Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Nếu bạn chưa cài Win, ghost máy bao giờ, không biết làm sao để vào màn hình boot, cũng chẳng biết gì về các chuẩn Legacy hay UEFI thì cũng không cần quá lo lắng. Cài Win không đáng sợ như bạn nghĩ đâu, chỉ vài cú nhấp chuột là ổn thôi mà (cùng lắm thì mang ra hàng cài lại vài lần là sẽ biết :D). Trong bài viết này, Quản Trị Mạng sẽ hướng dẫn bạn cài Windows 10 từ USB.
Cài Win 10 từ USB đòi hỏi phải có USB boot hoặc file ISO Windows 10. Việc cài Windows 10 bằng USB không quá khó nếu bạn làm theo hướng dẫn cài Win 10 chi tiết dưới đây của Quản Trị Mạng.
Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải có một chiếc USB từ 8GB trở lên, tải về file cài đặt Windows 10 trên USB của bạn theo link ở trên.
Khởi động file cài đặt lên với cái tên MediaCreationTool22H2.exe. Chờ một lúc để file khởi chạy.
Chọn tiếp Create installation media (bao gồm USB, DVD hoặc file ISO) cho PC.
Tích chọn Use the recommended options for this PC để tạo bộ cài đặt Windows 10 vào USB theo cài đặt mặc định. Còn nếu bạn muốn thay đổi ngôn ngữ, phiên bản cài và x64 hoặc x86 thì bạn hãy bỏ tích chọn tùy chọn đó.
Chọn USD Flash Drive, dẫn đến USB của mình và chọn vào thiết bị USB mà bạn muốn, sau đó chờ để USB hoàn thành setup cài đặt trong USB của mình vào là xong.
Bước 2: Khởi động lại máy tính
Có một số máy sẽ tự nhận USB boot và tiến hành boot vào hệ điều hành trên USB khi restart. Nếu máy bạn không nằm trong số này, hãy khởi động lại máy tính, trong quá trình khởi động lại, bạn nhấn F2 hoặc F12 (tùy dòng máy) để vào tùy chọn thiết lập boot Boot Options Setup.
Để biết chính xác máy tính của mình vào BIOS bằng phím tắt nào, tham khảo vài viết Hướng dẫn vào BIOS trên các dòng máy tính khác nhau.
Sau khi vào được giao diện BIOS, bạn dùng các phím mũi tên để điều hướng đến tab Boot > Removable Devices (hoặc USB Storage Device hoặc External Drive tùy dòng máy), nhấn Enter để chọn load hệ điều hành từ USB.
Nếu cần hướng dẫn chi tiết hơn, bạn vào đây nhé: Cách thiết lập BIOS để boot từ USB/CD/DVD, ổ cứng ngoài.
Khi cắm vào thiết bị của mình, bạn hãy vào boot và chọn boot từ USB của bạn. Xem cách vào boot trong mọi dòng máy, mainboard trong bài viết cách vào boot các loại máy ở trên.
Bước 3: Bắt đầu cài Windows 10
Sau khi thực hiện đầy đủ những bước trên, chúng ta tiến hành cài đặt Windows 10. Đầu tiên chúng ta thiết lập thời gian, ngôn ngữ bàn phím rồi nhấn Next.
Bước 4:
Tiếp đến nhấn nút Install để tiến hành cài đặt.
Bước 5:
Chuyển sang giao diện mới nhấn vào tùy chọn bên dưới I don’t have a product key.
Bước 6:
Ngay sau đó, chúng ta sẽ được lựa chọn cài đặt hệ điều hành Windows 10 mà mình muốn có trong danh sách cung cấp, rồi nhấn Next ở bên dưới.
Bước 7:
Microsoft sẽ đưa ra những điều khoản sử dụng, nhấp chọn vào I accept the license terms sau đó nhấn Next.
Bước 8:
Bây giờ, hãy chọn loại quá trình cài đặt Windows 10. Nếu bạn muốn giữ lại các file, cài đặt và chương trình của mình, hãy chọn tùy chọn Upgrade. Và nếu bạn muốn cài đặt "sạch" Windows 10 thì hãy chọn tùy chọn Custom (advanced).
Lưu ý: Cài đặt sạch về cơ bản là một kiểu cài đặt trong đó bạn xóa hoặc xóa tất cả các file điều hành Windows cũ của mình, đây là một lựa chọn tốt hơn.
Ở giao diện mới này nhấp chọn vào Custom: Install Windows only (advanced).
Bước 9:
Công việc tiếp theo đó là lựa chọn ổ đĩa cứng (hay phân vùng) muốn cài đặt hệ điều hành Windows 10 và đặt nó làm phân vùng boot chính. Và ở đây, bạn sẽ thấy tất cả các phân vùng đã được tạo cho hệ điều hành trước đó. Nếu bạn muốn sử dụng chúng, thì bạn có thể dùng luôn hoặc tạo phân vùng mới của riêng mình tại đây.
Tạo phân vùng mới sẽ làm tiêu tốn thời gian của bạn. Nhưng nếu những phân vùng này thực sự quan trọng với bạn, thì bạn hãy nhấp vào Drive options (advanced), sau đó nhấp vào nút New và nhập kích thước phân vùng tính bằng MB (Megabyte).
Khi các phân vùng đã sẵn sàng, hãy chọn phân vùng, nhấp vào Format rồi nhấn Next để sang bước tiếp theo.
Bước 10:
Tiếp đến quá trình cài đặt sẽ diễn ra ngay sau đó. Quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 10-15 phút, tùy thuộc vào cấu hình máy tính nhanh hoặc chậm.
Bước 11:
Khi quá trình cài đặt xong, máy tính sẽ khởi động lại và quay trở lại màn hình thiết lập lần đầu sử dụng.
Sau khi tất cả các file được sao chép, cũng như việc cài đặt những tính năng và bản cập nhật đã hoàn tất. Thiết lập Windows 10 sẽ tự khởi động lại và sau đó, bạn sẽ thấy thông báo Getting Devices ready.
Bạn đã cài đặt thành công Windows 10 trên ổ cứng của mình và bây giờ, hãy đến phần cấu hình & tùy chọn.
Bước 12:
Bây giờ, sau khi sao chép tất cả các file và cài đặt bản cập nhật thành công, bạn sẽ được khởi động lại vào màn hình mới và nó sẽ yêu cầu các tùy chọn. Vì vậy, chọn Region là United States hoặc tùy theo sở thích và nhấp vào Yes.
Bây giờ, tiếp theo là chọn bố cục bàn phím bên phải là US hoặc English (India) và sau đó nhấp vào Yes.
Và nếu bạn muốn thêm bố cục bàn phím thứ hai, hãy nhấp vào Add layout hoặc chỉ cần nhấp vào Skip.
Bây giờ, việc tiếp theo là tạo tài khoản người dùng và mật khẩu mới.
Bước 13:
Tiếp đến là tạo tài khoản người dùng và mật khẩu.
Trên màn hình tiếp theo, bạn sẽ được hỏi “Who’s going to use this PC?”. Vì vậy, hãy nhập tên tài khoản người dùng (Account Name) và sau đó nhấp vào Next.
Bây giờ, hãy tạo một mật khẩu siêu dễ nhớ cho User Account và sau đó nhấp vào Next.
Và sau đó xác nhận mật khẩu Windows 10 của bạn và nhấp vào Next.
Sau khi tạo mật khẩu, nó sẽ yêu cầu tạo câu hỏi bảo mật cho tài khoản này. Vì vậy, hãy chọn chúng một cách khôn ngoan để bạn có thể ghi nhớ và sau đó nhấp vào Next.
Bây giờ, hãy chuyển sang cài đặt Windows 10 cuối cùng.
Bước 14:
Bây giờ, trên màn hình tiếp theo, sẽ xuất hiện yêu cầu “Do more across devices with activity history”, đây là một tính năng Timeline của Windows 10. Tính năng Timeline lưu lại hồ sơ theo dõi các ứng dụng và trang web bạn truy cập hàng ngày (một lựa chọn tốt). Vì vậy, hãy nhấp vào Yes.
Sau đó, nó sẽ yêu cầu bạn “Get help from your digital assistant”, còn được gọi là tính năng Cortana. Về cơ bản, điều này hoạt động như Google Assistant và Siri cho người dùng Windows 10. Vì vậy, hãy nhấp vào Accept.
Và cuối cùng là “Choose privacy settings for your device” cho các tính năng như nhận dạng giọng nói trực tuyến, vị trí và tìm thiết bị (Find my device). Vì vậy, hãy chọn chúng một cách thông minh và sau đó nhấp vào Accept.
Khi quá trình thiết lập xong người dùng sẽ được đưa tới giao diện màn hình Windows 10 hoàn chỉnh. Bây giờ bạn có thể cài đặt bất cứ phần mềm hay ứng dụng nào đó cho máy tính.
Nguồn tin: Quantrimang.com:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn