Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Trên nền tảng macOS, một số thành phần phần nhất định của hệ thống tệp thường không có sẵn theo mặc định, ngay cả khi bạn là quản trị viên của hệ thống. Tuy nhiên khi kích hoạt Root User (tài khoản root, người dùng root hay siêu người dùng), bạn sẽ nắm trong tay đặc quyền đọc và ghi đối với toàn bộ hệ thống tệp. Ngoài ra, bạn thậm chí còn có thể truy cập vào các tệp dữ liệu trong tài khoản của người dùng khác trên hệ thống khi cần thiết.
Bằng cách bật root user, bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát máy Mac của mình. Nhưng song hành với đó, rủi ro khiến hệ thống của bạn gặp sự cố cũng cao hơn nhiều. Apple hoàn toàn nhận thức được điều này và đã tắt quyền truy cập root user theo mặc định. Nếu bạn vẫn muốn tìm hiểu cách kích hoạt root user trên macOS, hãy làm theo hướng dẫn dưới đây.
Bạn có thể bật quyền truy cập root thông qua Terminal của macOS. Để khởi chạy Terminal, hãy mở một cửa sổ Finder mới và điều hướng đến “Applications -> Utilities”.
1. Trong cửa sổ Terminal, gõ lệnh sau:
dsenableroot
2. Nhấn Enter. Terminal sẽ tự động phát hiện tên người dùng của bạn và sau đó sẽ yêu cầu bạn cung cấp mật khẩu tương ứng.
3. Nhập mật khẩu của bạn và nhấn Enter.
4. Bạn sẽ được nhắc tạo mật khẩu cho tài khoản root. Vì người dùng root về cơ bản có quyền truy cập vào mọi thành phần trong hệ thống, do đó hãy đảm bảo bạn chọn một mật khẩu mạnh!
Khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ thấy hiển thị thông báo sau:
Root user hiện đã được kích hoạt trên máy Mac, và bạn có thể bắt đầu sử dụng nó cho các tác vụ nâng cao, vốn không thể thực hiện được với tài khoản người dùng thông thường.
Nếu bạn muốn sử dụng giao diện người dùng của máy Mac, có thể bật root user bằng Directory Utility:
1. Mở Spotlight trên máy Mac của bạn bằng cách nhấp vào biểu tượng menu ở góc trên bên phải màn hình.
2. Trong cửa sổ Spotlight, hãy tìm kiếm “Directory Utility”, sau đó bấm vào ứng dụng này khi nó xuất hiện.
3. Trong Directory Utility, bấm chọn tab “Services”.
4. Ở góc dưới cùng bên trái, nhấp vào biểu tượng ổ khóa nhỏ, sau đó nhập tên người dùng và mật khẩu của bạn khi được nhắc.
5. Trong thanh công cụ, chọn “Edit -> Enable Root User”.
Khi được nhắc, hãy tạo tên người dùng và mật khẩu cho root user của bạn.
6. Bây giờ bạn có thể nhấp vào “OK” để tạo tài khoản root của mình.
Nếu bạn muốn vô hiệu hóa root user, hãy khởi chạy lại Directory Utility, nhưng lần này hãy bấm vào “Edit -> Deactivate root user”.
Sau khi root user được bật, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản này từ màn hình đăng nhập chính của macOS:
1. Đăng xuất khỏi tài khoản hiện tại của bạn như bình thường.
2. Trên màn hình đăng nhập của macOS, hãy chọn “Other … ”.
3. Đối với “username”, hãy nhập “root”. Bây giờ bạn có thể nhập mật khẩu root của mình.
4. Đăng nhập vào tài khoản.
Tài khoản này có thể trông giống hệt như một tài khoản người dùng thông thường, nhưng giờ đây bạn có thể truy cập, chỉnh sửa và thậm chí xóa các tệp vốn nằm ngoài giới hạn thông thường, vì vậy hãy thật cẩn thận!
Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên đăng nhập vào tài khoản root khi phải thực hiện những tác vụ yêu cầu đặc quyền root.
Để giúp bảo vệ máy Mac của bạn khỏi các hoạt động độc hại, bạn nên tắt root ngay khi không còn cần dùng đến.
Để vô hiệu hóa quyền truy cập root, hãy khởi chạy Terminal (“Applications -> Utilities -> Terminal”), sau đó chạy lệnh sau:
dsenableroot -d
Khi được nhắc, hãy nhập mật khẩu cho tài khoản hiện tại của bạn. Bạn sẽ thấy thông báo sau:
Tài khoản người dùng root hiện đã bị vô hiệu hóa trên máy Mac của bạn.
Nguồn tin: Quantrimang.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn