Cách tìm RAM tương thích với bo mạch chủ

Thứ hai - 07/03/2022 23:46

Quá nhiều thứ từ chơi game, giải trí đến cuộc sống, công việc của chúng ta phụ thuộc vào máy tính, nên việc nâng cấp PC thường xuyên đã trở thành một nhu cầu khá cần thiết. Tuy nhiên, việc mua một chiếc máy tính hoàn toàn mới khi máy tính cũ vẫn hoạt động tốt sẽ gây lãng phí. Đặc biệt là vì bạn thường có thể nâng cấp RAM để cung cấp đủ hiệu suất tăng thêm nhằm giải quyết khối lượng công việc nặng hơn.

Khi nâng cấp một hệ thống cũ, RAM và bộ nhớ là hai phần rõ ràng nhất mà bạn có thể thay đổi. Vì RAM thường giúp tăng hiệu suất rõ rệt, nên hãy tập trung vào việc tìm RAM chính xác cho bo mạch chủ của bạn.

RAM laptop (SODIMM) và desktop (DIMM)

Khi tìm RAM tương thích cho máy tính, một trong những điều đầu tiên cần xem xét: Đó là máy tính xách tay hay máy tính để bàn. Cả hai loại đều có các bộ phận thiết yếu giống nhau: CPU, GPU và RAM. Nhưng bạn cần lưu ý rằng các bộ phận này sẽ có những yếu tố hình thức khác nhau tùy thuộc vào thiết bị.

Laptop sẽ sử dụng các phiên bản di động của những bộ phận kích thước đầy đủ trong máy tính để bàn. Các phiên bản di động này nhỏ và sử dụng ít năng lượng hơn. Chúng cung cấp tuổi thọ pin lâu hơn và tính di động tốt hơn nhưng bù lại hiệu suất không thể sánh bằng phiên bản kích thước đầy đủ.

RAM tương thích với laptop được gọi là SODIMM (Small Outline Dual Input Memory Module). SODIMM sẽ có số lượng chân cắm thấp hơn đáng kể so với DIMM thông thường (Dual Input Memory Module). Vì vậy, nếu định thay đổi RAM cho laptop, bạn nên mua RAM SODIMM vì RAM máy tính để bàn thông thường sẽ không vừa với khe cắm RAM của máy. Chỉ cần nhìn vào kích thước hoặc thành phần, bạn sẽ dễ dàng xác định được RAM máy tính xách tay và RAM máy tính để bàn. RAM SODIMM trông như thế này:

RAM SODIMM
RAM SODIMM

Nếu bạn đang cài đặt RAM trên máy tính để bàn thì RAM DIMM thông thường là lựa chọn phù hợp. RAM DIMM trông như thế này:

RAM DIMM
RAM DIMM

Các thế hệ DDR

Sau khi xem xét hình thức của RAM, bạn sẽ cần phải xem xét thế hệ RAM nào mà khe cắm RAM trên bo mạch chủ của bạn sẽ chấp nhận. DDR là loại RAM phổ biến nhất được sử dụng ngày nay và là tiêu chuẩn mà các nhà sản xuất RAM và bo mạch chủ phải tuân theo. Theo thời gian, các thế hệ DDR tiên tiến hơn đã ra đời, mới nhất là DDR5.

Máy tính ngày nay sử dụng các thế hệ DDR3, DDR4 và DDR5, trong đó DDR4 là phổ biến nhất và DDR5 là xu hướng của tương lai. Các thế hệ RAM khác nhau này không tương thích ngược, vì vậy hãy đảm bảo mua đúng loại mà bo mạch chủ của bạn có thể hỗ trợ.

May mắn thay, Windows cung cấp cho bạn một cách dễ dàng để tìm ra thế hệ DDR mà máy tính của bạn hiện đang sử dụng. Khởi động máy của bạn và giữ Ctrl + Shift + Esc. Khi Windows Task Manager xuất hiện, hãy nhấp vào tab Performance và chọn Memory để tìm hiểu thế hệ DDR của máy tính. Bạn có thể sử dụng quy trình tương tự để tìm thông tin này trên hệ thống Linux và macOS.

Nếu đang tự build máy tính, bạn chỉ cần tham khảo bảng thông số kỹ thuật của bo mạch chủ để tìm ra loại thế hệ RAM mà nó có thể chạy. Hoặc bạn có thể sử dụng một công cụ trực tuyến như PC Part Picker để xác định RAM cần sử dụng.

Tốc độ RAM

Một điều cần xem xét khi chọn mua RAM cho máy tính là tốc độ. Tốc độ RAM là một phép đo quan trọng về tốc độ bộ nhớ sẽ hoạt động trong các tác vụ. Tốc độ RAM là tần số thường được đo bằng MHz (Megahertz). Theo quy luật chung, tần số càng cao, RAM càng nhanh, đồng nghĩa với hiệu suất tốt hơn.

Tốc độ RAM phổ biến nhất hiện nay nằm trong khoảng từ 2400MHz đến 4400MHz. Nhưng việc bạn có đủ điều kiện để mua thanh RAM 4400 MHz không có nghĩa là bo mạch chủ của bạn sẽ hỗ trợ nó.

Nếu biết bo mạch chủ của mình hỗ trợ thế hệ DDR nào, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để biết tần số RAM mà nó có thể chấp nhận.

Thế hệ DDR Dải tần số
DDR 200-400MHz
DDR2 400-1000MHz
DDR3 800-1600MHz
DDR4 2400-4400MHz

Dung lượng RAM

Thanh RAM DDR4
Thanh RAM DDR4

Tại thời điểm này, bạn đã có ý tưởng về loại RAM tương thích với bo mạch chủ của mình. Nhưng trước khi đến cửa hàng gần nhất và mua RAM, bạn cũng có thể cân nhắc xem mình sẽ cần dung lượng bao nhiêu để sử dụng hàng ngày. Xét cho cùng, mỗi tác vụ sẽ yêu cầu số lượng RAM khác nhau.

Nếu bạn là nhà văn, sinh viên, giáo viên hoặc một người sử dụng máy tính để xem nội dung media thì 4 - 8GB RAM có thể đủ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chọn mức cao hơn nữa, để bảo vệ thiết bị của mình trong tương lai. Phần mềm chắc chắn sẽ phức tạp hơn và được hưởng lợi từ việc có nhiều RAM hơn trong tương lai.

Nếu bạn là một game thủ, 8GB RAM thường đủ cho hầu hết các game eSports và những tựa game AAA cũ hơn. Nhưng nếu bạn thích chơi các game hiện đại, RAM 16GB thường được coi là điểm phù hợp để chơi game AAA.

Nhiều người coi 16GB RAM là lựa chọn cơ bản hoặc ngân sách cho các biên tập viên, kỹ sư và nhà thiết kế. Nó cung cấp hiệu suất vừa đủ để có trải nghiệm làm việc thoải mái. Nói chung, càng nhiều RAM để chỉnh sửa video và CAD thì càng tốt. Một số người thậm chí sẽ có RAM cao tới 64GB để chỉnh sửa video độ phân giải 4K chuyên nghiệp và các thiết kế CAD phức tạp.

Những điều cần nhớ

Bây giờ, bạn đã có RAM hoạt động tương thích với bo mạch chủ của mình, vẫn còn một số chi tiết bổ sung nhỏ mà bạn có thể muốn xem xét.

RAM của bạn có thể tương thích với bo mạch chủ. Tuy nhiên, sau khi lắp ráp PC, bạn có thể nhận thấy rằng bộ làm mát CPU khổng lồ đang chặn các khe cắm RAM của bạn. Điều quan trọng là phải suy nghĩ về việc giải phóng không gian khi chọn RAM. Hãy nhớ rằng một số thanh RAM sẽ dày hoặc cao hơn những thanh khác, đặc biệt nếu chúng được trang bị đèn LED và bộ phận tản nhiệt.

RGB là một cân nhắc nhỏ khác. Mặc dù nó không giúp ích gì cho hiệu suất, nhưng nhiều người đánh giá cao tính thẩm mỹ thú vị mà nó mang lại. Vì vậy, nếu bạn thích có đầy đủ RGB trên hệ thống của mình, mọi thứ tùy vào bạn, nhưng hãy nhớ rằng một số bo mạch chủ có thể không hỗ trợ điều khiển RGB trên thanh RAM. Bạn có thể muốn xác nhận điều đó bằng cách xem bảng thông số kỹ thuật hoặc sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ của mình.

Cuối cùng, một số bo mạch chủ sẽ có 2 hoặc 4 khe cắm RAM. Hãy nhớ thiết lập bộ nhớ kênh đôi (Dual Channel) để tận dụng từng chút hiệu suất của RAM. Điều đó nghĩa là có hai thanh RAM dung lượng nhỏ hơn sẽ tốt hơn là có một thanh RAM dung lượng lớn. Vì vậy, nếu bạn dự định lắp 16GB RAM trên hệ thống của mình, thì việc có hai thanh RAM 8GB sẽ tốt hơn so với một thanh RAM 16GB.

Một thanh RAM phù hợp phải là một bản nâng cấp tiết kiệm chi phí và mang lại những lợi ích cụ thể. Làm việc với hình ảnh, tài liệu PDF hoặc các file lớn khác sẽ thoải mái với nhiều RAM hơn.

Sau khi bạn đã có DIMM hoặc SODIMM hoàn hảo cho nhu cầu của mình, đã đến lúc cài đặt nó. Đừng lo lắng, đây là một quá trình dễ dàng, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn hiểu kỹ mọi thao tác trước khi bắt đầu.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay13,817
  • Tháng hiện tại201,091
  • Tổng lượt truy cập10,415,357
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây