6 kiểu 'tư duy triệu phú': Suy nghĩ của bạn giống người giàu bao nhiêu phần trăm?

Thứ hai - 21/06/2021 00:24

Sự khác biệt giữa người giàu và người thường là gì? Đây là vấn đề mà đại đa số chúng ta đều từng suy ngẫm. 6 quan niệm sau đây có thể sẽ làm rõ hơn về câu trả lời đang được tìm kiếm.

***

Sự khác biệt giữa người giàu và người thường là gì? Đây là vấn đề mà đại đa số chúng ta đều từng suy ngẫm. 6 quan niệm sau đây có thể sẽ làm rõ hơn về câu trả lời đang được tìm kiếm.

Nếu xét về điều kiện bên ngoài, có thể thấy, người thành công không thuộc một tuýp cố định nào cả. Một số có trình độ học vấn cao, một số không có bằng cấp gì cả. Một số người có tính khí xấu; một số lại rất hòa ái, dễ gần. Một số người thành công khi đã lớn tuổi với kinh nghiệm dày dặn, nhưng cũng có không ít người trẻ tuổi mà vẫn tự làm nên thành tựu cá nhân.

Vậy đâu là yếu tố quan trọng để trở nên giàu có? 

Nguyên nhân chủ yếu nằm ở: Cách nghĩ. Điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người bình thường chính là các điều kiện vô hình như hệ thống tư duy logic và đường lối lập luận suy nghĩ. Nói như vậy, bất kể điều kiện hiện tại của bạn là gì, chỉ cần suy nghĩ của bạn thay đổi, tình hình tài chính của bạn cũng có thể thay đổi theo hướng tích cực hơn.

tu-duy-lam-giau

Trong cuốn sách "Bí Mật Tư Duy Triệu Phú" (Tựa gốc: Secrets of the Millionaire Mind: Mastering the Inner Game of Wealth), tác giả T. Harv Eker luôn cho rằng: Đừng đợi tới khi có tiền mới trở thành một người giàu có, hãy trở thành người giàu có để kiếm ra tiền. Nghe khá là khó hiểu, nhưng lấy một ví dụ đơn giản như sau: Nếu bạn muốn giảm cân, bạn không thể làm được điều đó nếu chỉ đăng ký tập gym rồi đứng lên cân để kiểm tra trọng lượng mỗi ngày. Mà bạn phải xây dựng thói quen vận động, kiểm soát nhu cầu ăn uống thì mới có thể giảm cân. Do đó, trở thành một người thường xuyên tập thể dục và ăn uống lành mạnh, bạn sẽ đạt được mục tiêu.

Khía cạnh tài chính cũng vậy. Một người trúng vé số cũng có thể coi là người có tiền. Tuy nhiên, 70% người trúng xổ số ở Hoa Kỳ đã phá sản chỉ sau vài năm, nguyên nhân là do sự thiếu nhạy bén về tài chính. 

Ngay cả khi sở hữu rất nhiều tiền, họ cũng không thể trở thành người giàu đích thực mà nhanh chóng trở lại với tình cảnh túng thiếu, nợ nần. Ngược lại, với một người sở hữu cái đầu của sự thành công, cho dù xuất phát điểm thấp đến đâu, việc họ kiếm ra tiền và trở nên giàu có cũng chỉ là vấn đề thời gian. Vì vậy, T. Harv Eker đã tổng hợp 6 quan niệm tư duy khác biệt như sau để mọi người có thể thay đổi lối suy nghĩ của mình.

1. Người giàu chủ động chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, trong khi người nghèo luôn nghĩ họ là nạn nhân

Tại sao nhiều người phá sản vì xổ số? Vì họ dựa dẫm quá nhiều vào vận may “trời cho”. Nếu thất bại, họ đổ lỗi cho ông trời chứ không phải bản thân. Hầu hết những người hay phàn nàn, oán giận đều tỏa ra năng lượng tiêu cực, tự ảnh hưởng lẫn nhau, khiến hậu quả càng trở nên tệ hại.

Bài học: Ngừng phàn nàn và bắt đầu thay đổi ngay hôm nay.

giàu_có

2. Người giàu tập trung vào cơ hội, còn người thường chỉ nhìn thấy khó khăn

Đứng trước sự thay đổi, chúng ta thường nghĩ “Nếu thất bại thì sao?”, trong khi người giàu đang nghĩ “Làm thế nào để làm cho nó thành công?”

Sự khác biệt nhỏ về khái niệm này sẽ phản ánh trực tiếp khả năng hành động. Hành động bao giờ cũng tốt hơn là không hành động. Trong khi đa số vẫn đang giậm chân ở quá trình chuẩn bị tinh thần, chần chừ không dám thể hiện thì người khác đã sẵn sàng mạo hiểm, nắm bắt thật nhanh để biến cơ hội thành của riêng mình. 

Quy tắc làm giàu: Nhất cự ly, nhì tốc độ.

3. Người giàu luôn kết giao với người thành công

Thế giới có hàng tỷ người, nhưng chỉ số ít trong đó đạt được thành công. Thay vì tự ti, suy nghĩ tới lòng tự trọng cá nhân, người giàu luôn tích cực chủ động để có thể kết giao với những người hơn mình, từ đó học hỏi cách suy nghĩ và bí quyết thành công của họ. Trong khi đó, những người thất bại lại có xu hướng hòa hợp với nhau vì ở đó, họ cảm giác thoải mái hơn, không bị thua kém.

Bài học: Đừng tự ti hay ganh ghét khi gặp người hơn mình, thay vào đó, hãy học hỏi.

ket-giao-1427

4. Người giàu biết cách tự quảng bá bản thân và giá trị của mình

Có người cho rằng, chỉ cần sản phẩm của mình đủ tốt thì sẽ luôn có người mua. Những điều này chỉ đúng khi có tiền đề là khách hàng đã biết rõ về sản phẩm của bạn. Nếu không, họ chẳng có lý do gì phải lựa chọn bạn cả.

Những người thành công thường là người giỏi tiếp thị. Họ không chỉ tiếp thị sản phẩm làm ra, mà còn tiếp thị giá trị chính mình. 

Bài học: Để phát huy giá trị bản thân, phải biết cách làm chủ khả năng của mình, sau đó mới thuyết phục được người khác cho bạn cơ hội.

5. Người giàu được trả tiền theo kết quả, và người thường được trả tiền theo thời gian

Đại đa số chúng ta thích nhận lương cố định hàng tháng và theo giờ, bởi vì phương pháp thu nhập này mang lại cho mọi người cảm giác ổn định và an toàn. Nhưng trên thực tế, mọi cảm giác an toàn đều có giá, giống như việc bạn mua bảo hiểm vậy. Và cái giá cho nó là khá nhiều cơ hội kiếm tiền.

Người giàu biết rất rằng, ít ai giàu được nhờ làm công ăn lương. Bạn phải dùng tài năng và giá trị thực của bản thân để làm ra kết quả, sau đó tận dụng kết quả để kiếm được những khoản thù lao cao hơn việc mua bán thời gian đơn thuần. 

Quy luật làm giàu: Ít nhất hãy duy trì cho bản thân một nguồn thu nhập dựa trên giá trị bản thân thực sự chứ không đơn thuần là bán thời gian để nâng tầm tài chính cá nhân.

tuổi_2o

6. Người thành công dùng tiền để thay mình làm việc, người thường lấy làm việc để đổi thành tiền

Từ nhỏ, chúng ta đã thấm nhuần một quan niệm: "Phải làm việc chăm chỉ mới có tiền."

Người thường luôn nghĩ rằng cuộc sống phải có công việc, phải làm cả đời thì mới có cảm giác an toàn. Nhưng đối với người giàu, công việc chỉ là hiện tượng tạm thời, sau đó, họ sẽ tìm cách dùng số tiền kiếm được để đổi lấy thu nhập thụ động, thời gian sau này không còn bị bó buộc vào công việc nữa.

Trạng thái "tự do tài chính” này chỉ xảy ra khi bạn không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai về tiền bạc và có khả năng sống theo cách mà mình mong muốn, thay vì bị dòng đời xô đẩy, cuộc sống ép buộc.

Bài học: Cần tạo ra ít nhất 1-2 loại thu nhập thụ động. 

 

Tác giả: Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập55
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm47
  • Hôm nay13,370
  • Tháng hiện tại189,953
  • Tổng lượt truy cập10,404,219
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây