4 lý do phổ biến khiến mạng Wi-Fi nhà bạn chập chờn

Thứ bảy - 03/08/2019 01:44

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mạng bị chậm, lag hay chập chờn, nhưng đây là 4 nguyên nhân phổ biến và dễ nhận biết nhất.

 


1. Sóng Wi-Fi của hàng xóm
Với nhu cầu sử dụng internet ngày càng cao, người dùng sẽ có xu hướng lắp đặt mạng internet và phát sóng Wi-Fi riêng cho gia đình mình. Khi có quá nhiều mạng Wi-Fi cạnh nhau sẽ gây nên tình trạng chồng chéo kênh, nhất là ở những khu vực nhà chung cư, nơi có nhiều hộ dân cùng sinh sống.

Sự chồng chéo kênh này xảy ra với các bộ định tuyến chỉ có thể phát sóng ở băng tần 2,4GHz hoặc là các thiết bị trong nhà chỉ có khả năng nhận tín hiệu không dây có tần số 2,4GHz. Nếu hai bộ định tuyến cùng phát sóng trên một kênh ở cùng tần số thì tình trạng nhiễu chắc chắn sẽ xảy ra.

Hiện nay các bộ định tuyến đều được chế tạo để có khả năng chọn kênh tự động nên nếu gặp phải tình huống này, người dùng nên chủ động tìm kênh tốt nhất để điều chỉnh tình trạng nhiễu trong khi cài đặt bộ định tuyến. 

2. Vị trí đặt modem

Đa số người dùng khi lắp đặt modem Wi-Fi đều không quá để tâm đến vấn đề này vì nghĩ rằng chỉ cần đặt ở nơi thuận tiện, không gây vướng là được. Tuy nhiên, vị trí đặt modem thực sự ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ truy cập mạng.

Nếu modem được đặt ở trên mặt đất hoặc ở phía sau của các vật dụng khác trong nhà sẽ khiến cho tốc độ mạng bị giảm đi đáng kể. Đặc biệt, các vật bằng bê tông và kim loại có khả năng ngăn chặn đường truyền sóng Wi-Fi. Vì vậy không nên đặt modem ở những khu vực được bao bọc bởi bê tông hay gần các vật dụng kim loại trong nhà.

Người dùng nên đặt modem ở các vị trí cao ráo, thông thoáng, như vậy phạm vi phát sóng sẽ được mở rộng, đường truyền cũng được ổn định hơn.

Ngoài ra, khoảng cách cũng là yếu tố quyết định đến tốc độ kết nối, càng đi xa modem tín hiệu -Fi sẽ càng yếu. Do đó người dùng nên đặt modem ở những khu vực chính thường hay sử dụng internet. 

3. Máy bị nhiễm virus nặng

Có nhiều nguyên nhân khiến thiết bị của người dùng bị nhiễm virus. Trong đó, thường gặp nhất là do người dùng thường xuyên cắm USB lạ vào máy nhưng lại không có phần mềm quét virus hoặc là hay truy cập vào các địa chỉ bị nhiễm virus.

Không chỉ gây khó chịu khi dùng, tạo ra nhiều nguy hiểm cho các dữ liệu trên máy, đây còn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho việc truy cập internet bị ảnh hưởng. 

Virus trong thiết bị có thể sử dụng tín hiệu đường truyền internet và tài nguyên hệ thống cho mục đích khác, khiến cho tốc độ kết nối mạng bị chậm đi đáng kể, thậm chí có trường hợp còn không thể vào mạng được.

Khi gặp phải tình huống này, người dùng cần tiến hành cài đặt các phần mềm diệt virus cho máy tính. Lưu ý là nên sử dụng các phần mềm có bản quyền đầy đủ để an toàn và đạ được hiệu quả diệt virus cao. Nếu vẫn không giải quyết được thì nên cài đặt lại hệ điều hành của máy.

4. Nhiều người cùng sử dụng

Chia sẻ đường truyền cho nhiều người cùng sử dụng là việc thường gặp ở những nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện, trường học… Đây cũng là một cách để tiết kiệm chi phí sử dụng mạng cho những gia đình đông người và nhu cầu sử dụng mạng không cao. 

Tuy nhiên số lượng người dùng nên phù hợp với tốc độ gói cước mà nhà mạng cung cấp, tính trong cùng một thời điểm sử dụng. Vì nếu số người sử dụng vượt quá mức cho phép sẽ khiến cho mạng internet bị chậm, nhất là vào những khung giờ cao điểm.

Trong trường hợp này, nếu muốn cải thiện tốc độ mạng người dùng chỉ có một giải phát duy nhất là nâng cấp gói cước của mình lên cao hơn.
 

Tác giả: Theo Dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập124
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm120
  • Hôm nay10,459
  • Tháng hiện tại151,718
  • Tổng lượt truy cập9,857,570
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây