Độ ta không độ nàng và câu chuyện bi thương ít ai biết đến

Thứ hai - 17/06/2019 01:01
Độ ở đây có nghĩa là phổ độ, cứu giúp. Độ ta không độ nàng như lời ai oán của một hòa thượng đã quy y cửa Phật nhưng vẫn vương vấn người thương chốn hồng trần.
***
Bạn thân mến! Thời gian gần đây đi đâu chúng ta cũng nghe thấy bài hát Độ ta không độ nàng. Bài hát này đã trở thành hiện tượng mạng xã hội với những bản cover nối đuôi nhau lọt top trending trên Youtube và đánh bật các ca khúc hit thời gian gần đây để chiếm đóng vị trí cực cao trên các bảng xếp hạng âm nhạc trực tuyến. Vậy bài hát này có ý nghĩa gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!








 
 
blogradio_dotakhongdonang_5

Độ ta không độ nàng là một ca khúc Hoa ngữ khá hot trên mạng xã hội Tiktok thời gian gần đây, phiên bản gốc do Tô Đàm Đàm và Giai Bằng thể hiện. Bài hát này gắn liền với bộ phim hoạt hình ngôn tình của Trung Quốc, chính vì thế lời bài hát gắn liền với nội dung bộ phim này.
“Độ” ở đây có nghĩa là phổ độ, cứu giúp. Độ ta không độ nàng như lời ai oán của một hòa thượng đã quy y cửa Phật nhưng vẫn vương vấn người thương chốn hồng trần. Anh thắc mắc tại sao Đức Phật phổ độ cho anh có những ngày tháng an lạc mà không độ cho cô gái ấy không phải chịu đau khổ nữa.
blogradio_dotakhongdonang_1
Những ca từ trong bài hát kể câu chuyện tình buồn giữa vị tiểu hòa thượng và một quận chúa xinh đẹp. Hai người thân thiết với nhau từ nhỏ, lớn lên bên nhau. Cô gái có giọng nói lảnh lót như chú chim nhỏ thường hay đến chùa chơi và mua kẹo hồ lô cho tiểu hòa thượng. Lớn lên, cô gái bày tỏ tình cảm với tiểu hòa thượng, nay đã trở thành một chàng trai tuấn tú nhưng vì anh đã quy y cửa Phật nên không thể động lòng phàm.
blogradio_dotakhongdonang_3
Sau này nàng quận chúa bị một hoàng tử xấu xa nhìn trúng, hắn ép nàng trở thành tì thiếp của hắn. Lần cuối gặp nhau, cô gái đã hỏi hòa thượng: “Chàng có thích ta không?” nhưng hòa thượng im lặng không đáp. Nàng nói: “Ta hiểu rồi!” rồi quay lưng đi. Đêm trước ngày thành thân, vị hoàng tử kia uống rượu say mò đến phòng nàng đòi động phòng trước, cướp mất sự trong trắng của nàng nên nàng đã treo cổ tự vẫn.
blogradio_dotakhongdonang_2
Cái chết của quận chúa khiến hoà thượng trẻ bị kích động mạnh, anh ta nhận ra mình cũng có tình cảm sâu đậm với cô gái mà không dám thừa nhận. Sự đau khổ cùng cực và lòng hận thù đã khiến hòa thượng rời bỏ Phật pháp, đi theo con đường ma đạo. Anh ta tìm đến tên hoàng tử kia, một nhát kiếm đứt yết hầu.
blogradio_dotakhongdonang_4
Cô gái sau khi qua đời, linh hồn vẫn lưu luyến hồng trần, không chịu siêu độ. Cô đã cầu xin vị đạo trưởng cho mình 7 ngày để tìm gặp lại người thương trong mộng, sau đó phải chịu muôn vàn đau khổ cô cũng chấp nhận. Linh hồn cô gái tìm đến vị hòa thượng và hỏi lại một lần nữa: ‘Chàng có thích ta không?’ Lần này hòa thượng nói ‘Thích!’ Hai người bên nhau, quấn quýt không muốn rời.
Bài hát Độ ta không độ nàng có giai diệu da diết, ca từ đậm chất ngôn tình, đặc biệt chất nhạc mang âm hưởng nhạc Phật với cách phối khí hiện đại khiến người nghe ấn tượng và dễ nghiện. Bài hát đã được Tuyên Chính viết lời Việt và tạo nên một cơn sốt cover mạnh mẽ trên YouTube. Với những ai chưa biết đến câu chuyện phía sau bài hát cùng lời dịch bài hát gốc sẽ cảm thấy phần lời tiếng Việt khá khó hiểu. Bạn có thể tìm nghe bản gốc với phần phụ đề hoặc dành chút thời gian tìm xem phim hoạt hình Độ ta không độ nàng để hiểu hơn ý nghĩa bài hát nhé!
Gây sốt trên mạng xã hội là thế nhưng theo góc nhìn của người tu hành Phật giáo thì bài hát cùng bộ phim Độ ta không độ nàng có ý nghĩa thế nào? Tiếp theo chương trình, chúng ta hãy cùng lắng nghe trích đoạn một số quan điểm trong bài viết của tác giả Thích Nữ Tuệ Nhã về hiện tượng Độ ta không độ nàng.
Đôi dòng suy nghĩ về bài hát Độ ta không độ nàng (Thích Nữ Tuệ Nhã)
Tiếng mõ vang lên phũ phàng, mắt còn vương màu máu... tại sao ta phải nhốt mình vào địa ngục của lòng căm hờn, oán giận? Rồi lại ai oán thốt lên rằng bồ đề chẳng thể nở hoa, xót xa mà hỏi Phật vì sao độ ta không độ nàng? Phật ở đâu xa, Phật và ma chỉ cách nhau một niệm! Ta còn không tự độ cho ta, hà huống độ cho người?
Người Tu mình ơi! Mái tóc xanh ta trả lại cho đời rồi, ta cũng khoác áo nâu hiền sống cuộc đời bình dị đơn sơ rồi, thì nên cố gắng giữ cho nó trọn vẹn, đừng chấp vào cái vị kỷ của riêng ai.
Ừ! Thì người ta thường hay nói đó. Tuổi trẻ như những cơn mưa rào, nhưng ta hãy biết cầm ô che chắn cuộc đời mình.
Thay vì dành thời gian để share, để cover thì hãy gọi điện về nhà, vì cha mẹ già rồi.
Thay vì lang thang trên các trang mạng hãy dành thời gian đọc thêm vài trang sách để đó có khi dùng tới.
Người tu mình ơi! Mình không được sinh ra vào thời Phật tại thế, ta chỉ thấy Phật qua Tôn tượng của Người. Nhưng người tu mình à, bạn có thấy quý Bậc Trưởng Lão, Tôn Túc không? Quý Ngài vẫn đang từng ngày từng ngày dõi theo chúng ta đấy. Nếu nhìn thấy chúng ta đang bị cuốn theo dòng xoáy trào lưu này, thì đến cả Phật cũng lắc đầu với mấy đứa con của Người.
Theo Thích Nữ Tuệ Nhã
Bạn vừa lắng nghe bài viết về nguồn gốc trào lưu Độ ta không độ nàng trên mạng xã hội thời gian gần đây và quan điểm của tác giả Thích Nữ Tuệ Nhã, góc nhìn của một người tu hành Phật giáo về hiện tượng này.
Bạn cảm nhận thế nào về câu chuyện gắn với bài hát Độ ta không độ nàng? Bạn có đồng tình với quan điểm của tác giả Thích Nữ Tuệ Nhã về hiện tượng này không? Hãy chia sẻ bình luận của bạn với Blog Radio nhé! Nếu bạn yêu thích chương trình này hãy nhấn like, share, đừng quên đăng ký và nhận thông báo về những chương trình mới nhất nhé.
Giọng đọc: Hà Diễm
Thực hiện: Hằng Nga
Minh họa: Hương Giang
 

Nguồn tin: Blogradio.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập151
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm145
  • Hôm nay6,349
  • Tháng hiện tại179,206
  • Tổng lượt truy cập10,393,472
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây