3 bước giúp bạn từ người mờ nhạt trở nên ưu tú ở công ty

Thứ tư - 23/06/2021 23:57

Biết người khác chỉ là bước khởi đầu của việc quản lý họ, chỉ khi bạn giỏi tận dụng những lợi thế của họ thì bạn mới có thể nắm vững bản chất của việc quản lý người khác. Ở nơi làm việc, sếp quản lý cấp dưới là điều đương nhiên nhưng nhân viên cũng có thể quản lý lãnh đạo của chính họ. Bạn không nghe lầm đâu, hãy đọc bài viết và suy ngẫm nhé.

***

Biết người khác chỉ là bước khởi đầu của việc quản lý họ, chỉ khi bạn giỏi tận dụng những lợi thế của họ thì bạn mới có thể nắm vững bản chất của việc quản lý người khác. Ở nơi làm việc, sếp quản lý cấp dưới là điều đương nhiên nhưng nhân viên cũng có thể quản lý lãnh đạo của chính họ. Bạn không nghe lầm đâu, hãy đọc bài viết và suy ngẫm nhé.

1. Bạn phải hiểu rõ những đặc điểm của người lãnh đạo

Việc hiểu được đặc điểm tính cách của các nhà lãnh đạo có thể giúp cho sự hợp tác giữa các bạn trở nên suôn sẻ hơn và giúp bạn được thăng chức nhanh chóng. Tôi có anh bạn tên Trí, anh đã xin vào một công ty du lịch để thực tập rồi ra trường và hiện đang làm việc trong công ty này. Lúc đầu chân ướt chân ráo vào công ty, anh ấy không biết mối quan hệ của những đồng nghiệp trong phòng làm việc này nhưng sau vài năm, anh ấy đã được thăng chức làm trưởng phòng trước những con mắt thán phục của đồng nghiệp khác.

Kể ra cũng bất ngờ, khi anh ta vừa vào công ty, sếp đã giao phó anh cho một trưởng phòng khá là khó tính để đào tạo. Nghe nói vị lãnh đạo này luôn thích "hành" người, nhiều nhân viên dưới trướng của vị này đều nhăn mặt khi nghe tên và không ai có thể làm việc quá 3 tháng, những đồng nghiệp lâu năm khác trong công ty cũng thuyết phục Trí tìm cơ hội nhanh chóng chuyển bộ phận cho "đỡ khổ". Nhưng trái với sự mong đợi của mọi người, Trí nói: "Cảm ơn mọi người đã lo lắng cho tôi. Tôi không có thói quen định nghĩa ai đó qua miệng lưỡi của người khác. Tôi nghĩ bộ phận này khá tốt, cũng không nghĩ vị lãnh đạo này tệ đến vậy đâu".

Sau đó, Trí phát hiện ra rằng trưởng phòng của mình không thích la mắng người khác, nhưng anh ấy rất nghiêm túc và có trách nhiệm. Khi thấy những sinh viên mới tốt nghiệp đưa đến tay mình mà thiếu cẩn trọng, không nghiêm túc, không hoàn thành công việc đúng hạn, anh ta sẽ khiển trách họ, mục đích của anh ta là mong những người này có thể trưởng thành và thành thạo công việc nhanh chóng.

eq_-_cao

Nhờ có mắt quan sát, Trí đã biết được ít nhất một vài thông tin về người lãnh đạo: Tính tình dễ cáu gắt, làm việc năng nổ, hoạt bát; Chân thành và ngay thẳng và có vấn đề gì phải báo ngay Nghiêm túc và có trách nhiệm với mọi việc và ghét sự trì hoãn.

Biết cấp trên thích báo cáo đúng lúc nên mọi việc trưởng phòng này giao, Trí sẽ phản hồi ngay sau khi anh ấy hoàn thành. Dù đôi khi nhiệm vụ đó anh kham không nổi, anh ấy sẽ nhanh chóng thông báo cho trưởng phòng lý do và xin ý kiến ​​của vị này.

Trưởng phòng rất hài lòng về anh và quyết định chọn anh là cánh tay phải của mình. Mấy năm sau, hầu hết đồng nghiệp của Trí đều rời bỏ công việc hoặc xin chuyển bộ phận. Còn riêng anh đã được thăng chức hết mức theo sự tiến cử của trưởng phòng mình và trở thành tổng giám đốc của một bộ phận trong công ty. Chỉ cần bạn bỏ đi những định kiến ​​của mình về người khác, thành công của bạn sẽ là điều tất yếu, không phải ngẫu nhiên mà có.

2. Để "quản lý" lãnh đạo, trước hết chúng ta phải hiểu nguyên tắc làm việc của lãnh đạo

Logic của một người được phản ánh trong ngôn ngữ còn nguyên tắc làm việc của một người được phản ánh trong hành động của anh ta. Mỗi người đều có những nguyên tắc làm việc của riêng mình. Để quản lý tốt một nhà lãnh đạo, bạn cần hiểu nguyên tắc hành động của anh ta. Những người được thăng chức và tăng lương nhanh chóng là những người giỏi khám phá nguyên tắc làm việc của lãnh đạo. Cái gọi là nguyên tắc làm việc có thể chỉ là những thái độ hoặc thói quen nhất định, nhưng những thái độ hay thói quen này tồn tại một cách khách quan.

ban-linh-1

Bậc thầy quản lý nổi tiếng Peter Drucker từng nói rằng có hai kiểu người, kiểu người giỏi đọc và kiểu người giỏi nghe. Trước hết, bạn phải phân biệt người lãnh đạo của bạn là người đọc hay người nghe, sau đó quản lý người lãnh đạo của bạn theo hai kiểu khác nhau này. Ví dụ, các nhà lãnh đạo kiểu người lắng nghe rất giỏi thích thu thập thông tin trong các cuộc trò chuyện và quan sát phản ứng của người khác từ các cuộc trò chuyện. Nếu bạn gửi một đống báo cáo dày cộp cho vị sếp này, chắc chắn anh ta sẽ không thể chấp nhận được, bởi vì anh ta chỉ có thể đọc nó sau khi đã "lắng nghe". Dù bạn cảm thấy rằng bản báo cáo đã được viết một cách hoàn hảo, nhưng anh ấy vẫn sẽ nghĩ rằng bạn làm việc quá máy móc.

Còn nhà lãnh đạo thuộc tuýp người đọc tốt thì rất giỏi trong việc thu thập thông tin thông qua việc "đọc" và nhiều điều chỉ có thể được rút ra sau khi anh ta "đọc". Nếu bạn đối mặt với một nhà lãnh đạo kiểu đọc và nói chuyện thoải mái trước mặt anh ta, chắc chắn đó là một sự lãng phí thời gian. Trước đây, có một trưởng bộ phận trong công ty của chúng tôi, là một độc giả điển hình. Cấp dưới của anh là người rất giỏi giao tiếp, mỗi khi cấp dưới chịu trách nhiệm báo cáo nghiên cứu hành vi khách hàng cho bộ phận này, trưởng bộ phận luôn đáp lại: "Anh hãy lấy một tờ giấy và giúp tôi viết chúng ra". 

Nhân viên này mỗi lần như vậy đều rất đau lòng, bởi vì cậu ấy hoạt ngôn nhưng viết không giỏi, lãnh đạo lại để cho chính cậu viết, đây không phải là cố ý làm xấu mặt chính cậu ấy sao. Sau đó, tôi trò chuyện với nhân viên này và nói với anh ta rằng người phụ trách không cố ý làm anh ta khó xử, mà người phụ trách là kiểu người giỏi đọc chứ không phải giỏi nghe. Sau khi nghe tôi nói, anh nhân viên chợt nhận ra và mỗi khi báo cáo công việc với trưởng bộ phận, anh ta sẽ viết một bản báo cáo dưới dạng bản thảo. Người phụ trách nói rằng rất hài lòng về anh ta, đặc biệt là báo cáo công việc của anh ta.

Để quản lý một nhà lãnh đạo, bạn cần phải nắm vững cách thức và nguyên tắc làm việc của người lãnh đạo và làm việc theo cách mà anh ta đã quen, điều này sẽ giúp các bạn hợp tác tốt và đồng thời cho phép hai người tin tưởng lẫn nhau hơn.

hop_-_tac

3. Hãy giỏi phát huy lợi thế của lãnh đạo

Thế giới này muôn vàn kiểu người, chúng ta nên hiểu điểm mạnh của người lãnh đạo và phát huy hết sức mạnh của họ. Một số nhà lãnh đạo giỏi giải quyết các vấn đề chính trị, một số khác lại giỏi giải quyết các vấn đề dữ liệu và giải quyết các vấn đề liên cá nhân. Những người khác nhau giỏi giải quyết các vấn đề khác nhau. Để quản lý khả năng của lãnh đạo, trước tiên bạn phải biết thế mạnh của lãnh đạo là gì, sau đó bạn có thể sử dụng chúng. 

Ví dụ, cách đây nhiều năm, có một cô gái trẻ trong bộ phận nhân sự của công ty bạn tôi. Cô ấy rất thông minh và rất giỏi phát huy hết lợi thế của người lãnh đạo. Một lần, cô gặp khó khăn trong việc tính toán số liệu chi phí lao động, cô biết rằng ban lãnh đạo trực tiếp của mình rất không nhạy cảm với các con số và không thích tính toán. Vì vậy cô đã tìm một đồng nghiệp làm trưởng bộ phận kế toán để giúp đỡ, người đồng nghiệp này đã nhanh chóng giúp cô giải quyết vấn đề dữ liệu.

nhan_-_vien_-_xuat_-_sac

Trong một lần khác, lãnh đạo phòng kinh doanh xảy ra mâu thuẫn với nhân viên và suýt đánh nhau trong công ty. Cô gái lập tức tìm một người lãnh đạo giỏi giải quyết mâu thuẫn giữa các cá nhân và nhờ người lãnh đạo này giúp đỡ giao tiếp, dưới sự điều phối của anh ta, sự việc nhanh chóng được giải quyết và văn phòng yên ổn trở lại. Nhiều năm sau, tôi nghe nói cô gái nhỏ ấy giờ đã đạt được vị trí giám đốc nhân sự.

Biết người khác chỉ là bước khởi đầu của việc quản lý họ, chỉ khi bạn giỏi tận dụng những lợi thế của họ thì bạn mới có thể nắm vững bản chất của việc quản lý người khác.

Cuối cùng:

Ở nơi làm việc, chỉ những người giỏi quản lý lãnh đạo của chính mình mới được thăng chức. Suy cho cùng, không ai muốn thăng chức cho một người không vừa mắt, đây là bản chất của con người. Vậy nên,

Hãy giỏi quản lý lãnh đạo của chính mình, bạn sẽ có cơ hội được thăng chức cao hơn. Để quản lý lãnh đạo hiệu quả, bạn cần nắm vững những điểm sau:

1. Bạn phải hiểu rõ những đặc điểm của người lãnh đạo

2. Bạn phải hiểu nguyên tắc làm việc của lãnh đạo

3. Phải giỏi phát huy hết lợi thế của lãnh đạo

 

Tác giả: Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay12,438
  • Tháng hiện tại153,697
  • Tổng lượt truy cập9,859,549
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây