Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Khi nói đến máy tính đơn bo (single board), Raspberry Pi đương nhiên là người chiến thắng. Máy tính siêu nhỏ này đã thu hút những người đam mê trên toàn cầu, nhờ khả năng thực hiện các chức năng dựa trên PC, nhưng giá rẻ hơn rất nhiều so với các thiết bị thương mại trên thị trường. Chắc chắn, nó không phải là máy tính mạnh nhất hoặc rẻ nhất hiện nay, nhưng thành công vang dội của nó đã kéo theo sự xuất hiện của vô số những sản phẩm tương tự.
Mặc dù bản thân Raspberry Pi đáp ứng được tất cả các yếu tố liên quan đến hiệu suất, giá cả và khả năng sử dụng, nhưng nó vẫn có khả năng kết hợp thêm cùng nhiều bo mạch khác. Cuối cùng, thị trường đã chứng kiến sự ra đời của một loạt các bo mạch mới với các tính năng giống như PC. Sau đây là các lựa chọn thay thế Raspberry Pi tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Orange Pi 5 là một trong những lựa chọn thay thế Raspberry Pi mạnh mẽ nhất trên thị trường. Chỉ cần bỏ thêm một chút tiền, bạn sẽ có quyền truy cập vào SBC mạnh mẽ và linh hoạt hơn Raspberry Pi. Sử dụng SoC Rockchip 8 lõi, GPU có khả năng xuất video 8K và NPU tích hợp, có nhiều cấu hình bộ nhớ.
Về khả năng kết nối, có sẵn các cổng USB 3.0, USB 2.0 và USB-C 3.1. Ngoài ra, còn có HDMI 2.1 và DP 1.4 cho video, khe cắm thẻ microSD để mở rộng bộ nhớ, khe cắm M.2, Gigabit Ethernet và interface GPIO 26 chân để mở rộng phần cứng hơn. Orange Pi 5 hơi thiếu tài liệu tham khảo nhưng sức mạnh bổ sung sẽ bù đắp cho điều đó, đặc biệt là đối với những người DIY có kinh nghiệm.
Bo mạch máy tính Libre được đặt tên Le Potato là một SBC tập trung vào giá trị nhằm thay thế các model Raspberry Pi cũ. Tuy nhiên, ngay cả ngày nay, bộ tính năng và phần cứng mạnh mẽ khiến nó trở nên lý tưởng cho hầu hết các dự án cấp cơ bản như media server, VPN, trình chặn quảng cáo cấp mạng, v.v... Nó cũng đi kèm với 2GB RAM DDR3.
Libre Computer Board (Le Potato) chạy CPU ARM Cortex-A53 lõi tứ tốc độ 1.416 GHz và GPU Mali-450 có khả năng hiển thị video 4K. Lựa chọn cổng hơi lỗi thời bao gồm USB 2.0, Ethernet 100Mb và microUSB, nhưng vẫn khá hiệu quả. Ưu điểm là người dùng vẫn nhận được HDMI 2.0, header GPIO 40 chân và cổng eMMC. Giống như nhiều SBC thay thế, nó có ít tài liệu tham khảo, nhưng không thể phủ nhận giá trị đáng kinh ngạc và khả năng sử dụng tuyệt vời của bo mạch này. Nó mang lại giá trị tốt nhất cho những người có sở thích mày mò mà không phải tốn quá nhiều tiền.
Odroid N2+ là phiên bản nâng cấp của N2 đơn giản, được trang bị CPU Cortex-A73 lõi tứ và CPU Cortex-A53 lõi kép. SBC lõi 6 này có GPU Mali-G52 đủ nhanh để giả lập các game Gamecube của Nintendo thông qua Dolphin Emulator. Có thể dễ dàng biến nó thành một retro game console. Đắt hơn một chút so với Raspberry Pi, nó được trang bị RAM DDR4 4GB và tản nhiệt kim loại lớn để luôn hoạt động mát mẻ.
Các tính năng phát video của Odroid N2+ khiến nó trở nên lý tưởng cho dự án phát trực tuyến. Hỗ trợ đầu ra 4K với HDR10 và HLG, nó cũng có tính năng tự động chuyển đổi tốc độ khung hình và truyền âm thanh cho Dolby Atmos và DTS:X. Lựa chọn cổng cũng tuyệt vời với Gigabit Ethernet, 4 cổng USB 3.0, HDMI 2.0, header GPIO 40 chân và khe cắm thẻ nhớ microSD. Một cách hay để tận dụng bo mạch này là cài đặt Android trên đó và biến nó thành TV box.
Tài liệu tham khảo kém là một nhược điểm nhưng mọi giải pháp thay thế Raspberry Pi đều gặp phải vấn đề này.
Nếu đặt mục tiêu vào các dự án mạnh mẽ hơn tập trung vào Machine Learning, Deep Learning, v.v..., thì LattePanda 3 Delta có một số sức mạnh thực sự để giúp giải quyết vấn đề. Đây là SBC dựa trên x86 với Intel Celeron N5105 SoC, bộ nhớ trong 64GB và RAM 8GB. Nó mạnh hơn nhiều so với Raspberry Pi 5 và gần như là một chiếc PC mini bỏ túi.
LattePanda 3 Delta không thiếu các tùy chọn kết nối. USB 3.2 Gen2, giắc âm thanh 3,5 mm, khe cắm M.2, khe cắm PCIe 3.0, khe cắm SIM và Wi-Fi 6 chỉ là một số trong số đó. Đối với các dự án cần nguồn điện lớn trong khi vẫn duy trì kiểu dáng nhỏ gọn, LattePanda 3 Delta không thể bị đánh bại.
Khi nói đến sức mạnh GPU, Nvidia Jetson Nano ở một đẳng cấp riêng. Được thiết kế bởi Nvidia cho các dự án AI và Deep Learning, nó chạy GPU Maxwell 128 CUDA mạnh mẽ và CPU Cortex-A57 lõi tứ. Điểm nổi bật ở đây là GPU lý tưởng để hiển thị các mô phỏng phức tạp và chạy Machine Learning.
Các tùy chọn kết nối ở đây rất đáng khen ngợi, nhờ có nhiều cổng USB 3.0 và USB 2.0, HDMI, Gigabit Ethernet, header GPIO và interface camera. Đến từ Nvidia, có hỗ trợ phát triển rộng rãi, SDK và cộng đồng năng động. So với Raspberry Pi, Jetson Nano là một con quái vật dành cho các ứng dụng AI.
Bạn đã thử bất kỳ lựa chọn thay thế Raspberry Pi nào chưa? Bạn có kinh nghiệm gì về vấn đề này không? Chia sẻ ý kiến trong phần bình luận dưới đây nhé!
Nguồn tin: Quantrimang.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn