Vòng lặp while trong Python

Thứ bảy - 15/04/2023 00:56

Lệnh while trong Python được dùng để làm gì? Cách viết câu lệnh while trong Python như thế nào? Hãy cùng Quantrimang.com tìm hiểu nhé!

Python là một trong số ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Nó cũng khá dễ dùng và lập trình viên có thể dùng Python cho nhiều mục đích dự án khác nhau.

“Thế giới” của Python vô cùng đa dạng và phong phú với nhiều kiểu hàm, thành phần khác nhau. Vòng lặp while là một trong số đó.

Định nghĩa vòng lặp đã quá quen thuộc với lập trình viên giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu mới bắt đầu, bạn cần hiểu được ý nghĩa của nó. Vòng lặp thường được dùng trong lập trình mỗi khi cần lặp lại một đoạn code nhất định. Hoạt động của while cũng không nằm ngoài nguyên tắc này.

Về cơ bản, while trong Python được dùng để lặp lại một khối lệnh hay đoạn code khi điều kiện đúng. Bạn có thể dùng while trong nhiều trường hợp nhưng nó thường được sử dụng khi người dùng không đoán trước được số lần cần lặp lại. Dưới đây là chi tiết cách dùng Python khi lập trình web, ứng dụng.

Cú pháp của while trong Python

while dieu_kien:
    Khối lệnh của while

Trong vòng lặp while, dieu_kien sẽ được kiểm tra đầu tiên, nếu nó là True, thì khối lệnh của vòng lặp sẽ được thực thi. Sau một lần lặp, dieu_kien sẽ được kiểm tra lại và quá trình lặp này sẽ chỉ dừng cho đến khi điều kiện là False.

Trong Python mọi giá trị khác 0 đều là True, None và 0 được hiểu là False. Đặc điểm này có thể dẫn đến trường hợp là while có thể không chạy vì ngay lần lặp đầu tiên dieu_kien đã False. Khi đó, khối lệnh của while sẽ bị bỏ qua và phần code dưới khối lệnh while sẽ được thực thi.

Sơ đồ vòng lặp while trong Python
Sơ đồ vòng lặp while trong Python

Giống như if hay vòng lặp for, khối lệnh của while cũng được xác định thông qua thụt lề. Khối lệnh bắt đầu với thụt lề đầu tiên và kết thúc với dòng không thụt lề đầu tiên liền sau khối.

Ví dụ: In lần lượt các số nhỏ hơn 8

#In và đếm các số từ 0 tới 8:

count = 1
n = 0
while (n < 8):
      print ('Số thứ', count,' là:', n)
      n = n + 1
      count = count + 1
print ("Hết rồi!")

Với đoạn code này, ta sẽ tăng dần count và in giá trị của n cho đến khi n không còn nhỏ hơn 8 nữa. Kết quả khi chạy lệnh trên ta có:

Số thứ 1  là: 0
Số thứ 2  là: 1
Số thứ 3  là: 2
Số thứ 4  là: 3
Số thứ 5  là: 4
Số thứ 6  là: 5
Số thứ 7  là: 6
Số thứ 8  là: 7
Hết rồi!

Lưu ý:

  • Hãy nhớ tăng biến điều kiện trong while (trong ví dụ trên là n), nếu không vòng lặp sẽ trở thành vòng lặp vô hạn - tiếp tục lặp mãi mãi.
  • Vòng lặp while yêu cầu biến trong điều kiện phải là giá trị xác định, trong ví dụ trên biến lập chỉ mục lặp là biến n, chúng ta phải đặt giá trị ban đầu cho nó là 1.

Ví dụ: Tính tổng các số

n = int(input("Nhập n: ")) #Nhập số n tùy ý
tong = 0 #khai báo và gán giá trị cho tong
i = 1 #khai báo và gán giá trị cho biến đếm i

while i <= n:
    tong = tong + i
    i = i+1 # cập nhật biến đếm

print("Tổng là", tong)

Với khối lệnh trên ta có, nhập một số tự nhiên n bất kỳ và tính tổng các số từ 1 đến n, sau đó in tổng. Biến lưu trữ tổng là tong, biến đếm là i, cho đến khi i còn nhỏ hơn hoặc bằng n thì vòng lặp vẫn tiếp tục và tong vẫn tăng.

Sau khi chạy lệnh ta có kết quả:

Nhập n: 11
Tổng là 66

Trong ví dụ trên biến đếm i cần phải được tăng giá trị, điều này là rất quan trọng, nếu không sẽ dẫn đến một vòng lặp vô hạn. Rất nhiều trường hợp lưu ý này đã bị lãng quên.

Ví dụ 3: Vòng lặp vô hạn

Lấy lại ví dụ trên, bạn chỉ cần bỏ đi dòng i=i+1

n = int(input("Nhập n: ")) #Nhập số n tùy ý
tong = 0 #khai báo và gán giá trị cho tong
i = 1 #khai báo và gán giá trị cho biến đếm i

while i <= n:
    tong = tong + i

print("Tổng là", tong)

Khi này chạy lệnh ta sẽ được:

Nhập n: 1
Traceback (most recent call last):
File "C:/Users/Quantrimang.com/Programs/Python/Python36-32/QTM.com", line 6, in <module>
tong = tong + i
KeyboardInterrupt
2
3
4
5

Khi bạn nhập giá trị 1 vào thì thấy không có lệnh nào được thực hiện tiếp, nhấn Enter > nhập 2 > Enter > nhập 3... đến 5 vẫn không thấy tong được in. Đây là một trường hợp của lệnh vô hạn. Để thoát khỏi vòng lặp vô hạn bạn nhấn phím Ctrl + C, khi đó sẽ xuất hiện dòng thông báo "Traceback..." như bên trên.

Lệnh break trong while

Với câu lệnh break, chúng ta có thể dừng vòng lặp ngay cả khi điều kiện của while là True:

Ví dụ: Thoát vòng lặp khi i bằng 3:

i = 1
while i < 6:
  print(i)
  if i == 3: #kiểm tra điều kiện xem i bằng 3 hay chưa
    break
  i += 1 #cập nhật biến đếm

Kết quả của ví dụ trên là i sẽ được in từ số 1 đến số 3, sau khi in xong số 3 gặp lệnh if và vòng lặp sẽ dừng lại (không in tiếp số 4, 5):

1
2
3

Lệnh continue trong while

Câu lệnh continue trong while sẽ khiến cho vòng lặp bỏ qua lần lặp hiện tại và tiếp tục chạy ở lần lặp tiếp theo.

Ví dụ: In các số từ 1 đến 6 ngoại trừ số 3

i = 0
while i < 6:
  i += 1
  if i == 3:
    continue
  print(i)

Trong 2 vòng lặp đầu tiên i bằng 1 và 2 thì vòng lặp vẫn chạy lệnh in. Tới vòng lặp tiếp theo, phù hợp với điều kiện if i bằng 3 thì sẽ chạy lệnh continue => bỏ qua vòng lặp đó để chạy thẳng sang vòng lặp kế sau nó (in số 4, 5, 6).

Kết quả đầu ra:

1
2
4
5
6

Kết hợp while với else

Giống như vòng lặp for, bạn cũng có thể kết hợp else với while. Trong trường hợp này, khối lệnh của else sẽ được thực hiện khi điều kiện của while là False.

Ví dụ: Minh họa việc sử dụng while kết hợp với else

dem = 0
while dem < 3:
    print("Đang ở trong vòng lặp while")
    dem = dem + 1
else:
    print("Đang ở trong else")

Ở đây ta sử dụng biến dem để in chuỗi "Đang ở trong vòng lặp while" 3 lần. Đến lần lặp thứ 4, điều kiện của while trở thành False, nên phần lệnh của else được thực thi. Kết quả là:

Đang ở trong vòng lặp while
Đang ở trong vòng lặp while
Đang ở trong vòng lặp while
Đang ở trong else

Ví dụ: Đếm và in các số nhỏ hơn 2

n = 0
while n < 2:
    print(n,"nhỏ hơn 2")
    n = n + 1
else:
   print (n,"không nhỏ hơn 2")

Giá trị ban đầu của n ta gán là 0, tăng dần giá trị của n và in, lặp cho đến khi n không nhỏ hơn 2, nếu n bằng hoặc lớn hơn 2 thì vòng lặp kết thúc và khối lệnh else sẽ được thực thi, kết quả là:

0 là nhỏ hơn 2
1 là nhỏ hơn 2
2 không nhỏ hơn 2

Lệnh while trên một dòng

Nếu vòng lặp while chỉ có một lệnh duy nhất thì có thể viết trên cùng một dòng với while như ví dụ này:

Ví dụ: Vòng lặp vô hạn với while một dòng lệnh

flag = 1
while (flag): print ('Flag đã cho là True!")
Print ("Hẹn gặp lại!")

Đây là một vòng lặp vô hạn, hãy nhớ tổ hợp phím Ctrl + C trước khi bạn nhấn F5 hay Run, nếu không nó sẽ chạy từ ngày này qua ngày khác đấy =)).

Kiểm tra kiến thức vòng lặp while trong Python

Tóm lại những điều cần biết về lệnh while trong Python:

  • Bắt đầu vòng lặp while bằng cách dùng từ khóa while.
  • Sau đó, bạn thêm một điều kiện là biểu thức Boolean. Một biểu thức Boolean đánh giá giá trị là true hoặc false.
  • Điều được được theo sau bởi dấu hai chấm (:).
  • Trên dòng mới, bạn thêm một cấp độ thụt lề. Nhiều trình chỉnh sửa code sẽ tự động làm việc này cho bạn. Ví dụ, khi dùng Visual Studio Code với tiện ích mở rộng Python, ngay sau khi viết dấu hai chấm và nhấn Enter, nó sẽ tự động thụt lề code về bên phải.
  • Code bạn muốn sẽ nằm ở phần nội dung của lệnh while.
  • Điều kiện while đánh giá true, code bên trong phần nội dung của while sẽ chạy. Phần code này sẽ tiếp tục chạy cho tới khi điều kiện không còn được đáp ứng và đánh giá là false.

Nhìn chung, vòng lặp while trong Python cũng không quá phức tạp như mọi người vẫn nghĩ phải không? Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về lệnh break và continue trong Python, các bạn đón đọc nhé.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập59
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay5,551
  • Tháng hiện tại161,062
  • Tổng lượt truy cập9,866,914
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây