Cách kiểm tra loại card đồ họa (GPU) trên máy tính

Thứ bảy - 22/08/2020 00:52

Tất cả các máy tính đều có phần cứng đồ họa xử lý mọi thứ, từ giải mã video đến kết xuất các game PC. Hầu hết các máy tính hiện đại có bộ xử lý đồ họa (GPU) do Intel, NVIDIA hoặc AMD sản xuất.

Mặc dù CPU và RAM máy tính cũng rất quan trọng, nhưng GPU là thành phần quan trọng nhất khi chơi game trên PC. Nếu không có GPU đủ mạnh, bạn không thể chơi các trò chơi PC mới hoặc phải chơi chúng với các cài đặt đồ họa thấp hơn. Một số máy tính có đồ họa tích hợp và chuyên dụng công suất thấp, trong khi một số máy tính khác có card đồ họa (đôi khi được gọi là card video) rời mạnh mẽ. Dưới đây là cách xem lại phần cứng đồ họa trên máy tính Windows.

 

Tại sao cần tìm hiểu thông tin về GPU?

Điều tốt nhất với Windows là bạn có thể lựa chọn hầu hết mọi thành phần của máy tính. Khi đã đến lúc nâng cấp những thứ quan trọng như GPU, điều quan trọng là bạn phải biết chính xác tên thương hiệu và số model GPU. Mặc dù chỉ có hai thương hiệu GPU là Nvidia & AMD, nhưng biết chính xác thương hiệu và số model cho phép bạn chọn các sản phẩm tương thích.

Không chỉ vậy, một số tính năng chỉ dành riêng cho những loại GPU nhất định. Việc tìm kiếm thông tin GPU cũng rất quan trọng để cài đặt driver tương thích và những phần mềm cần thiết khác. 

 

Dùng Task Manager hoặc DirectX Diagnostic Tool

Trên Windows 10, bạn có thể kiểm tra thông tin GPU ngay trong Task Manager bằng cách click chuột phải vào thanh tác vụ, chọn Task Manager hoặc nhấn Windows+Esc để mở nó.

Mở Task Manager

Click vào tab Performance ở trên đầu cửa sổ (nếu không thấy tab này, click vào More Info), chọn GPU 0 ở thanh bên. Bạn sẽ thấy tên nhà sản xuất GPU và tên model hiển thị ở góc trên cùng bên phải cửa sổ.

Bạn cũng thấy các thông tin khác như dung lượng bộ nhớ GPU, mức sử dụng GPU theo từng ứng dụng. Nếu hệ thống của bạn có nhiều GPU, bạn sẽ thấy GPU được đánh số 1, 2, v.v…. Mỗi con số này đại diện cho một GPU vật lý khác nhau.

Thông tin GPU

Trên các phiên bản Windows cũ hơn, chẳng hạn như Windows 7, bạn có thể tìm thấy thông tin này trong DirectX Diagnostic Tool. Để mở nó, hãy nhấn Windows+R, gõ dxdiag vào hộp thoại Run xuất hiện và nhấn Enter.

Gõ dxdiag vào hộp thoại Run

Click vào tab Display và nhìn vào trường Name trong phần Device. Bạn cũng thấy các thông tin khác ở đây như dung lượng bộ nhớ video (VRAM) được tích hợp trong GPU.

Công cụ DirectX Diagnostic Tool

Nếu có nhiều GPU trong hệ thống, ví dụ trên một laptop có GPU Intel công suất thấp sử dụng cho pin và GPU NVIDIA công suất cao sử dụng khi chơi game, bạn có thể kiểm soát ứng dụng sử dụng GPU nào trong Settings của Windows 10. Những điều khiển này được tích hợp trong Control Panel NVIDIA.

Dùng Device Manager

1. Nhập Device manager vào hộp tìm kiếm ở góc dưới bên trái màn hình và nhấp vào biểu tượng để mở.

2. Tìm Display adapters trong danh sách và nhấp vào mũi tên bên cạnh để mở rộng danh sách.

3. Tên GPU của bạn được liệt kê ở đó.

Tên card đồ họa được liệt kê trong Device Manager
Tên card đồ họa được liệt kê trong Device Manager

Bạn có thể thấy rằng máy tính trong ví dụ có AMD Radeon Vega 3.

Nếu bạn không chắc chắn công ty nào đã sản xuất con chip của mình, nhấp chuột phải vào tên thiết bị và chọn Properties. Trong cửa sổ mở ra, bạn sẽ thấy nhà sản xuất được liệt kê ở đó.

Nhấp chuột phải vào tên thiết bị và chọn Properties để biết nhà sản xuất
Nhấp chuột phải vào tên thiết bị và chọn Properties để biết nhà sản xuất
 

Kiểm tra số model GPU bằng công cụ System Info

Thông tin về GPU cũng có sẵn trong công cụ System Info. Trên thực tế, công cụ System Info cung cấp một lượng lớn thông tin về máy tính của bạn. Bất cứ khi nào bạn muốn biết điều gì đó về máy tính của mình, đây là công cụ bạn nên mở.

1. Mở hộp Run với tổ hợp phím Windows + R.

2. Nhập msinfo32 vào trường trống và nhấp vào OK.

3. Trong cửa sổ System Info, chọn System Summary trên bảng điều khiển bên trái.

4. Bạn sẽ thấy số model CPU và tên bên cạnh Processor trên bảng điều khiển bên phải.

Bạn sẽ thấy số model CPU và tên bên cạnh Processor
Bạn sẽ thấy số model CPU và tên bên cạnh Processor

5. Tiếp theo, mở rộng cây Components và chọn Display trên bảng điều khiển bên trái.

6. Tên GPU và số model sẽ nằm bên cạnh phần Name trên bảng điều khiển bên phải.

Tên GPU và số model sẽ nằm bên cạnh phần Name
Tên GPU và số model sẽ nằm bên cạnh phần Name

Khi đã có các chi tiết cần thiết, bạn có thể đóng công cụ System Info.

Sử dụng ứng dụng của bên thứ ba

Nếu muốn biết model chính xác của card đồ họa, bạn có thể sử dụng ứng dụng của bên thứ ba như CPU-Z để tìm thông tin đó.

Để sử dụng CPU-Z:

1. Tải CPU-Z.

2. Mở file vừa tải về

3. Chấp nhận thỏa thuận và hoàn tất cài đặt chương trình.

4. Khởi động chương trình.

5. Nhấp vào tab Graphics để tìm hiểu thêm về card đồ họa của bạn.

GPU-Z từ TechPowerUp: https://download.com.vn/gpu-z-6253 là một ứng dụng nhỏ và đơn giản khác cho phép bạn nhanh chóng xác định card đồ họa của mình trong Windows 10.

Không cần cài đặt. Chỉ cần tải xuống ứng dụng và nhấp đúp vào file .exe để chạy nó. Công cụ sẽ ngay lập tức hiển thị thông tin về card đồ họa của bạn.

Bạn cũng có thể dùng GPU-Z từ TechPowerUp thay thế
Bạn cũng có thể dùng GPU-Z từ TechPowerUp thay thế

Khi đã tìm thấy thông tin mình cần về card đồ họa, bạn có thể Google tên của nó để tìm hiểu thêm và xem nó có đủ mạnh để sử dụng trong trường hợp của bạn không.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập77
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm70
  • Hôm nay8,474
  • Tháng hiện tại176,433
  • Tổng lượt truy cập10,390,699
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây