Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Có rất nhiều công cụ để đo benchmark cho card đồ họa hoặc GPU trong Windows 10. Nếu bạn đang ép xung, thì bài viết khuyên bạn nên sử dụng một cái gì đó như Heaven benchmark hoặc 3DMark, để xem liệu sự mày mò của bạn có cho ra tốc độ khung hình bạn cần ở nhiệt độ bạn muốn không.
FurMark có thể trông giống với những công cụ đó, nhưng thực tế nó thiên về kiểm tra stress test hơn là một công cụ benchmark. Sự khác biệt là gì ư? FurMark sẽ đẩy GPU mạnh hơn và tiêu thụ nhiều điện năng hơn, đây là một cách tốt để kiểm tra xem card đồ họa có ổn định ở cài đặt gốc hay không.
Nếu bạn nghi ngờ phần cứng GPU của mình có thể bị lỗi, hãy kiểm tra nó trong FurMark và bạn sẽ nhanh chóng tìm ra câu trả lời. Đây cũng là một cách hay để kiểm tra khả năng quản lý nhiệt của GPU và cung cấp cho bạn ý tưởng về việc bạn có thể cần nâng cấp hệ thống tản nhiệt của mình hay không. Công cụ đẩy GPU của bạn đến giới hạn để kiểm tra độ ổn định của nó.
Lưu ý: Vì những lý do này, bài viết khuyên bạn không nên sử dụng FurMark cho các GPU được ép xung, mà chỉ để stress test GPU ở cài đặt gốc.
Sau đây là cách để stress test GPU bằng FurMark.
1. Tải xuống và cài đặt FurMark:
https://geeks3d.com/furmark/
2. Mở FurMark và bạn sẽ thấy các cài đặt khác nhau có thể sử dụng. Bạn nên để nguyên phần lớn những thứ này, nếu bạn chỉ muốn thực hiện stress test GPU thông thường.
3. Một điều bạn có thể muốn thay đổi trong menu Settings là đánh dấu vào ô “GPU temperature alarm”, hộp này sẽ phát ra cảnh báo khi GPU của bạn đạt đến một nhiệt độ nhất định.
4. Để chạy stress test mặc định dựa trên độ phân giải bạn thường chạy game, hãy nhấp vào giá trị preset có liên quan trong hộp “GPU benchmarks”.
Stress test sẽ từ từ tăng mức sử dụng năng lượng của GPU và bạn sẽ thấy nhiệt độ GPU của mình tăng lên. Theo nguyên tắc chung, nếu bạn có thể chạy stress test FurMark mà không gặp bất kỳ sự cố nào trong 30 phút, điều đó có nghĩa là card đồ họa của bạn đang hoạt động như bình thường.
5. Theo dõi góc trên bên trái để biết tải trên GPU của bạn (nó phải ở mức khoảng 100%), cũng như biểu đồ ở phía dưới để theo dõi nhiệt độ.
Trong khi kiểm tra stress test đang chạy, có một vài dấu hiệu cho thấy GPU của bạn có thể đang gặp khó khăn.
Dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất của các vấn đề phần cứng là FurMark bị treo hoặc khiến PC gặp sự cố. Nếu điều này xảy ra liên tục trong nhiều lần chạy kiểm tra stress test, thì bạn có thể có GPU hoặc PSU (bộ cấp nguồn) bị lỗi.
Các dấu hiệu tinh tế hơn về các vấn đề GPU có thể bao gồm những hiện tượng hình ảnh và trục trặc trên màn hình trong quá trình test.
Nếu GPU (không được ép xung) của bạn đang chạy vượt quá 90°C đến 95°C trong preset stress test, thì bạn nên xem xét việc cải thiện khả năng làm mát của mình - bằng cách lắp bộ làm mát cho GPU, cải thiện cách bố trí quạt trong case hoặc mua một case máy tính khác với khả năng làm mát tốt hơn.
Nguồn tin: Quantrimang.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn