Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Chỉ trong một vài năm, ổ SSD đã gần như thay thế hoàn toàn ổ HDD và trở thành một tùy chọn lưu trữ mặc định trong laptop và PC. Tuy nhiên, hiện nay cũng có thêm một tùy chọn nữa là ổ SSHD, kết hợp được ưu điểm tốt nhất của cả SSD và HDD. Vậy lựa chọn nào tốt hơn? Cách duy nhất để tìm được câu trả lời là thông qua so sánh trực tiếp. Cùng Quantrimang.com tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
SSD là ổ lưu trữ flash tương tự như USB nhưng nhanh hơn nhiều, vì nó sử dụng bộ nhớ NAND. Mặt khác, SSHD chứa cả ổ cứng thông thường và bộ nhớ NAND, đóng vai trò như một bộ đệm cache lớn (thường là 8GB). Không giống như ổ HDD, cả hai thành phần SSD và HDD của SSHD đều được kết hợp thành một phần cứng duy nhất.
Cả hai loại ổ này đều có sẵn với các phiên bản kích thước 2,5 inch và 3,5 inch, mặc dù SSD cũng có phiên bản M2 với kích thước nhỏ hơn nhiều.
SSD có hai biến thể: SATA và NVMe. Chỉ SSHD đi kèm với SATA.
Để xác định xem thiết bị SSD (hoặc SSHD) có phù hợp với máy tính cá nhân của bạn hay không, hãy kiểm tra tốc độ thô của nó bằng Anvil’s Storage Utilities. Công cụ cung cấp một cái nhìn rất chính xác về hiệu suất của SSD. Các kết quả sau đây là cho một kho SSD cũ hơn một chút (khoảng năm 2017) mà tác giả bài viết đã sử dụng, có điểm tổng thể là 102,83.
Một SSHD mới hơn, như Seagate Firecuda 2TB, tạo ra điểm Anvil cao hơn là 220,86 so với các thiết bị SSD cũ, theo một nghiên cứu của Eteknix.
Một nghiên cứu khác của Anvil’s Storage Utilities Benchmark cho thấy model SSD Seagate OneTouch 500GB có điểm tổng thể là 2070,95, cao hơn 10 lần so với thiết bị SSHD của Seagate.
Về hiệu suất tốc độ thô, SSD mới hơn đạt điểm số tốt hơn các thiết bị SSHD. Tuy nhiên, một số model SSHD có thể cho hiệu suất tốt hơn các thiết bị SSD cũ. Một cách khác để đánh giá tốc độ ổ cứng hiện tại của bạn là tải xuống công cụ này bằng phần mềm PassMark.
Bạn có thể tìm thấy tốc độ benchmark cho ổ SSD tại liên kết này. Các tốc độ benchmark này sau đó có thể được so sánh với bất kỳ ổ SSHD nào tại liên kết này. Có rất ít thiết bị SSHD trên thị trường nên tất cả chúng đều được xếp chung vào phần Hard Disk Drives (HDD).
Trong thử nghiệm này, bài viết đã so sánh một phiên bản cũ, được xếp hạng thấp hơn nhiều, Samsung SSD, với Seagate Firecuda SSHD 2TB. Thiết bị SSD được xếp hạng 1053 trong số 1058 ổ SSD, trong khi thiết bị SSHD xếp thứ 55 trên 277 ổ cứng.
Như hình dưới đây cho thấy, đối với gần 130000 bài kiểm tra benchmark của người dùng, tốc độ đọc và ghi trung bình của FireCuda SSHD là 136MB/giây.
Hãy kiểm tra dữ liệu tương tự cho SSD. Thiết bị SSD Samsung 870 QVO được xếp hạng thấp nhất trong tất cả các thiết bị SSD.
Theo 28.279 mẫu, tốc độ đọc và ghi cho SSD Samsung 870 QVO lần lượt là 483 Mb/giây và 411Mb/giây.
Kiểm tra kết quả hiệu suất benchmark, ngay cả một thiết bị SSD cũ, xếp hạng thấp hơn cũng có tốc độ đọc và ghi cao hơn nhiều (gấp 3,2 lần) so với thiết bị SSHD mới, được xếp hạng cao.
Một trang web chơi game, Eurogamer, đã được thử nghiệm thời gian load 4 game nặng, với cùng tốc độ CPU. OCZ Trion 100 (SSD dựa trên SATA), Seagate Firecuda 2TB SSHD (như trên) và ổ cứng 500GB đã được dùng để so sánh.
Như được hiển thị ở đây, trong lần so sánh thời gian load đầu tiên, SSD luôn dẫn trước SSHD trong tất cả các game. Với SSHD, thời gian load ứng dụng ban đầu trong các game này chậm hơn do chúng được khởi chạy từ thành phần HDD.
Thành phần SSD của SSHD được liên kết với “dữ liệu được truy cập thường xuyên” và “dữ liệu boot”. Ở lần load thử nghiệm thứ 5, tất cả các game được tải xuống ở SSHD gần như cùng lúc với thiết bị SSD.
Để minh họa cho việc so sánh, bài viết sẽ kiểm tra kết quả thử nghiệm của Seagate đối với các sản phẩm HDD, SSHD và SSD chạy trên bộ xử lý Intel Core i5 và Windows 7. Ổ cứng 7200RPM, Seagate Desktop SSHD và một ổ SSD Intel 320 đã được sử dụng. Thời gian boot (hiển thị trong bảng thứ hai) ở đây là tương tự đối với cả SSHD và SSD, vì chỉ có thành phần flash được sử dụng. Về thời gian thử nghiệm load ứng dụng (bảng thứ nhất), thiết bị SSHD chỉ kém SSD vài giây.
Trước đây, các thiết bị SSHD có lợi thế hơn một chút so với SSD vì khả năng cung cấp dung lượng lớn hơn với chi phí thấp hơn. Nhưng khoảng hai năm trở lại đây, lợi thế đó đã mất đi, do giá của SSD đã giảm đáng kể. Bạn có thể mua một ổ SSD 500GB của các nhà sản xuất có uy tín với giá chỉ $50 (khoảng 1,5 triệu đồng). Nếu muốn có thêm dung lượng lưu trữ, bạn có thể chọn model SSD 2TB với giá dưới $150 (khoảng 3,5 triệu đồng). Giá này thậm chí còn rẻ hơn so với model SSHD 2TB của Seagate Firecuda.
Nhiều người tin rằng bộ nhớ SSD sẽ hao mòn theo thời gian vì NAND cell bị xuống cấp qua mỗi lần sử dụng (tương tự như USB). Điều đó thực sự đúng với các model trước đó, nhưng các thiết kế thế hệ sau có tỷ lệ hỏng hóc thấp hơn. Các ổ SSD thương mại ngày nay bền hơn rất nhiều trong một vòng đời thực tế.
Đối với SSD, một tham số tuổi thọ quan trọng là TBW (Terabyte ghi), cho biết terabyte dữ liệu bạn có thể ghi vào ổ trong suốt thời gian nó tồn tại. Hãy xem xét SSD Barracuda 500GB với 320 TBW sau đây. Ngay cả khi người dùng ghi 100GB dữ liệu mỗi ngày (cực kỳ khó xảy ra trong môi trường tiêu dùng), thì sẽ mất 8,7 năm để đạt đến tuổi thọ của SSD này. Các ước tính gần đây nhất đưa ra giới hạn tuổi cho SSD là khoảng 10 năm, nhưng những model SSD mới nhất có thể dễ dàng sử dụng được trong thời gian lâu hơn thế.
Ngay cả với SSHD, bạn đang có tuổi thọ tốt. Ví dụ, Seagate FireCuda SSHD này có chu kỳ load/unload là 600.000 theo biểu dữ liệu của nó.
Điều này đề cập đến chu kỳ bật/tắt nguồn do phần mềm kiểm soát. Ngay cả khi bạn khởi động lại và khởi động hệ thống SSHD liên tục 150 lần một ngày (cực kỳ khó xảy ra trong môi trường tiêu dùng), thì SSHD sẽ vẫn có tuổi thọ kéo dài lên tới 10,9 năm. Trên thực tế, SSHD vẫn tồn tại ngay cả sau khi vượt qua số chu kỳ load/unload được ghi. Tỷ lệ lỗi của ổ do chu kỳ chương trình ít hơn nhiều vì nó sử dụng cả hai phần SSD và HDD hiệu quả hơn so với khi chúng tách rời.
Nếu bạn là một game thủ đang tìm kiếm tốc độ thô và chuẩn thuần túy thì SSD là lựa chọn tốt hơn. Ngoài ra, cả hai đều tương tự nhau về chi phí. Nếu bạn cần thêm dung lượng lưu trữ với tốc độ boot và khả năng truy cập nhanh vào các ứng dụng thường xuyên, thì SSHD có thể là lựa chọn tốt hơn, vì nó mang lại thời gian load nhanh hơn khi sử dụng nhiều lần.
Nếu không gian lưu trữ là tất cả những gì bạn cần, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp SSD và HDD (làm ổ phụ). SSD dành cho các file và ứng dụng hệ thống, trong khi HDD để lưu trữ các bản sao lưu, chẳng hạn như ảnh, file media, v.v...
Nguồn tin: Quantrimang.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn