thái này không nhất thiết thể hiện tính cách ki bo, kẹt xỉ mà đơn giản là họ muốn né tránh những rắc rối không đáng có đến từ người thân, bạn bè hoặc thậm chí là những người xa lạ.
Nhiều người thích mượn danh “nhân nghĩa” để tiếp cận các cơ hội tiến thân, truy cầu sự trợ giúp. Nếu bạn có khả năng nhưng từ chối giúp đỡ, họ sẽ công khai lên án bằng “đạo đức con người”. Trên đời không thiếu những kẻ thích lợi dụng người khác như vậy.

Bản thân con người đã khó lòng kiểm soát được tham vọng của bản thân, lại càng “lực bất tòng tâm” khi muốn kiểm soát tham vọng của những người xung quanh. Hơn nữa, càng là người thân thiết, chúng ta lại càng trao kỳ vọng cao. Khi mà hành động của họ trái với ý nguyện của bản thân, điều này càng khiến chúng ta tổn thương. Ngược lại, đối phương cũng “ôm hận” vì không đạt được ước nguyện.
Dù vậy, tiền bạc không phải món đồ từ trên trời rơi xuống, cuộc sống khấm khá không có nghĩa là bạn đương nhiên phải giúp đỡ những người xung quanh. Đồng tiền không dễ kiếm được thì càng phải cẩn trọng trong việc sử dụng.
Không phải tự nhiên mà người xưa thường nói, “Người sợ nổi tiếng, heo sợ mập”. Giữ im lặng đôi khi là cách họ tự bảo vệ mình.
Kiểu thứ hai: Người nghèo giả giàu
Trong khi nhiều người giàu tự bảo vệ mình bằng cách giả vờ nghèo thì tâm lý của kiểu thứ hai lại hoàn toàn ngược lại. Họ muốn che giấu sự tự ti, mặc cảm của bản thân nên luôn ra vẻ hào phóng, giàu sang.
Vô hình chung nhiều người “xấu hổ” vì cái nghèo. Tại sao lại như vậy? Vì họ cảm thấy không có thể diện, không đủ hư vinh, đặc biệt là trước mặt người ngoài.
Do vậy, chúng ta vẫn thường bắt gặp những người dám “vung tay” bỏ ra cả tháng lương để mua một món đồ hiệu đắt đỏ, sau đó phải chạy vạy vay tiền khắp nơi để dùng cho sinh hoạt phí. Cũng có những người hào sảng đứng ra thanh toán cả bữa ăn liên hoan, được mọi người khen “phổng mũi”, quay lưng đi thì ăn chẳng dám ăn, mua chẳng dám mua.

Họ thích “ra vẻ giàu có” để tăng thể diện, nhưng vô tình lại mua khổ vào người. Cảm giác hư vinh phù phiếm nhất thời khiến họ tưởng rằng, mình rất được tôn trọng. Thực chất, bản chất đằng sau chỉ có sự tự ti và mặc cảm.
Khoác lên người tấm áo “giàu sang” giúp họ bảo vệ lòng tự trọng của mình.
Kiểu thứ ba: Giàu hay nghèo đều là trời cho, quan trọng nhất là sống tự tại
Bên cạnh 2 kiểu người trên, còn có những đối tượng có thể nghèo, có thể giàu, cũng có thể chẳng nghèo chẳng giàu, nhưng họ vẫn sống đầy tự tại. Thay vì mong đợi sự tôn trọng của người khác, họ tự tôn trọng đời sống thực của bản thân trước tiên. Họ biết rõ giá trị của bản thân nằm ở đâu, chứ không cần “vay mượn” bất cứ vỏ bọc nào.
Giống như câu chuyện về một chàng thanh niên trẻ muốn biết cách sống vui vẻ, không phải bận lòng vì ưu sầu, phiền não, bèn hỏi một vị thiền sư già.
Vị thiền sư giải đáp: “Nếu cậu làm được 4 điều này thì có thể buông hết muộn phiền, còn khó hay không, là tùy ở cậu. Đó chính là: Đặt mình là người khác, đặt người khác là mình, đặt mình là mình, đặt người khác là người khác.”
Phải mất một thời gian rất dài về sau, khi chàng thanh niên đã trở thành một người trung niên nếm trải sự đời, anh mới nhận ra ý nghĩa đằng sau 4 điều đó.
Thứ nhất, đặt mình là người khác để thấu hiểu.
Thứ hai, đặt người khác là mình để từ bi.
Thứ ba, đặt mình là mình để tự tại.
Thứ tư, đặt người khác là người khác để trí tuệ.
Cách sống giá trị và khôn ngoan nhất chính là sống cuộc đời của chính mình.
(Theo Abolouwang)

Tác giả: Theo Trí Thức Trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập147
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay13,370
  • Tháng hiện tại192,212
  • Tổng lượt truy cập10,406,478
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây