Toán tử UNION trong SQL Server

Thứ ba - 17/10/2023 09:23

Union trong SQL Server là gì? Cách dùng Union SQL Server như thế nào? Hãy cùng Quantrimang.com tìm hiểu nhé!

Bạn sẽ không khó xin được việc làm tốt với mức lương cao nếu biết lập trình. Đây hiện đang là một trong số ngành được săn đón nhất hiện nay. Chì cần là một lập trình viên mới ra trường nhưng có kỹ năng tốt và biết cách xây dưng những sản phẩm hữu ích theo nhu cầu thị trường, bạn dễ dàng được nhận sau một buổi phỏng vấn. Thật tuyệt phải không?

Thế giới lập trình vô cùng đa dạng về ngôn ngữ phát triển. Bạn chỉ cần xác định mục tiêu muốn theo đuổi để chọn được ngôn ngữ phù hợp. Tuy nhiên, dù chọn ngôn ngữ nào, bạn cũng cần biết tới SQL Server.

Học SQL Server không khó. Hãy bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nhất. Ở bài viết này là toán tử UNION trong SQL Server.

Toán tử UNION ALL chọn các trường từ hai hoặc nhiều bảng tương tự như UNION. Tuy nhiên, khác UNION, UNION ALL không bỏ qua các trường trùng lặp.

Toán tử UNION được dùng để kết hợp 2 bộ kết quả từ 2 hoặc nhiều lệnh SELECT. Nó sẽ xóa các hàng trùng trong các lệnh SELECT này.

Mỗi lệnh SELECT trong toán tử UNION phải có cùng số cột trong bộ kết quả với kiểu dữ liệu tương ứng.

Cú pháp toán tử UNION

SELECT bieu_thuc1, bieu_thuc2, … bieu_thucnFROM bang[WHERE dieu_kien]UNIONSELECT bieu_thuc1, bieu_thuc2, … bieu_thucnFROM bang[WHERE dieu_kien];

Tên biến hoặc giá trị biến

bieu_thuc1, bieu_thuc2, … bieu_thucn

Cột hoặc giá trị tính toán muốn lấy.

bang

Bảng muốn lấy bản ghi. Phải có ít nhất 1 bảng trong mệnh đề FROM.

WHERE dieu_kien

Tùy chọn. Điều kiện phải đáp ứng để bản ghi được chọn.

Lưu ý:

  • 2 lệnh SELECT phải có cùng số biểu thức
  • Số cột tương ứng trong mỗi lệnh SELECT phải có cùng kiểu dữ liệu
  • Toán tử UNION xóa các hàng trùng nhau.
  • Xem thêm toán tử UNION ALL.

Ví dụ - trả về một trường thông tin

Ví dụ toán tử UNION trả về 1 trường từ nhiều lệnh SELECT (và các trường có cùng kiểu dữ liệu).

SELECT sanpham_idFROM sanphamUNIONSELECT sanpham_idFROM hangtonkho;

Ở ví dụ trên, nếu có sanpham_id nào xuất hiện ở cả bảng sanpham và hangtonkho, thì sẽ chỉ còn 1 sanpham_id xuất hiện trong bộ kết quả. Nếu không muốn loại bỏ bản ghi trùng, hãy dùng toán tử UNION ALL.

Ví dụ - dùng ORDER BY

Toán tử UNION có thể dùng mệnh đề ORDER BY để sắp xếp kết quả truy vấn.

SELECT danhba_id, danhba_tenFROM danhbaWHERE ten_trang = ‘QuanTriMang.com’UNIONSELECT congty_id, congty_tenFROM congtyWHERE ten_trang = ‘TrangCuaBan.com’ORDER BY 2;

Ở ví dụ này, vì tên cột ở 2 lệnh SELECT khác nhau nên sẽ dễ hơn khi tham chiếu tới cột trong lệnh ORDER BY bằng vị trí trong bộ kết quả. Trong ví dụ trên, ta lọc kết quả theo danhba_ten / congty_ten theo thứ tự tăng dần, như đã nói bằng cụm từ ORDER BY 2.

danhba_ten / congty_ten nằm ở vị trí thứ 2 trong bộ kết quả.

Áp dụng UNION cho nhiều hơn hai truy vấn

Bạn có thể dùng UNION để kết hợp kết quả của nhiều truy vấn nếu cần. Ví dụ một bảng về các loài vật nuôi, bạn có thể làm như sau:

SELECT DogName AS PetName
FROM Dogs
UNION ALL
SELECT CatName
FROM Cats
UNION ALL
SELECT BirdName
FROM Birds;

So sánh SQL UNION và UNION ALL

SQL UNION SQL UNION ALL
Nó chỉ trả về các hàng riêng biệt từ tập kết quả của hai truy vấn. Nó trả về những giá trị trùng lặp từ tập kết quả của hai truy vấn.
Chậm hơn so với toán tử UNION ALL. Triển khai nhanh vì không cần bộ lọc tập kết quả bằng cách loại bỏ các giá trị trùng lặp.

Để cải thiện hiệu suất, bạn nên dùng UNION ALL khi biết các trường lựa chọn sẽ chỉ có những giá trị độc đáo.

So sánh SQL UNION và SQL JOIN

SQL JOIN SQL UNION
Nó được dùng để kết hợp dữ liệu vào các cột mới từ những bảng khác nhau. Nó được dùng để kết hợp dữ liệu vào các hàng mới từ kết quả của những truy vấn khác nhau.
Nó dùng cột thông dụng ở cả hai bảng để tìm nạp dữ liệu. Nó chọn dữ liệu từ hai bảng và kết hợp chúng trong kết quả.
Thoải mái chia cột trong bảng. Số lượng cột phải giống nhau ở cả hai bảng.
Kiểu cột dữ liệu có thể khác nhau. Kiểu dữ liệu của cột lý tưởng là phải giống nhau (ngoại trừ một số database như SQLite).
 

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập75
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm74
  • Hôm nay9,868
  • Tháng hiện tại151,127
  • Tổng lượt truy cập9,856,979
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây