Tình yêu cũng chỉ là câu hứa sao em cứ dại khờ tin

Thứ sáu - 19/07/2019 01:51
Người con gái đã đánh mất năm năm tuổi xuân, xa cả gia đình lên miền đất lạ vì yêu thương anh mà anh cũng lỡ lãng quên cho được. Nhưng chị cũng hiểu tình đã hết khó mà níu kéo được. Ngày chia tay, anh đất Sài thành cũng vào mùa cưới.
***
Cứ mỗi lần đến cái mùa này là lòng chị cứ như thắt lại và nỗi cô đơn như dài thêm ra mỗi đêm trường. Thậm chí, người ta hay bảo cái nghề trông trẻ của chị ít ra phần nào an ủi nỗi cô đơn của chị chỉ càng làm cho chị thêm khao khát cảm giác có một gia đình và một đứa con do chính mình rứt ruột đẻ ra.
Chị yêu thương những đứa trẻ, chăm bẵm và coi chúng như con đẻ, nhưng cuối cùng cuối mỗi ngày chúng lại về với gia đình thực của mình, còn chị mãi mãi chỉ là một “người mẹ tạm thời” không hơn không kém. Cuối làng có nhà vừa giăng rạp, cạnh bên tiếng nhạc đám cưới mở thử, xe gắn hoa đỏ chạy khắp ngõ. Mùa cưới về. Da diết quá! Ôi sao lòng chị trở nên da diết quá!

 
 
Chị khẽ đẩy nhẹ cái cửa bước vào trong căn nhà u tối cạnh con kênh nhỏ. Kì, ở giữa Sài Gòn rộng lớn lại có cái xóm nghèo bốn bề trôi nổi như thế này. Thậm chí giữa đất xô bồ, những con người này cũng có cuộc đời trôi nổi như chính nơi mà họ sống vậy. Ngót nghét chị ở Sài Gòn cũng đã hơn hai mươi năm, cái tuổi xấp xỉ bốn mươi như gặm nhấm sức khỏe chị và gặm nhấm cả niềm vui trong chị đến mức nó bị bào mòn không còn một chút gì. Đôi khi, chị thấy chị trở nên thật giả tạo với nụ cười mỗi ngày chị giành cho những đứa trẻ và cha mẹ của chúng, việc đứng trước gương để tập cười như thế nào đã trở thành thói quen thường nhật trong cuộc sống của chị.
muacuoi2
Người ta lên Sài Gòn rồi gửi được tiền về nuôi cha mẹ, còn chị, chị thậm chí còn không lo nổi cho chính mình. Nhớ lại ngày vừa lên phố thị, chị cũng mang trong mình bao hoài bão, bao niềm tự hào của ba mẹ. Thế nhưng dần, cha mẹ chẳng còn mong mỏi gì. Thưa dần, chị cũng ít về quê. 
"Dì Anh ơi, dì có nhà không? Con mới được cho mấy củ lang ngọt lắm. Dì ra lấy hộ con với".
Tiếng thằng Sa gọi í ới trước cửa nhà làm chị như bừng tỉnh. Chị lúi húi vén tấm màn nhỏ dưới bếp chạy lên. Trên bậc thềm của căn nhà nhỏ một thằng nhóc đen nhẻm đang đứng chờ chị. Vừa thấy chị, nó vội kéo cái áo, bên trong đầy những khoai hì hục chuyền sang tay chị. Vừa đưa chị nó vừa gục gặc:
"Con chạy đám trong quận Năm, người ta cho con đấy dì. Con để trong áo mang chạy về liền sợ nguội. Tay con bẩn quá nên con đựng cả ra áo".
Tự nhiên nghe thằng tiếng thằng Sa bao nhiêu suy nghĩ của chị vụt tan thành mây khói. Nó lúc nào cũng khuấy động cuộc sống chị không cho chị kịp suy nghĩ điều chi. Thằng Sa sống ở cuối xóm với bà nó, ba mẹ nó mất trong một lần đi lượm nhôm nhựa, nó lại là con một không có anh chị em thân thiết. Ngày đám tang, bà nó lặn lội xuống Tiền Giang rước nó lên Sài Gòn ở cùng, khổ nỗi nhà bà nó cũng nghèo, sống bằng nghề bán thuốc, bán nước ở chợ cũng chẳng lời được bao nhiêu nên nó phải nghỉ học từ sớm để đi phụ việc.
Chừng mười tuổi mà đã trông rắn rỏi, nó được người ta giới thiệu làm chân chạy vặt phụ giúp bếp núc ở mấy cái đám cưới. Ngày nó mới vô xóm, chẳng ai chơi, bà nó lại thân với chị, cứ nhờ chị giúp nó quen nơi, với bản chất nghề nghiệp của mình, chị hay quan tâm nó, lâu dần, lúc nào rảnh rỗi là nó lại quấn quýt chị.
"Hôm nay con phụ nhiều đám cưới lắm dì. Đúng là mùa cưới có khác". Rồi nó chưng hửng như đang suy nghĩ gì, đột nhiên nó hỏi:

 
 
"Sau này dì mà cưới con sẽ phụ cưới không công luôn".
Lời con nít không có lỗi nhưng nó không biết vô tình chạm vào nỗi đau nơi tim chị. Ngày còn trẻ chị cũng từng yêu tha thiết lắm, ngày mười tám chị yêu anh trai làng,và cũng vì anh ấy mà chị mới lên phố. Hai người hứa hẹn trăm năm đủ điều, rồi anh đi công tác, anh hứa rồi anh sẽ về để chị chờ mòn mỏi. Cứ mỗi tháng thư về chị lại thấy anh nói chị đợi, nhưng thực trong lòng chị chưa một lần nào chị cảm thấy sự chờ đợi ấy mỏi mòn nhường nào vì tình yêu mà chị giành cho anh nhiều hơn thế nữa. Những người bạn của chị vẫn hay nói với chị:
"Tao thấy anh Hạ đi khó về. Chẳng phải ảnh đã đi năm năm rồi đấy sao? Năm năm với đàn ông thì không sao chứ với con gái thì đã mất xuân thì rồi đấy. Đi công tác gì mà ở luôn ngoài đấy? Có khi chẳng muốn về".
Chị chẳng nói gì chỉ luôn nghĩ phải tin anh. Thế rồi năm chị tròn hai mươi ba, anh về. Nhưng dẫn về một người con gái khác và những lời xin lỗi chị tràn ngập. Quá đau khổ, chị rời quê, một mình lên miền đất lạ bắt đầu cuộc sống mới. Nhưng chị cũng hiểu tình đã hết khó mà níu kéo được. Ngày chia tay anh cũng là dịp Sài thành cũng vào mùa cưới.
Năm chị hai lăm, chị lại yêu. Một anh chàng được giới thiệu, công tử con nhà giàu. Dù anh giàu nhưng ở anh có sự khiêm tốn và chưa bao giờ anh thể hiện ra với chị anh là con nhà quyền thế. Hai người cũng hẹn yêu và cũng hứa hẹn đủ điều nhưng tuyệt nhiên anh chưa bao giờ nhắc đến chuyện cưới xin. Chị đợi anh nhưng đồng thời cũng nhận ra tuổi xuân qua đi rất nhanh. Hai năm trôi qua biết bao mùa cưới xin lại đến nhưng cứ mỗi lần chị định gợi chuyện “Ba má em cũng dặn dắt anh về ra mắt, con gái lớn rồi, lỡ thì…” thì anh lại lảng sang chuyện khác.
ss
Cho đến một ngày khi mùa cưới lại về, lại bộn bề và khát khao hạnh phúc dâng trào chị hỏi thẳng anh liệu có muốn lấy chị không. Ngày đó cũng là ngày hai người chia tay. Cuộc tình này làm chị đau khổ và hối tiếc nên chị ra sức níu kéo nhưng anh chỉ phũ phàng và nói với chị: Tình yêu suy cho cùng cũng chỉ là một câu hứa, nên lắm người quên, em nhớ để làm gì?”.
"Con nhắc chuyện gì làm dì buôn sao? Con lỡ lời. Ngoại đã dặn con đừng bao giờ nhắc với dì chuyện cưới xin".


 
 
Chị chỉ bật cười. Đôi khi thấy nó chị cảm thấy như an ủi vì có thêm một đứa con, nhưng đôi lúc nhìn nó chị lại đau lòng. Nhất là với công việc nó đang làm, cứ thấy nó bận là chị lại biết mùa cưới lại về, lòng chị càng nôn nao. Năm chị ba mươi, chị khát khao một đứa con hơn là một người chồng. Vì thế tình yêu tuổi ba mươi của chị cứ như là một cơn mưa rào, yêu vội vàng để có một gia đình. Anh là một người hết mực yêu thương chị, một người đàn ông góa vợ, nhưng chị lại là một người đàn bà không còn biết đến yêu thương.
Ngày chị gặp anh, chị cũng bắt đầu một mối tình nhưng với chị bây giờ, chị chỉ muốn có con để an ủi lúc sau này, và anh, anh đủ từng trải để hiểu chị không hề yêu thương anh. Lúc anh cầu hôn chị để bước vào mùa cưới cũng là lúc anh nhận ra sự thật ấy. Và dù vô cùng yêu thương chị, anh cũng xa chị. Và kể từ đó tới giờ cũng đã tám năm trôi qua, chị đã gác lại hạnh phúc mơ ước gia đình nhỏ nhoi. Chỉ thỉnh thoảng mùa cưới về lòng chị lại dấy lên những đau thương không rõ.
Mùa xuân năm chị bốn mươi mùa cưới lại về. Ba mẹ không còn thúc hối chuyện cưới xin nhưng cũng làm chị thêm chạnh lòng mỗi khi nhận thiệp cưới. Cảm giác thúc bách khi tuổi xuân qua đi mau chóng và sự dèm pha mỗi khi về làng khiến chị gần như trở nên bực bội trong người. Lúc chị mệt mỏi nhất thì thằng Sa qua, nó không biết chị đang mệt nên cứ nhí nhố bên cạnh chị, chẳng biết vì lẽ gì chị lại bực tức:
"Dì không phải mẹ của con đâu mà lúc nào cũng có thể ở bên con được. Trong mắt dì con cũng chỉ là một đứa trẻ như bao đứa khác thôi, nên không thể lúc nào cũng ở bên hay chơi với con được đâu".
Sa không nói gì, đôi mắt nó như buồn hẳn, cuối cùng nó nói:
"Dù dì không xem con là con nhưng con lúc nào cũng muốn ở bên dì và xem dì là mẹ hết. Con xin lỗi".
Tình yêu cũng chỉ là câu hứa sao em cứ dại khờ tin
Rồi nó quay đi. Lúc đó, trong trái tim chị dấy lên một cảm xúc nhiều hơn cả sự đau nhói. Lời nói ngây thơ của một đứa trẻ khiến chị như bừng tỉnh bao nhiêu là cảm xúc mà chị những tưởng đã ngủ quên, nó như là tình mẫu tử mà chị nghĩ chị không bao giờ biết. Thật buồn cười khi một người chừng này tuổi đầu lại được khai sáng bởi lời của một đứa trẻ chỉ mới mười tuổi.
Rõ ràng là chị thương nó, rõ ràng là chị cũng xem nó như con, chỉ là chị cứ mong mỏi một đứa con ruột quá đỗi nên không nhận ra hạnh phúc đang ở cạnh mình. Chị thấy mình sai quá đồng thời cũng thấy mình hạnh phúc quá, đột nhiên chị vỗ nhẹ vào đầu mình một cái, mùa cưới lại về, chị chợt không cảm thấy cô đơn nữa, vì giờ đây chị đã có một gia đình, một gia đình mà chị nhận ra từ lời nói của một đứa trẻ. Hạnh phúc, đâu bao giờ là quá muộn, đúng không?
 
 

Tác giả:  Lê Hứa Huyền Trân – blogradio.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm92
  • Hôm nay11,102
  • Tháng hiện tại152,361
  • Tổng lượt truy cập9,858,213
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây