Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Vào đầu những năm 20 và 30 tuổi, tôi đã có những bước ngoặt lớn trong sự nghiệp và phát triển các chiến lược kiếm tiền thông minh giúp tối đa hóa thu nhập của mình. Dưới đây là 5 thói quen kiếm tiền mà bạn nên áp dụng trước khi bước sang tuổi 40.
***
Vào đầu những năm 20 và 30 tuổi, tôi đã có những bước ngoặt lớn trong sự nghiệp và phát triển các chiến lược kiếm tiền thông minh giúp tối đa hóa thu nhập của mình.
Ở tuổi 34, tôi có tài sản ròng hơn 700.000 USD (khoảng 16 tỷ đồng). Tôi hiện đang trên đà đạt được số tài sản ròng 1 triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng) vào sinh nhật lần thứ 40 sắp tới. Thay đổi thói quen tài chính là chìa khóa giúp tôi đạt được vị trí của ngày hôm nay - và nó cũng có thể giúp được bạn.
Dưới đây là 5 thói quen kiếm tiền mà bạn nên áp dụng trước khi bước sang tuổi 40:
1. Tiết kiệm và đầu tư cùng một lúc
Là một sinh viên tốt nghiệp trong thời kỳ suy thoái, tôi rất lo lắng về việc đầu tư tiền của mình vì sợ lỗ vốn nếu thị trường không may sụp đổ.
Và tôi nhận ra rằng mặc dù giữ tất cả tiền của tôi trong một tài khoản tiết kiệm có vẻ an toàn hơn nhưng nó sẽ trở thành rào cản lớn khiến tôi khó có thể tăng giá trị tài sản nhiều như tôi mong muốn.
Vì vậy, tôi đã nghĩ ra một kế hoạch cho phép tôi tiết kiệm, đầu tư và vẫn ngủ ngon. Tôi đã thiết lập chuyển khoản tự động cho mỗi kỳ lương. Trong đó 10% tiền lương được chuyển vào tài khoản tiết kiệm hưu trí và 10% khác vào một tài khoản tiết kiệm năng suất cao.
2. Đừng ngại nhảy việc để tìm được mức lương cao hơn
Khi tôi đã có thói quen đầu tư và tiết kiệm 20% tiền lương, tôi bắt đầu tập trung vào việc tăng lương để có thể đầu tư và tiết kiệm hiệu quả hơn nữa.
Điều đó có nghĩa là tôi phải theo đuổi sự thăng tiến, yêu cầu tăng lương hoặc tìm công việc khác được trả lương cao hơn, mang lại nhiều cơ hội phát triển hơn trong sự nghiệp.
Gần như mỗi lần tôi nhảy việc, tôi đều có thể tăng lương ít nhất 30%. Tất nhiên, đây không phải là bước đi phù hợp cho tất cả mọi người. Hãy luôn đảm bảo bạn đã tính toán đến khả năng và các tình huống rủi ro cũng như mục tiêu chính trong sự nghiệp.
Ở tuổi 24, tôi đã kiếm được 45.000 USD (khoảng 1 tỷ đồng) mỗi năm, vì vậy tỷ lệ đầu tư 10% có nghĩa là bỏ khoảng 4.500 USD (khoảng 103 triệu đồng) vào tài khoản tiết kiệm hưu trí.
Sau 5 năm và một vài lần thay đổi công việc, thu nhập của tôi đã hơn 150.000 USD (khoảng 3,4 tỷ đồng) và lần đầu tiên tôi có thể tăng tối đa mức tiết kiệm hưu trí của mình. Chỉ lập ngân sách và cắt giảm chi phí sẽ không thể giúp tôi đạt được cột mốc này.
3. Tránh lạm phát lối sống
Khi bạn còn trẻ, mỗi lần tăng lương giống như một cái cớ để có được một căn hộ lớn hơn với nhiều tiện nghi hơn hoặc mua sắm mạnh tay và có nhiều kỳ nghỉ hơn.
Nhưng tôi đã luôn cố để giữ cho chi phí sinh hoạt của mình ở mức thấp nhất có thể. Tôi đặt ra quy tắc là không chi quá 30% chi tiêu hàng tháng cho tiền thuê nhà. Vậy nên dù dư dả điều kiện sống riêng một mình, tôi vẫn thuê nhà ở chung với bạn.
Và khi chúng tôi cần tiết kiệm tiền cho đám cưới, tôi và vị hôn phu khi đó đã chuyển đến nhà bố mẹ anh ấy ở trong 6 tháng. Thật không dễ dàng, nhưng chúng tôi đã có thể tiết kiệm được 11.000 USD (khoảng 252 triệu đồng) cho ngày trọng đại của mình.
4. Đừng tạo ra một ngân sách cứng nhắc mà bạn không thể đáp ứng
Kế hoạch lập ngân sách đầu tiên của tôi rất nghiêm khắc. Tôi muốn tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt, cắt giảm tối đa toàn bộ mọi chi phí. Thế nhưng sau đó tôi lại khiến bản thân thất vọng khi chi tiêu vào những thứ như đi ăn uống vui chơi và quà tặng ngày lễ.
Cuối cùng, tôi nhận ra rằng việc lập một kế hoạch ngân sách cứng nhắc không mang lại lợi ích gì mà còn khiến tôi cảm thấy như tội đồ khi bỏ tiền ra mua những thứ mà tôi cần phải mua.
Vì vậy tôi tập trung vào việc tự động hóa tất cả các khoản thanh toán hóa đơn hàng tháng, bao gồm mọi khoản đóng góp đầu tư và tiết kiệm. Bằng cách đó, khi tiền được chuyển về tài khoản ngân hàng vào ngày lĩnh lương mỗi tháng, tôi biết rõ là số tiền đó tôi xứng đáng được sử dụng và tận hưởng.
5. Xây dựng các mối quan hệ trong sự nghiệp
Là một người hướng nội, tôi sợ đi dự các hội nghị lớn và các sự kiện kết nối. Tôi giỏi hơn nhiều trong việc nuôi dưỡng các mối quan hệ một đối một - điều mà tôi tin rằng cũng hiệu quả như việc cố gắng hòa nhập với nhiều người lạ cùng lúc.
Tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên với bạn bè cũng như các đồng nghiệp hiện tại và trước đây. Tôi theo dõi công việc của họ và chia sẻ nó trên mạng xã hội, đôi khi tôi gửi email thăm hỏi và chúc họ những điều tốt lành.
Khi tôi thấy một tin tuyển dụng mà tôi nghĩ rằng ai đó có thể quan tâm, tôi sẽ chuyển nó cho họ. Đổi lại, họ cũng làm như vậy và việc này giúp cho tôi có thể tìm hiểu về các cơ hội việc làm mới. Đó cũng là một cách tốt để luôn cập nhật xu hướng tiền lương trong ngành và đảm bảo rằng tôi đang được trả một mức lương hợp lý trên thị trường.
Tác giả: Theo Pháp luật và bạn đọc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn