Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Mạng máy tính là cơ sở của giao tiếp trong CNTT. Chúng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và có thể bao gồm nhiều loại mạng khác nhau. Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được kết nối với nhau để chúng có thể chia sẻ thông tin. Mạng máy tính xuất hiện từ những năm 1960 và đã trải qua một chặng đường phát triển dài kể từ đó.
Mạng máy tính là một số các máy tính được nối kết với nhau theo một cách nào đó nhằm mục đích để trao đổi chia sẻ thông tin cho nhau với những ưu điểm:
Mạng máy tính có thể được phân bố trong các phạm vi khác nhau, người ta có thể phân ra các loại mạng như sau:
1. LAN (Local Area Network) là mạng cục bộ, kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính hẹp, thường thì khoảng vài trăm mét. Môi trường truyền thông có tốc độ kết nối cao, như cáp xoắn, cáp đồng trục, cáp quang. Mạng LAN thường được sử dụng trong nội bộ của một cơ quan, một tổ chức. Các LAN kết nối lại với nhau thành mạng WAN.
2. WAN (Wide Area Network) là mạng diện rộng, kết nối máy tính trong nội bộ quốc gia, hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các WAN kết nối với nhau thành GAN.
3. GAN (Global Area Network) kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.
4. MAN (Metropolitan Area Network) kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố. Kết nối được thực hiện thông qua môi trường truyền thông tốc độ cao (50/100 Mb/s).
5. PAN (Personal Area Networks) là mạng dựa trên không gian làm việc của một cá nhân. Thiết bị của cá nhân là trung tâm của mạng và các thiết bị khác được kết nối với nó. Ngoài ra còn có các mạng PAN không dây.
6. HAN (Home Area Networks) kết nối các thiết bị trong môi trường gia đình. Nó có thể bao gồm máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy in, TV và các thiết bị khác.
7. CAN (Campus Area Network) là một mạng LAN hoặc tập hợp các mạng LAN được kết nối, do một cơ quan chính phủ, trường đại học, công ty hoặc những tổ chức tương tự sử dụng và thường là mạng trên một tập hợp các tòa nhà nằm gần nhau.
8. Enterprise Private Network (mạng riêng doanh nghiệp) được một công ty sử dụng để kết nối các địa điểm khác nhau và giúp chúng có thể chia sẻ tài nguyên.
9. Internetwork (liên mạng) kết nối các mạng khác nhau lại để xây dựng một mạng lớn hơn. Thuật ngữ Internetworking thường được sử dụng để mô tả việc xây dựng một mạng lớn, toàn cầu.
10. BBN (Backbone Network) - Backbone là một phần của mạng kết nối các phần khác nhau và cung cấp đường dẫn thông tin được trao đổi.
Tùy theo tổng số máy tính, tổng số thiết bị mà bạn sẽ dùng. Khoảng cách tối đa giữa các thiết bị. Ở đây chúng ta chỉ bàn về mạng cục bộ LAN dạng hình sao (Start topology). Ðây là kểu mạng được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Mạng cục bộ (LAN) là một mạng với hệ truyền thông tốc độ cao, được thiết kế để nối kết các máy tính lại với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ như một toà nhà, một trường học, cho phép người sử dụng có thể dùng chung những tài nguyên như máy in, ổ đĩa CD-ROM, các phần mềm ứng dụng, nhưng chỉ cần một máy trong mạng cài chương trình Share Internet, thì các máy khác vẫn có thể kết nối ra Internet được.
Điều này sẽ đáp ứng được nhu cầu chẳng hạn như, trong văn phòng, các máy tính đã được nối kết thành mạng LAN, mỗi người sử dụng máy đều muốn truy cập Internet và những dịch vụ khác về Internet..., trong khi đó bạn chỉ có một modem và một tài khoản truy cập Internet. Giải pháp lắp đặt cho mỗi máy một modem, kéo cho mỗi máy 1 line điện thoại thì quá tốn kém, hoặc nếu ai muốn truy cập Internet thì lắp modem vào máy mình và nối dây điện thoại tới đó thì rất bất tiện, nếu đó là loại modem gắn trong, hoặc đường line điện thoại quá ngắn v.v...
Ðể giải quyết vấn đề trên, các phần mềm giả lập Proxy Server được hình thành. Các phần mềm hiệu quả trong việc chia sẻ Internet là Wingate, WinRoute, WinProxy, ISA Server...
Mạng hình sao bao gồm một điểm trung tâm và các nút thông tin kết nối vào điểm trung tâm đó. Các nút thông tin là các thiết bị đầu cuối như máy tính, hay các thiết bị khác của mạng. Tại điểm trung tâm của mạng là nơi điều phối chính mọi hoạt động trong mạng với các chức năng:
Ưu điểm mạng hình sao:
Nhược điểm mạng hình sao:
Các thiết bị cần thiết trong mạng hình sao:
Hiện nay có rất nhiều loại card mạng khác nhau bạn có thể lựa chọn tùy theo tài chính của bạn. V Mô hình tổng quát của một mạng LAN dạng hình sao (Star topology):
1. Hệ thống mở: Một hệ thống mở được kết nối với mạng và chuẩn bị cho giao tiếp.
2. Hệ thống đóng: Một hệ thống đóng không được kết nối với mạng và do đó không thể giao tiếp với nó.
3. Địa chỉ IP (Internet Protocol): Địa chỉ mạng của hệ thống trên toàn mạng, còn được gọi là Logical Address (địa chỉ logic).
4. Địa chỉ MAC: Địa chỉ MAC hoặc địa chỉ vật lý xác định mỗi host. Nó được liên kết với Network Interface Card (NIC).
5. Cổng: Cổng là một kênh mà qua đó dữ liệu được gửi và nhận.
6. Node: Node là một thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ thiết bị tính toán nào, chẳng hạn như máy tính, gửi và nhận các gói trên toàn mạng.
7. Gói mạng: Dữ liệu được gửi đến và đi từ các node trong mạng.
8. Router: Router là phần cứng quản lý các gói. Chúng xác định thông tin đến từ node nào và gửi nó đến đâu. Router có một giao thức định tuyến, xác định cách nó giao tiếp với các router khác.
9. NAT (Network address translation): Một kỹ thuật mà router sử dụng để cung cấp dịch vụ Internet cho nhiều thiết bị hơn, sử dụng ít địa chỉ IP public hơn. Router có địa chỉ IP public nhưng các thiết bị kết nối với nó được gán IP private mà những người khác bên ngoài mạng không thể nhìn thấy.
10. DHCP (Dynamic host configuration protocol): Gán địa chỉ IP động cho host và được duy trì bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet.
11. ISP (Nhà cung cấp dịch vụ Internet): Các công ty cung cấp cho mọi người kết nối Internet, bao gồm cả cá nhân và cho các doanh nghiệp và các tổ chức khác.
Nguồn tin: Quantrimang.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn