So sánh TeamViewer và RDP, giải pháp Remote Desktop nào tốt hơn?

Thứ tư - 23/06/2021 00:47

Bạn có muốn kết nối với một máy tính khác qua mạng không? Bạn muốn truy cập không cần giám sát nhưng đang tự hỏi công nghệ Remote Desktop nào là lựa chọn phù hợp? Bạn có biết RDP chính xác là gì không? Còn TeamViewer thì sao? Cái nào tốt hơn cho bạn? Sự khác biệt chính giữa chúng là gì? Bài viết này sẽ trả lời tất cả những câu hỏi này.

Sự khác biệt đáng kể nhất giữa TeamViewer và Microsoft RDP

Nếu cần quản lý từ xa hoặc truy cập một hoặc nhiều desktop, bạn muốn chọn phần mềm/công nghệ Remote Desktop tốt nhất để trang bị cho mình. Bằng cách chọn các công cụ phù hợp cho mục đích của mình, bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào mọi thiết bị từ mọi nơi trên thế giới. Bài viết này đánh giá sự khác biệt giữa Microsoft RDP và TeamViewer, hai trong số những phần mềm nổi tiếng nhất trong lĩnh vực Remote Desktop.

Remote Desktop Protocol (RDP) là một giao thức của Microsoft
Remote Desktop Protocol (RDP) là một giao thức của Microsoft

RDP là viết tắt của gì?

Remote Desktop Protocol (RDP) là một giao thức của Microsoft được thiết kế để tạo kết nối với một máy tính hoặc máy chủ khác từ xa. Công nghệ này là một giải pháp được tích hợp sẵn cho cả hệ điều hành Windows và Mac trong nhiều năm. Trong RDP, giao diện đồ họa được sử dụng qua kết nối mạng để kết nối, truy cập và điều khiển dữ liệu trên máy tính khác. Trong công nghệ này, người dùng làm việc với phần mềm RDP client, trong khi máy tính kia phải chạy phần mềm RDP server.

TeamViewer là gì?

Mặt khác, TeamViewer là một công cụ cộng tác trực tuyến, tương thích với nhiều nền tảng khác nhau như Windows, macOS X, Linux, Android và iOS. Phần mềm này cho phép tổ chức các cuộc họp trực tuyến, truyền file, chia sẻ desktop và điều khiển từ xa dựa trên Internet giữa các máy tính. Bạn cũng có thể truy cập một máy tính khác thông qua trình duyệt web.

Sự khác biệt trong bảo mật - Cái nào an toàn hơn?

Lưu lượng truy cập của RDP được mã hóa theo mặc định, nhưng nó vẫn bị nhiễm độc Address Resolution Protocol (ARP). Ngoài ra, RDP không đi kèm với xác thực đa yếu tố theo mặc định, điều này làm cho các cổng RDP vẫn mở. Nếu ai đó có địa chỉ mạng hoặc email của bạn, một cuộc tấn công Brute Force sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng RDP mà không có VPN, bạn sẽ là một mục tiêu tốt cho tin tặc. Do đó, hãy đảm bảo sử dụng VPN firewall-to-firewall và thiết lập kết nối tunnel VPN giữa các trang trước khi chuyển sang loại kết nối này.

 

Còn với bảo mật trên TeamViewer, cần đề cập rằng chương trình này sử dụng mã hóa AES 256-bit và có thể sử dụng xác thực hai yếu tố. Mã hóa này được công nhận là tiêu chuẩn chất lượng cao, cũng sử dụng mật khẩu bắt buộc reset trong trường hợp có hoạt động đáng ngờ.

TeamViewer có các lỗ hổng bảo mật có thể xảy ra khi sử dụng mật khẩu yếu hoặc được sử dụng lại. Hơn nữa, do khả năng mở khóa màn hình để tạo điều kiện cho một phiên từ xa, TeamViewer cung cấp ít tính năng bảo mật vật lý hơn.

Một sự khác biệt khác giữa RDP và TeamViewer trong các vấn đề bảo mật, là trong các hành động của người hỗ trợ. Do ngắt kết nối khỏi phiên, người dùng RDP sẽ không thấy hành động của người hỗ trợ trong quá trình kết nối máy tính từ xa. Ngược lại, người dùng TeamViewer sẽ được phép xem mọi thứ do người hỗ trợ thực hiện.

 

Sự khác biệt trong Firewall và Port Forwarding

Cấu hình cho chuyển tiếp cổng và tường lửa là bắt buộc trong RDP, nhưng TeamViewer không cần chuyển tiếp cổng (Port Forwarding) hoặc bất kỳ cấu hình nào cho tường lửa (Firewall).

TeamViewer không cần Port Forwarding hoặc bất kỳ cấu hình nào cho tường lửa
TeamViewer không cần Port Forwarding hoặc bất kỳ cấu hình nào cho tường lửa

Sự khác biệt về chức năng

RDP

Ưu điểm

  • Remote Desktop Protocol không cần kết nối Internet nhanh vì bạn sẽ sử dụng máy chủ từ xa của mình làm tài nguyên để chạy các ứng dụng.
  • Giám sát và điều khiển tất cả các thiết bị được kết nối rất đơn giản.
  • Có tùy chọn để chọn kết nối từ bất kỳ thiết bị nào.
  • Dễ dàng truy cập vào các file và thư mục.
  • Khắc phục sự cố nhanh chóng.

Nhược điểm

  • Yêu cầu cấu hình nâng cao
  • Toàn bộ mạng/hệ thống không thể truy cập được trong thời gian chết (downtime)
  • Tốn kém và phức tạp cho môi trường nhiều người dùng
  • Không cho phép khởi động lại từ xa
  • Cần bên thứ ba trong một số trường hợp
  • Tắc nghẽn tài nguyên có thể xảy ra tùy thuộc vào sức mạnh của host và số lượng người dùng cố gắng truy cập cùng một lúc.
  • Chỉ hoạt động với các thiết bị Windows

TeamViewer

Ưu điểm

  • Hỗ trợ đa nền tảng bao gồm các thiết bị Windows, macOS, Linux, Chrome OS, iOS, Android và IoT.
  • Dễ dàng cài đặt và cập nhật.
  • Chia sẻ file trong nhóm trên nhiều địa điểm
  • Giao tiếp dễ dàng với tính năng trò chuyện, video và gọi thoại
  • Miễn phí cho mục đích sử dụng phi thương mại
  • Không cần cấu hình router
  • Cho phép các nhóm thực hiện những buổi đào tạo cho tối đa 25 thành viên
  • Hỗ trợ khách hàng tuyệt vời
  • Cửa sổ ứng dụng, màn hình và chia sẻ toàn bộ màn hình
  • Chia sẻ file với tùy chọn kéo và thả
  • Cho bạn biết nếu thiết bị của bạn đang được truy cập từ xa

Nhược điểm

  • Tốn kém cho mục đích thương mại và cần giấy phép
  • Chia sẻ file lớn không được phép
  • Cần có cùng một phiên bản TeamViewer được cài đặt trên cả hai đầu của kết nối
  • Không hoạt động thông qua proxy server
  • Kết nối Internet liên tục, nhanh chóng là cần thiết

Kết luận

Cả Microsoft RDP và TeamViewer đều có lợi thế riêng của mình. Việc lựa chọn tùy chọn này hay tùy chọn kia hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, TeamViewer cung cấp cho bạn một số tính năng vượt xa chức năng của RDP.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm47
  • Hôm nay13,370
  • Tháng hiện tại192,345
  • Tổng lượt truy cập10,406,611
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây