Cách thay đổi hostname trong Linux

Thứ năm - 11/11/2021 23:49

Có rất nhiều lý do khiến bạn có thể muốn thay đổi hostname của hệ thống Linux. Thật không may, thay đổi hostname không phải là một quá trình trực quan. Tuy nhiên, đừng lo lắng, Quantrimang.com sẽ chỉ cho bạn cách có thể thay đổi hostname của máy trong vòng chưa đầy một phút chỉ với một vài cú nhấp chuột và lệnh.

Mặc dù hướng dẫn này sử dụng Ubuntu để minh họa các bước cần thiết khi thay đổi hostname, nhưng các lệnh này cũng sẽ hoạt động trên những bản phân phối Linux khác.

Hostname là gì?

Tất cả các máy tính được kết nối với mạng đều có địa chỉ IP và hostname. Hostname là tên được sử dụng để xác định một máy tính trên mạng ở dạng "con người có thể đọc được". Nếu không có hostname, khi bạn cố gắng định vị một máy tính trên mạng, tất cả những gì bạn thấy là số hoặc địa chỉ IP, như 127.0.0.1.

Mặc dù địa chỉ IP là một cách tuyệt vời để các máy tính xác định nhau, nhưng chúng không phù hợp trong việc giúp người dùng xác định các máy tính cụ thể. Giả sử bạn muốn thiết lập một thư mục chia sẻ mạng trên hệ thống Ubuntu. Nếu ai đó muốn truy cập vào thư mục đó, họ sẽ tìm thấy nó dễ dàng hơn nhiều nếu thấy máy tính của bạn trên mạng hiển thị với tên “larry-laptop” chứ không phải là “192.168.0.24”.

Một lý do phổ biến để chuyển đổi hostname là để tránh trùng tên trên cùng một mạng. Ví dụ, Ubuntu đặt hostname của tất cả các bản cài đặt mới thành “ubuntu” theo mặc định. Nếu bạn có nhiều máy tính trên mạng gia đình và muốn tất cả chúng đều chạy Ubuntu Linux, bạn sẽ phải thay đổi hostname mặc định để tránh sự cố.

Cách thay đổi hostname thông qua cài đặt hệ thống

Cách dễ nhất để hầu hết mọi người thay đổi hostname trên máy Linux là vào cài đặt hệ thống và nhấp vào About. Tên hiện tại của máy tính sẽ xuất hiện dưới dạng mục đầu tiên trong danh sách, bên dưới Device Name hoặc các nhãn tương tự trên những bản phân phối khác.

Tìm tên hiện tại của máy tính
Tìm tên hiện tại của máy tính

Không rõ ràng ngay lập tức, nhưng bạn có thể nhấp vào mục Device Name và một hộp thoại sẽ xuất hiện, cho phép bạn đổi tên thiết bị của mình. Chỉ cần nhập bất kỳ tên nào bạn muốn sử dụng vào hộp thoại và sau đó nhấp vào Rename.

Nhập tên mới rồi nhấp vào Rename
Nhập tên mới rồi nhấp vào Rename

Hostname mới sẽ được đặt vĩnh viễn và máy tính của bạn sẽ tự nhận dạng trên mạng bằng tên mới.

Thay đổi hostname bằng cách sử dụng Linux Terminal

Các tùy chọn xuất hiện trong cài đặt hệ thống tùy thuộc vào môi trường desktop mà bạn đang sử dụng. Quá trình được mô tả ở trên sẽ hoạt động với desktop GNOME mặc định của Ubuntu. Tuy nhiên, nếu bạn đã chuyển đổi môi trường desktop hoặc trình quản lý cửa sổ, bạn có thể không có tùy chọn thay đổi hostname trong cài đặt hệ thống.

Nếu đúng như vậy, bạn có thể thay đổi hostname của mình bằng cách mở cửa sổ dòng lệnh và nhập một lệnh đơn giản.

Lệnh hostnamectl sẽ cho phép bạn xem và thay đổi hostname trên hầu hết các bản phân phối Linux khác. Chỉ cần mở cửa sổ dòng lệnh và nhập lệnh sau để xem hostname hiện tại cùng với một số chi tiết liên quan:

hostnamectl

Đầu ra:

Lệnh hostnamectl trên Ubuntu Terminal
Lệnh hostnamectl trên Ubuntu Terminal

Để thay đổi hostname, hãy nhập lệnh sau, thay thế hostname mới bằng tên bạn muốn sử dụng:

hostnamectl set-hostname new-hostname

Để xác minh rằng tên mới đã được đặt hay chưa, hãy nhập lại hostname và bạn sẽ thấy thông tin cập nhật.

Một lần nữa, phương pháp dòng lệnh để thay đổi hostname Linux sẽ hoạt động trên gần như tất cả các bản phân phối Linux hiện đại, không chỉ Ubuntu.

Chúc bạn thực hiện thành công!

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay14,558
  • Tháng hiện tại141,383
  • Tổng lượt truy cập9,847,235
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây