Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Khi nói tới việc xách balo lên đường, điều đầu tiên người ta thường hay nghĩ tới chính là tiền bạc. Tiền bạc có thể là vấn đề khiến người ta hay phải đau đầu, nhưng có thật sự là vấn đề quan trọng nhất?
***
Khi nói tới việc xách balo lên đường, điều đầu tiên người ta thường hay nghĩ tới chính là tiền bạc. Tiền bạc có thể là vấn đề khiến người ta hay phải đau đầu, nhưng có thật sự là vấn đề quan trọng nhất?
“Còn trẻ nghĩa là bạn có sức khỏe, cũng có nghĩa là bạn có thể ăn rẻ, ở rẻ và chi tiêu ít để đi được thật xa”, nhà báo Trương Anh Ngọc đề cập trong cuốn sách Đi Khi Ta Còn Trẻ vừa mới ra mắt. Khi nói tới việc xách balo lên đường, điều đầu tiên người ta thường hay nghĩ tới chính là tiền bạc. Tiền bạc có thể là vấn đề khiến người ta hay phải đau đầu, nhưng có thật sự là vấn đề quan trọng nhất?
Nhà báo Trương Anh Ngọc đã dành hẳn một chương trong cuốn sách mới chỉ để trả lời cho câu hỏi “Tiền đâu mà đi?”. Anh chia sẻ: “Nếu bạn đã khao khát đi, bạn mơ ước đi trên những cung đường thế giới, bạn sẽ tìm ra cách để có tiền mà đi”.
Đi Khi Ta Còn Trẻ tập hợp những bài viết của Trương Anh Ngọc trong vòng từ 10 - 15 năm. Một số bài viết đã từng được công bố, một số được anh viết trong thời gian 2 năm COVID-19 bùng nổ, thời điểm dịch bệnh khiến một người thích phiêu lưu lang bạt như anh "phát rồ" khi không thể đi đâu, chỉ có thể hồi tưởng lại những chuyến đi trong quá khứ.
Cuốn sách này đem tới cho độc giả cái nhìn xuyên suốt của một người lữ hành từng trải, đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, và không ngừng tạo cảm hứng cho người khác cùng bước ra thế giới. Chính từ những trải nghiệm đã có, tác giả tái định nghĩa những điều vốn quen thuộc bằng góc nhìn mới mẻ, rộng mở.
Sức hấp dẫn lôi kéo những người lữ hành mải miết muốn đi, muốn khám phá có lẽ nằm ở sự mới mẻ của cuộc sống. Với một người lữ hành mê xê dịch, họ khám phá những cung đường mới, những đất nước mới, ngắm bình minh và hoàng hôn ở nhiều địa điểm khác nhau, ăn ở nhiều nơi, ngủ trên nhiều chiếc giường ở khắp nơi. Những chuyến đi tạo ra nhiều xúc cảm, nhiều kỷ niệm cũng như những dấu ấn trong đời mỗi người.
Ngay cả những vất vả trong một chuyến đi cũng là một thứ hương liệu rất riêng, để một lúc nào đó, khi bạn nhắm mắt mơ màng hồi tưởng, dư vị đó sẽ quay lại, vấn vít bạn hòa vào thương nhớ, bồi tụ tạo nên bạn của thực tại.
Một khi đi đủ nhiều, bạn sẽ học được cách xử trí với những tình huống cực kỳ hay gặp mỗi khi xê dịch, chẳng hạn như trễ chuyến. Một khi đã trễ chuyến thì cau có, bực mình cũng chẳng thể thay đổi được gì, ngoài việc tự chuốc thêm cho mình những cảm xúc tiêu cực.
Với Trương Anh Ngọc, trễ chuyến như một phần của chuyến bay. Một người lữ hành giàu kinh nghiệm sẽ luôn có cách ứng phó một cách linh hoạt với tình huống này, tận hưởng sự cố thay vì mất thời gian cho việc kêu ca. Ngoài trễ chuyến, còn có vô vàn những tình huống một người lữ hành có thể gặp phải trong hành trình của mình như nhầm giờ, trễ tàu, đến muộn, gặp cướp,... Nguy hiểm luôn có, khó khăn vất vả luôn có, nhưng chính từ hành trình xê dịch không ngừng, chúng ta tạo ra sự phong phú trải nghiệm cho bản thân, thêm vào đó là sự thấu hiểu và bao dung.
Và hơn hết là học hỏi được những kĩ năng phục vụ cho chính mình, như cách bạn ứng phó với các tình huống không mong muốn, việc chuẩn bị cho các chuyến bay dài, làm thế nào tránh jetlag,... Rồi biết đâu, chính hành trình của bạn sẽ lại tạo cảm hứng cho một ai đó, thúc đẩy họ tiếp tục đi, tiếp tục khám phá thế gian này.
Tác giả: Theo Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn