So sánh C# và Java, ngôn ngữ lập trình nào là tốt nhất

Thứ hai - 05/12/2022 23:45

Trong ngành công nghiệp phần mềm, C# và Java là một vài trong số những ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất. Ngôn ngữ lập trình C# là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Nó bao gồm một số đối tượng tương tác với nhau qua các hành động. Trong khi đó Java là một ngôn ngữ lập trình dễ hiểu. Java giúp việc viết, biên dịch và gỡ lỗi các chương trình trở nên dễ dàng hơn.

C# và Java thường xuyên được các nhà phát triển dùng để xây dựng các chương trình và ứng dụng khác nhau, bao gồm cả ứng dụng dành cho thiết bị di động, ứng dụng dành cho máy tính, dịch vụ điện toán đám mây, trang web, phần mềm doanh nghiệp và cả game. Điều này khiến chúng trở thành những ngôn ngữ cực kỳ phổ biến. Nếu bạn chưa biết sự khác biệt chính giữa C# và Java thì đây đúng là nơi thích hợp.

Trong bài viết này, Quản Trị Mạng sẽ cùng các bạn điểm qua những khác biệt chính giữa C# và Java.

C# là gì?

C# được tạo ra bởi Anders Hejlsberg của Microsoft vào năm 2000 và sau đó được ECMA công nhận là một tiêu chuẩn toàn cầu vào năm 2002, đạt chứng nhận ISO vào năm 2003. Sau đó, Microsoft đã phát hành C# cùng với .NET Framework và Visual Studio.

C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và hướng thành phần. C# cho phép nhà phát triển tạo ra một loạt ứng dụng .NET an toàn và mạnh mẽ.

Các chương trình C# được thực thi bằng .NET, một hệ thống thực thi ảo được gọi là common language runtime (CLR), và một tập hợp các thư viện lớp.

CLR là phiên bản triển khai của Microsoft của cơ sở hạ tầng ngôn ngữ chung tiêu chuẩn quốc tế (CLI).

CLI đóng vai trò là nền tảng để phát triển các môi trường thực thi và phát triển, trong đó các ngôn ngữ và thư viện tương tác trơn tru với nhau.

Java là gì?

Java vừa là một ngôn ngữ lập trình vừa là một nền tảng trên máy tính. Một số ứng dụng và trang web sẽ không hoạt động nếu như Java chưa được cài đặt. Java được Sun Microsystems phát hành vào năm 1995 và sau đó nó được mua lại bởi Oracle Corporation.

Nền tảng phần mềm Java được sử dụng bởi hàng tỷ thiết bị trên toàn thế giới, bao gồm laptop, thiết bị di động, máy chơi game, thiết bị y tế...

Về khía cạnh lập trình, Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được sử dụng rộng rãi. Các nguyên tắc và ngữ pháp của Java dựa trên các ngôn ngữ lập trình C và C++. Java là ngôn ngữ lập trình nhanh, an toàn và đáng tin cậy.

Nền tảng Java là một tập hợp các công nghệ cho phép lập trình viên tạo và chạy các ứng dụng lập trình Java một cách hiệu quả. Nó chứa một công cụ thực thi, một trình biên dịch và một bộ sưu tập các thư viện. Nó là một bộ sưu tập các phần mềm và thông số kỹ thuật.

So sánh C# và Java

Những khác biệt đáng chú ý giữa C# và Java

Lịch sử

C# được tạo ra bởi Anders Hejlsberg của Microsoft vào năm 2000 và sau đó được ECMA công nhận là một tiêu chuẩn toàn cầu vào năm 2002, đạt chứng nhận ISO vào năm 2003. Sau đó, Microsoft đã phát hành C# cùng với .NET Framework và Visual Studio.

Năm 1995, Jame Gosling, còn được biết đến với biệt danh "cha đẻ của Java", đã tạo ra Java tại Sun Microsystems và sau này được Oracle Corporation thâu tóm.

Nguyên tắc cơ bản

C# là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và hướng thành phần. C# cho phép các nhà phát triển tạo ra một loạt các ứng dụng .NET an toàn và mạnh mẽ. Các chương trình C# được thực thi bằng .NET, một hệ thống thực thi ảo được gọi là common language runtime (CLR) và một tập hợp các thư viện lớp.

Java vừa là một ngôn ngữ lập trình vừa là một nền tảng trên máy tính. Một số ứng dụng và trang web sẽ không hoạt động nếu như Java chưa được cài đặt. Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được sử dụng rộng rãi. Các nguyên tắc và ngữ pháp của Java dựa trên các ngôn ngữ lập trình C và C++. Java là ngôn ngữ lập trình nhanh, an toàn và đáng tin cậy.

Ngoài lịch sử và nguyên tắc cơ bản, dưới đây là một số điểm khác biệt đáng chú ý khác giữa hai ngôn ngữ lập trình C# và Java:

Tham số C# Java
Con trỏ Con trỏ được hỗ trợ trong C# ở một mức độ hạn chế. Con trỏ trong C# là một biến lưu địa chỉ bộ nhớ của một kiểu khác Java không chính thức hỗ trợ con trỏ
IDE VS Code, Kite, SlickEdit, Eclipse aCute, NotePad++, Rider, Atom, DevExpress EclipseEdit, NetBeansEdit, JCreatorEdit, ProcessingEdit, BlueJEdit, KawaEdit, JBuilderEdit
Môi trường run-time C# có môi trường run-time gọi là CLR thực thi code. Nó cung cấp các dịch vụ giúp quá trình phát triển diễn ra dễ dàng hơn Java Runtime Environment (JRE) là một lớp phần mềm chạy trên hệ điều hành của máy tính và cung cấp các thư viện lớp cũng như các tài nguyên khác mà ứng dụng Java cần có để chạy
Mảng Mảng trong C# là một cấu trúc biểu thị một tập hợp các giá trị hoặc đối tượng cùng loại có độ dài cố định Trong Java, một mảng là tập hợp các biến được gọi bằng một tên biến duy nhất và một số chỉ mục
Mức lương tại Ấn Độ Thu nhập trung bình của nhà phát triển C# là 390.372 INR Thu nhập trung bình của nhà phát triển Java là 460.759 INR
Mức lương tại Mỹ Thu nhập trung bình của nhà phát triển C# là 67.511 USD Thu nhập trung bình của nhà phát triển Java là 76.349 USD

Sử dụng C# và Java ở đâu cho hợp lý?

C# được sử dụng cho:

  • Phát triển ứng dụng web
  • Phát triển ứng dụng Windows
  • Phát triển game và ứng dụng

Java được sử dụng cho:

  • Dự án web, Big Data, Ứng dụng GUI
  • Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ để phát triển backend
  • Hệ thống nhúng, ứng dụng Android và ứng dụng web

Kết

Quản Trị Mạng hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa C# và Java để bạn có thể xác định ngôn ngữ nào tốt hơn cho nhu cầu của mình.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập198
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm197
  • Hôm nay13,370
  • Tháng hiện tại188,189
  • Tổng lượt truy cập10,402,455
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây