Hàm input() trong Python

Thứ ba - 25/07/2023 10:03

Input trong Python là gì? Cách dùng hàm input trong Python như thế nào? Hãy cùng Quantrimang.com tìm hiểu nhé!

Python là một trong số ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Bạn dễ dàng tìm thấy chúng ở nhiều ứng dụng, chương trình hoặc trang web nổi tiếng. Python đóng góp không nhỏ vào thành công của những sản phẩm đó.

Chính vì thế, ngày càng có nhiều người muốn tìm hiểu Python. Thật ra, học Python không khó. Bạn có thể bắt đầu từ những hàm cơ bản nhất.

Để một chương trình trở nên hữu ích, nó luôn cần giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng cách lấy dữ liệu đầu vào từ người dùng và hiện dữ liệu kết quả cho người dùng đó. Ở hướng dẫn này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về input() trong Python.

Input hay đầu vào có thể đến từ người dùng trực tiếp qua bàn phím hoặc nguồn bên ngoài như file hoặc database. Kết quả có thể được hiện trực tiếp tới console hoặc IDE, tới màn hình qua GUI (giao diện người dùng đồ họa) hoặc từ nguồn bên ngoài.

Hàm input() tích hợp sẵn trong Python cho phép người dùng nhập vào dữ liệu dạng chuỗi và trả về nội dung đã nhập.

Cú pháp hàm input()

input([prompt])

Tham số của hàm input()

Hàm input() có một tham số duy nhất prompt - đây là một chuỗi gợi ý cho người dùng nhập dữ liệu vào. Tham số này là tùy chọn có thể có hoặc không

Ví dụ:

1. Hỏi tên người dùng không có tham số prompt và in ra lời chào:

print('Nhập tên của bạn:')
x = input()
print('QuanTriMang xin chào bạn, ' + x)

Giả dụ input người dùng nhập vào là "META". Chạy chương trình, kết quả trả về là:

Nhập tên của bạn:
META
QuanTriMang xin chào bạn, META

2. Hỏi tên người dùng và in ra lời chào:

x = input('Nhập tên của bạn: ')
print('QuanTriMang xin chào bạn, ' + x)

Kết quả sau khi bạn nhập tên vào:

Nhập tên của bạn: Ngọc Vân
QuanTriMang xin chào bạn, Ngọc Vân

Thay đổi lại kiểu dữ liệu nhập vào từ input()

Như chúng ta đã nói ở trên, kiểu dữ liệu nhập vào từ input() là dạng chuỗi. Để chuyển nó sang dạng số và dùng như 1 số để tính toán thì cần kết hợp với định nghĩa dữ liệu phía bên ngoài hàm input().

 

Ví dụ 1: Tính tổng 2 số do người dùng nhập vào

x = int(input('Nhập số thứ nhất: '))
y = int(input('Nhập số thứ hai: '))

print('Tổng 2 số vừa nhập là: ', x+y)

Nếu bạn nhập vào 2 số: 4 và 7 thì sẽ có kết quả như sau:

Nhập số thứ nhất: 4
Nhập số thứ hai: 7
Tổng 2 số vừa nhập là:  11

Ví dụ 2: Tính diện tích của hình chữ nhật dựa với độ dài cạnh do người dùng nhập vào

Với ví dụ này, bạn có thể đơn giản chỉ cần đưa công thức tính toán vào rồi in ra kết quả như sau:

print("Tính Diện tích hình chữ nhật bằng Python:")

x = int(input('Nhập cạnh a: '))
y = int(input('Nhập cạnh b: '))

S=x*y
print('Diện tích hình chữ nhật là: ', S)

Kết quả thu được với 2 cạnh 4 và 9 như sau:

Tính Diện tích hình chữ nhật bằng Python:
Nhập cạnh a: 4
Nhập cạnh b: 9
Diện tích hình chữ nhật là:  36

Tuy nhiên, nếu là người dùng chuyên nghiệp, bạn nên sử dụng hàm Python do người dùng tự định nghĩa để tính toán diện tích chữ nhật, phòng khi còn sử dụng lại trong một số trường hợp. Cách tính diện tích hình chữ nhật sử dụng hàm tự tạo trong Python như sau:

print("Tính Diện tích hình chữ nhật bằng Python:")

x = int(input('Nhập cạnh a: '))
y = int(input('Nhập cạnh b: '))

def DT_chu_nhat(a,b):
    S=a*b
    return S

print('Diện tích hình chữ nhật là: ', DT_chu_nhat(x,y))

Kết quả đầu ra sẽ tương tự như trên nhưng nhìn code sẽ chuyên nghiệp hơn vì bạn sẽ dần có thói quen sử dụng hàm tự tạo.

Lấy hai danh sách làm input và kết nối chúng

Lấy dữ liệu người dùng nhập là một chuỗi và tách từng ký tự bằng list() để chuyển đổi nó thành các ký tự.

# Lấy list1 mà người dùng nhập vào là danh sách
list1 = list(input("Please Enter Elements of list1: "))

#Lấy list2 của người dùng nhập vào là danh sách
list2 = list(input("Please Enter Elements of list2: "))
# Kết hợp list2 thành list1 bằng hàm .append function
for i in list2:
list1.append(i)

# in list1
print(list1)

Kết quả:

Ví dụ về hàm input trong Excel

 

Chắc bây giờ bạn đã biết input() trong Python là gì rồi phải không? Như bạn thấy, cách dùng nó cũng không quá khó. Chỉ cần nắm được cú pháp cơ bản và ứng dụng phù hợp, bạn có thể sử dụng thành thạo hàm Python này.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay3,845
  • Tháng hiện tại27,012
  • Tổng lượt truy cập8,812,138
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây