Những cách làm chủ cuộc trò chuyện khi bạn là một người hướng nội

Thứ bảy - 27/08/2022 00:49

Thực tế, người hướng nội không phải người rụt rè, ngại giao tiếp, sợ xã hội hay không tự tin vào năng lực của bản thân. Họ là những người cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi được ở một mình và làm những điều khiến bản thân hạnh phúc. Dưới đây là 7 cách giúp bạn có thể vượt qua cảm giác căng thẳng trong một cuộc trò chuyện hay tại các buổi hội họp.

***

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống cạn kiệt năng lượng vì phải liên tục tham dự sự kiện, tiệc tùng… những hoạt động khiến bạn phải trở nên sôi nổi dù bạn là một người hướng nội?

Thực tế, người hướng nội không phải người rụt rè, ngại giao tiếp, sợ xã hội hay không tự tin vào năng lực của bản thân. Họ là những người cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi được ở một mình và làm những điều khiến bản thân hạnh phúc. Dành thời gian ở một mình cũng là cách để họ “sạc” lại năng lượng sau những giờ làm việc chăm chỉ, thay vì tụ tập bạn bè để tán gẫu, ăn uống. Vì vậy, các cuộc hẹn đông đúc thường khiến họ rơi vào trạng thái mệt mỏi. 

Dưới đây là 7 cách giúp bạn có thể vượt qua cảm giác căng thẳng trong một cuộc trò chuyện hay tại các buổi hội họp.

1. THỬ ĐẶT NHIỀU CÂU HỎI

Chắc chắn bạn sẽ có cảm giác “muốn tìm chỗ nấp” khi mọi sự chú ý đổ dồn vào mình. Để ngăn chặn điều này, bạn hãy thử đặt nhiều câu hỏi để chuyển cuộc trò chuyện và sự chú ý của mọi người lên các vấn đề khác. Có nhiều cá nhân thích chia sẻ, tâm sự về cuộc đời của họ, vì vậy, hãy thử đặt câu hỏi mở để khơi gợi cuộc trò chuyện, từ đó bạn có thể giảm bớt nỗi lo và có thể kết nối với người khác theo cách sâu sắc hơn.

2. GIẢM SỰ LO LẮNG VÀ ĐÓN NHẬN GIÁ TRỊ CỦA CUỘC TRÒ CHUYỆN

Thật khó để điều chỉnh tâm trạng trong chốn đông đúc khi bạn chỉ có một mình, nhưng bạn không nên trốn chạy khỏi buổi tiệc bằng cách chui vào một góc khuất hoặc cố gắng làm việc riêng với mong muốn không ai để ý tới mình. Bạn hãy thử mở lòng và nhìn nhận những điểm tích cực mà bạn có thể gặt hái được sau buổi tiệc này, như: có thể tạo dựng được niềm tin với người khác, quen biết thêm nhiều người bạn tốt… 

cuoc-tro-chuyen-cho-nguoi-huong-noi

3. HẠN CHẾ NHỮNG LỜI LẼ CỘC LỐC

Mặc dù bạn rất giỏi trong việc lắng nghe và đặt mình vào vị trí của người khác, nhưng đôi khi bạn nên đóng vai trò là người chia sẻ. Hãy thử nói về bản thân, dù là những điều nhỏ nhặt như các thói quen sinh hoạt hằng ngày hoặc một chủ đề mà bạn quan tâm… để giữ cuộc trò chuyện trở nên tự nhiên và gần gũi hơn. Hoặc khi cảm thấy không đủ thoải mái để tiếp tục, hãy khéo léo thổ lộ với đối phương và tỏ ý bạn cần nghỉ ngơi thay vì những câu trả lời cộc lốc hay chỉ đáp qua loa khi được đặt câu hỏi.

4. BẮT ĐẦU BẰNG MỘT LỜI KHEN

Nếu không biết cách bắt chuyện hoặc hết chủ đề để nói, bạn nên nên bắt đầu bằng một lời khen, như: “Mình thích trang phục của bạn hôm nay quá! Bạn mua ở đâu thế?”. Đây chính là một mẹo trong giao tiếp, dù đơn giản nhưng cũng có thể giảm bớt căng thẳng và giúp bạn dễ dàng hòa nhập hơn với đám đông. 

5. HÃY ĐỐI XỬ TỬ TẾ VỚI BẢN THÂN

Dù bạn làm gì, đừng tự trách mình nếu không thể tìm ra chủ đề để kéo dài cuộc trò chuyện và chỉ dừng lại sau hai, ba phút trao đổi khiến cuộc hội thoại không có chiều sâu. Những người hướng nội có xu hướng tập trung vào tiểu tiết, họ thường để ý quá mức đến những lỗi lầm của bản thân, dù là nhỏ nhất, nên họ e sợ rằng một cuộc trò chuyện nhàm chán có thể làm phiền đối phương. Thay vì lặp đi lặp lại một sự việc đã qua trong tâm trí, bạn hãy xem điều đó như một bài học và bình thản chấp nhận những điều đã qua. Trong những cuộc hội thoại, bạn hãy là chính mình và chia sẻ những gì bạn cảm thấy thoải mái. 

co-gai-phat-trien-ban-than-mot-cach-lanh-manh-scaled

6. CHÚ Ý ĐẾN NGÔN NGỮ CƠ THỂ

Ngay cả khi bạn nghĩ rằng một cuộc trò chuyện đang diễn ra tốt đẹp, ngôn ngữ cơ thể của bạn có thể hoàn toàn biểu thị điều ngược lại, chẳng hạn như trong lúc đối phương đang đáp lời mà bạn lại cúi gằm mặt xuống, họ sẽ nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ. Bạn có biết, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là nơi truyền tải thông tin rõ ràng và chân thật nhất? Hãy nhìn thẳng vào người đối diện, thả lỏng cơ thể và mỉm cười. Các cử chỉ đó sẽ biểu thị sự tin tưởng, điều này có thể giúp cuộc nói chuyện thành công và thú vị hơn nhiều.

7. HỌC CÁCH RỜI KHỎI CUỘC NÓI CHUYỆN MỘT CÁCH KHÉO LÉO

Giả sử bạn đang trò chuyện với ai đó, nhưng đột nhiên không tìm ra chủ đề để tiếp tục cuộc hội thoại. Bạn không muốn tỏ ra thô lỗ nhưng cũng không muốn cuộc trò chuyện trở nên khó xử. Đừng quá lo lắng khi điều này xảy ra. Cho dù bạn đang tham dự một sự kiện mở hay một bữa tiệc, hãy nói với người đó rằng bạn cần đi uống nước và bạn sẽ nói chuyện với họ sau. Hoặc nếu bạn đang đứng cạnh một người quen, hãy giới thiệu họ với người mà bạn đang trò chuyện và lịch sự xin phép rời đi nơi khác. 

 

Tác giả: Theo Elle

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay11,244
  • Tháng hiện tại152,503
  • Tổng lượt truy cập9,858,355
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây