Nhiều người xung quanh tôi đang theo đuổi lối sống tối giản, nhưng tôi thấy nhiều người có hiểu lầm về chủ nghĩa tối giản. Một số người cho rằng chủ nghĩa tối giản đồng nghĩa với tiết kiệm.
***
Trên thực tế, những khái niệm này còn quá chung chung. Một số người thậm chí còn đi quá xa khi theo đuổi lối sống tối giản.
Thực ra, tôi cũng là người theo chủ nghĩa tối giản. Tôi rất tằn tiện trong cuộc sống. Tôi hầu như không bao giờ ăn đồ mang về, cũng không thường xuyên đi dự tiệc, thậm chí không bao giờ đi taxi. Tôi sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở bất cứ nơi nào có thể và sẵn sàng đi bộ. Tôi không đến tiệm giặt khô để giặt quần áo. Tôi giặt áo khoác bằng tay ở nhà suốt 4 mùa trong năm, dù trời nồm ẩm ướt hay ngày đông giá rét.
Tiết kiệm cũng cần có nguyên tắc của nó. Nếu không, bạn sẽ chỉ nhận về toàn là hậu quả!
Sau 3 năm theo đuổi lối sống đó, tôi chợt cảm thấy cuộc sống của mình rất chặt chẽ. Tôi luôn quan tâm đến tiền bạc và có nhiều tính toán khác nhau trong cuộc sống, điều này cũng tạo ra rất nhiều cảm xúc tiêu cực và trầm cảm, dần dần tiêu hao năng lượng tích cực trong con người tôi, khiến tôi cứ suy giảm dần mọi động lực cũng như phương hướng. Vì thế tôi đã quyết định "tổ chức" lại bản thân mình.
Đó là lúc tôi chợt nhận ra, chủ nghĩa tối giản sai lầm chính là sự lãng phí tiền bạc lớn nhất. Nó không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà thậm chí còn ảnh hưởng đến nhiều mặt. Nhiều người đã rơi vào cái bẫy này mà không hề nhận ra, trong đó có tôi của trước kia.
Bây giờ tôi không còn lo lắng về việc tự mình giặt quần áo nữa, nếu không có thời gian thì tôi sẽ gửi đi giặt khô. Bởi vì ở đời có rất nhiều tiền không thể tiết kiệm được, nhưng ngược lại, chúng mang tới cho con người những lợi ích khác.
01. Đừng tiết kiệm những khoản tiền có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn
Bất kể thời điểm nào, một cơ thể khỏe mạnh luôn là tài sản lớn nhất của bạn. Dù ở độ tuổi nào, bạn cũng phải bảo vệ sức khỏe của mình. Đừng bao giờ làm bất cứ điều gì có hại cho sức khỏe của mình chỉ để tiết kiệm tiền.
Ví dụ, tôi không muốn vứt đồ ăn thừa ở nhà, nghĩ rằng vứt chúng đi là lãng phí nên vẫn ăn chúng sau khi đã để được vài ngày. Và cuối cùng tôi bị bệnh và phải nhập viện, tốn rất nhiều tiền mới khá hơn để được cơ thể dần bình phục.
Có nhiều lần khác, tôi mua rất nhiều trái cây và phát hiện một số trái bị thối nên đã bắt đầu ăn những trái thối trước, giữ lại những trái còn ngon. Và kết quả là tôi đã ăn cả một rổ trái cây thối…
Tôi trì hoãn việc đến bệnh viện để kiểm tra một căn bệnh nhỏ. Tôi nghĩ đến bệnh viện sẽ lãng phí tiền bạc nên tôi đã chịu đựng và đến một phòng khám nhỏ để kê đơn thuốc. Vì thế, tôi tốn rất nhiều tiền thuốc men nhưng bệnh không thuyên giảm. Cuối cùng, tôi vẫn phải đến bệnh viện lớn…
Đừng bao giờ tiết kiệm những khoản tiền liên quan đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng hôm nay mình đã tiết kiệm tiền, bạn có thể phải trả giá vào ngày mai cùng với số tiền lớn hơn thế gấp nhiều lần.
02. Đừng lãng phí thời gian và tiền bạc
Thời gian rất công bằng và mỗi chúng ta đều có một khoảng thời gian như nhau, nhưng một số người trân trọng nó trong khi không ít người lại lãng phí nó. Ví dụ, một số người thức khuya hàng giờ để mua sắm trực tuyến chỉ để được giảm giá. Cũng có những người khác dành hàng giờ so sánh các sản phẩm khác nhau để tiết kiệm dù chỉ là vài chục hoặc thậm chí trả lại sau khi mua về nhà và bất ngờ phát hiện ra nơi khác bán với giá rẻ hơn.
Lãng phí nhiều thời gian vào việc tiết kiệm những đồng tiền nhỏ là điều không xứng đáng và lớn nhất vì mỗi giờ, mỗi phút đều đáng giá. Hãy làm những thứ thực sự có ích.
03. Đừng tiết kiệm tiền cho các mối quan hệ
Một số mối quan hệ cần được duy trì. Có thể sự hào phóng của bạn sẽ mang lại cho bạn sự giúp đỡ từ người khác, cơ hội việc làm và thậm chí là cơ hội thăng tiến. Đây là những thứ mà tiền không thể mua được.
04. Đừng tiết kiệm tiền cho sự “tăng trưởng” của chính bạn
Cuộc sống là một quá trình học hỏi và cải tiến không ngừng. Đừng từ bỏ việc học cho dù bạn ở độ tuổi nào. Chỉ có kiến thức phong phú mới có thể nâng cao nhận thức của bạn.
Đối với một phần mềm học tập chính thức, đừng bỏ cuộc chỉ vì bạn phải trả tiền cho nó. Khi đó, tiền có thể giúp bạn phát triển và sau khi phát triển, bạn sẽ nhận được số tiền lớn hơn.
Chủ nghĩa tối giản không hẳn là tằn tiện, và tằn tiện cũng không hẳn là keo kiệt. Mọi việc phải làm cần có chừng mực. Mục tiêu chính vẫn là làm sao để đạt được một cuộc sống đơn giản, khiến bạn thoải mái, đảm bảo chất lượng tối ưu nhất.