Nhiệt độ lạnh ảnh hưởng đến laptop như thế nào?

Thứ sáu - 16/02/2024 22:17

Chúng ta thường nghe nói về việc máy tính bị quá nhiệt, dẫn đến suy giảm hiệu năng và hao mòn linh kiện, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu nhiệt độ xuống quá thấp? Liệu cái lạnh có thể gây hư hại cho chiếc laptop của bạn tương tự như khi quá nóng? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Màn hình có thể bị đóng băng và nứt

Vấn đề đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi chiếc máy tính xách tay của mình tiếp xúc với nhiệt độ lạnh cóng là màn hình sẽ bị vỡ. Máy tính xách tay hiện đại thường sử dụng một số loại tấm nền tinh thể lỏng (LCD). Đúng như tên gọi của chúng, công nghệ LCD sử dụng một lớp tinh thể lỏng để hiển thị hình ảnh.

Màn hình LCD có thể đáp ứng điều kiện hoạt động từ ngưỡng 0°C (32°F) đến 50°C (122°F), với phạm vi lưu trữ (khi không hoạt động) rộng hơn một chút. Nhiệt độ bên ngoài càng lạnh, màn hình sẽ gặp phải hiện tượng trễ phản hồi nhiều hơn vì các phân tử bên trong tấm nền LCD di chuyển chậm hơn. Màn hình bắt đầu bị lag và thậm chí bạn có thể xuất hiện bóng mờ. Những “tổn thương” này không tồn tại vĩnh viễn. Màn hình sẽ phục hồi trở lại khi bạn đưa thiết bị trở lại khu vực ấm áp hơn.

Tuy nhiên, nếu màn hình LCD gặp phải nhiệt độ quá lạnh, chẳng hạn như dưới -20°C (68°F), chất lỏng bên trong tấm nền có thể đóng băng theo đúng nghĩa đen. Lúc này, hiện tượng giãn nở sẽ xảy ra và gây áp lực lên các thành phần khác bên trong màn hình, dẫn đến nhiều loại hư hỏng vĩnh viễn khác nhau, chẳng hạn như đổi màu, đèn nền không đồng đều và thậm chí là các vết nứt hoàn toàn trên màn hình.

Nếu bạn có một chiếc máy tính xách tay sử dụng màn hình OLED, các nguyên tắc chung tương tự cũng được áp dụng. Mặc dù OLED có khả năng chống chịu thời tiết lạnh tốt hơn một chút, nhưng chúng cũng có thể không phản hồi khi nhiệt độ giảm và bị hỏng vĩnh viễn nếu nhiệt độ xuống dưới -20°C (68°F).

 

Nhiệt độ lạnh ảnh hưởng đến laptop như thế nào?

Pin có thể bị hỏng vĩnh viễn.

Pin được cho là thậm chí còn dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ hơn so với màn hình. Đây cũng là do tại sao xe ô tô điện hiện đại lại phải được trang bị hệ thống sưởi để giữ ấm pin. Pin Lithium-ion không có khả năng chống chịu nhiệt độ lạnh thực sự tốt. Nhiệt độ hoạt động của chúng nằm trong khoảng từ -10°C (14°F) đến +50°C (122°F). Pin sẽ bắt đầu giảm điện áp và công suất khi nhiệt độ trở nên lạnh hơn, ngay cả khi ở trên mức đóng băng.

Bạn cũng không nên cố sạc pin nếu nhiệt độ dưới mức đóng băng, tức là dưới 0°C (32°F). Thời tiết lạnh làm tăng điện trở của pin thông qua quá trình gọi là "mạ lithium", nghĩa là pin khó sạc hơn và cần nhiều năng lượng hơn, điều này có hại cho tuổi thọ của pin. Nếu chúng ta đang nói về hư hỏng vĩnh viễn do cực lạnh gây ra, thì pin có thể mất dung lượng vĩnh viễn do các phản ứng hóa học không thể đảo ngược.

Mạch điện có thể chịu được nhiệt độ cực lạnh, tuy nhiên…

Sự ngưng tụ có thể giết chết máy tính xách tay của bạn. Giống như sự thay đổi nhiệt độ đột khột có thể khiến pin giãn nở và co lại, khi không khí bên trong máy tính xách tay của bạn trở nên rất lạnh hoặc rất nóng nhanh chóng, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại. Hơi nước tích tụ bên trong khung máy dưới dạng sương, nước li ti. Trường hợp xấu nhất là nước tác động đến bo mạch chủ hoặc CPU/GPU, dẫn đến đoản mạch và hư hỏng hoàn toàn.

Thông thường, không khí bên trong khung máy khá giống như không khí bên ngoài môi trường nhờ các lỗ thông hơi và quạt. Đó là lý do tại sao cái lạnh không phải nguyên nhân gây ra hiện tượng ngưng tụ mà, là sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng.

Tránh cái lạnh cực đoan để chiếc laptop của bạn bền hơn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy hãy tránh để máy tính xách tay của bạn tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp bất cứ khi nào có thể. Ví dụ: không để máy tính xách tay trong ô tô khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng. Nếu bạn cần mang theo thiết bị trong thời tiết lạnh, hãy cân nhắc mua một chiếc túi đựng cách nhiệt, tốt nhất là loại có khả năng chống nước trong trường hợp có tuyết rơi hoặc mưa.

Ngoài ra, tránh sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột. Nếu máy tính xách tay của bạn để ngoài trời lạnh một thời gian, đừng mang thẳng nó vào phòng ấm. Thay vào đó, hãy để thiết bị ở nơi lạnh nhất trong nhà trong 30 phút đến một giờ để tránh ngưng tụ hơi nước.

Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải làm việc ngoài trời ở nhiệt độ đóng băng, một chiếc máy tính xách tay tiêu dùng thông thường sẽ không đáp ứng được yêu cầu đó. Bạn cần một chiếc laptop chuyên dụng được thiết kế để chống chọi tốt với thời tiết và môi trường khắc nghiệt nhờ lớp vỏ bảo vệ dày. Một ví dụ điển hình là Dell Latitude 5424 và nhiều model khác đang được bán trên thị trường.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập212
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay13,370
  • Tháng hiện tại187,586
  • Tổng lượt truy cập10,401,852
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây