Silent treatment - vũ khí im lặng để giải quyết xung đột hay là thao túng tinh thần?

Thứ tư - 06/10/2021 00:49
Không phải ai cũng có khả năng giải quyết vấn đề theo cách ít gây tổn thương lên người khác, và một trong số những phương pháp tưởng như rất “Vô hại” lại gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc thậm chí được xem như 1 hành vi lạm dụng cảm xúc tàn nhẫn - đó là lựa chọn GIỮ IM LẶNG TRONG XUNG ĐỘT.
***
Khi im lặng không có nghĩa là bình yên
Silent treatment được giải nghĩ như việc giữ im lặng trong các mâu thuẫn, xung đột hay phương pháp thường được ai đó sử dụng trong các mối quan hệ được xem là một hình thức thao túng cảm xúc và bạo hàn.h tâm lý. Người sử dụng silent treatment thường chọn cách từ chối việc giao tiếp, không muốn lắng nghe hoặc không có ý phản hồi với người khác, họ thậm chí chối bỏ hoàn toàn sự tồn tại của người kia trong một khoảng thời gian.
Nhiều người dùng cách này như một lưỡ.i dao vô tình hoặc hữu ý sử dụng nhằm tránh xa xung đột, hay tệ hơn là trừng phạt người khác, làm tổn thương người khác hoặc thậm chí muốn kiểm soát để người đó làm theo ý mình. Việc giữ im lặng và bỏ qua sự xuất hiện của đối phương còn được biết đến với những hành vi như: cố tình phớt lờ, hờn dỗi, hay thậm chí là cô lập một ai đó.
Khi một người bị bỏ qua và ngó lơ, họ cảm thấy bản thân như một bóng ma vô hình, hoặc thậm chí là có cảm giác mình không tồn tại trong mắt người kia.
Silent treatment - vũ khí im lặng để giải quyết xung đột hay là thao túng tinh thần?
Trong một mối quan hệ, hình thức gây tổn thương tâm lý này sẽ thường xuất hiện khi 1 người bỗng dưng từ chối trao đổi khi cả hai đang tranh luận, hoặc ở tình huống mà mâu thuẫn xuất hiện. Tất nhiên, việc im lặng khi tranh cãi là một điều đôi khi rất cần thiết để bình tĩnh và điều chỉnh tâm trạng để nghĩ cách giải quyết vấn đề.
Nhưng việc nói rõ với người kia rằng mình cần thời gian để bình tĩnh lại và suy nghĩ hoàn toàn khác biệt với việc chối bỏ và lạnh lùng quay lưng, từ chối trao đổi vấn đề, hay có ý dùng sự im lặng để khiến người kia phải làm theo ý mình nhằm mục đích gây ra cảm giác bối rối, tội lỗi lên người khác. Và có vẻ như, chính người chọn cách im lặng cũng tự đặt bản thân mình vào hoàn cảnh tự cô lập, tự đau khổ và một mình đối diện với vết thương không ai thấu hiểu
Tại sao người ta lại sử dụng phương pháp im lặng?
Có vẻ như có rất nhiều lí do giải thích cho việc ai đó dùng cách im lặng hoặc chối bỏ tranh luận một vấn đề.
Có người làm thế vì họ tin rằng bản thân họ có khả năng điều khiển mình rất tốt, vì thế, việc giữ im lặng đối với họ là cách tốt nhất, hoặc đúng đắn nhất. Có thể họ nghĩ rằng bản thân đang cư xử tốt hơn người đối diện. Hoặc như, họ cảm thấy sự im lặng của bản thân đang thay thế cho một tín hiệu rằng: họ không khuất phục trước cuộc tranh cãi nảy lửa đang xảy ra.
Tuy vậy, đôi khi những người sử dụng thủ pháp này để né tránh mâu thuẫn cũng không biết mình đang gây tổn thương lên người khác - họ chỉ nghĩ rằng đây là hành vi tự vệ để bảo vệ chính mình khỏi tổn thương. Rằng họ tạo ra một bức tường ngăn chặn việc giải quyết vấn đề đó vì sợ hãi xung đột hoặc sợ phải đối diện với người kia - hơn là ác ý một cách cố tình.
Silent treatment - vũ khí im lặng để giải quyết xung đột hay là thao túng tinh thần?
Đối với những người khác, họ cho rằng giữ im lặng và lờ đi là một hành vi đầy tính lí trí và không xuất phát từ cảm xúc. Với những người có xu hướng ái kỷ, họ dường như thường xuyên sử dụng sự im lặng khi ai đó có hành vi khiến họ không thích, hoặc khi họ không có được sự chú ý mà họ muốn.
Đôi khi, bạo lự.c đến một cách âm thầm lặng lẽ, mà chính người trong cuộc cũng không biết bản thân mình đang bị cuốn vào một vòng xoáy cảm xúc không đáng có. Dường như họ sử dụng công cụ im lặng như một cách khiến người khác cảm thấy tội lỗi, họ tìm đến những đồng minh khác để nói chuyện thay vì giải quyêt mâu thuẫn với người trong cuộc, cũng như sử dụng sự im lặng để gây áp lực, thao túng và khiến người kia phải thay đổi hoặc “Cải thiện” hành vi theo ý họ.
Một hình thức im lặng khác cũng gây ảnh hưởng không kém đó là “stonewalling”, giải thích việc khi một người từ chối giao tiếp, trao đổi và chặn mọi cuộc trao đổi - giống như một bức tường cứng không thể xô ngã, khó để xoay chiều giúp ngăn cản giữa họ và người khác khi mâu thuẫn xảy ra. Sự khác biệt của hình thức im lặng này chính là nó thường xảy ra trong lúc cuộc tranh cãi nảy ra, trong khi phương pháp im lặng có thể kéo dài từ vài tuần cho đến tận vài năm.
Nguyên nhân nào thúc đẩy một người chọn cách im lặng để giải quyết vẫn đề
1. Cách họ được nuôi dạy khiến họ học được rằng sử dụng công cụ im lặng như một cơ chế phòng thủ bảo vệ bản thân. Có thể họ lớn lên ở một gia đình mà tại đó - không ai có thói quen thể hiện cảm xúc hoặc không được khuyến khích bày tỏ quan điểm cũng như suy nghĩ của bản thân. Họ cảm nhận rằng họ không có khả năng phơi bày cảm xúc chân thật nhất bên trong mình, vì thế lựa chọn truyền tải sự giận dữ hoặc thất vọng của bản thân theo 1 cách thụ động - họ giữ im lặng giữa sóng gió. Họ chọn cách này như 1 phương thức dễ dàng nhất họ có thể làm để đối diện với cảm xúc bên trong mình.
Việc đứng lên phản biện và lí giải cũng như đưa ra quan điểm cho chính mình, đôi khi là một việc bất khả thi với một cá nhân nào đó. Đối với những người này, chọn cách gây hấn thụ động như im lặng có thể giúp họ né tránh được mâu thuẫn trực tiếp và bảo vệ cảm xúc của mình.
Silent treatment - vũ khí im lặng để giải quyết xung đột hay là thao túng tinh thần?
2. Tình huống họ bị “buộc vào thế khó” : đôi khi hoàn cảnh và tình huống khi mâu thuẫn xảy ra cũng khiến một người không còn cách nào khác ngoài việc phải lựa chọn im lặng. Ví dụ trong môi trường gia đình khi xung quanh là người thân của mình, hoặc nơi công sở nơi giữ hoà khí với đồng nghiệp cực kì quan trọng - họ phải lựa chọn tức giận trong thầm lặng để không phá vỡ sự bình yên mà họ cho rằng đáng được giữ, dù rằng bên trong giông bão sấm chớp đang nổ đùng đùng.
3. Những vấn đề về tâm lý, những nỗi đau chưa được chữa lành từ gắn kết tuổi thơ hoặc rối loạn tính cách cũng khiến một người có thói quen sử dụng biện pháp im lặng để tránh né xung đột, cũng như không hiểu được mình thực sự nghĩ gì và đang gây ảnh hưởng lên người khác như thế nào. Ở các bài viết về rối loạn nhân cách tránh né và nỗi sợ bị bỏ rơi,… cũng có thể giải thích một phần nguyên nhân tại sao người khác lại chọn cách im lặng mà không phải là một phương thức khác lành mạnh hơn.
 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay6,412
  • Tháng hiện tại147,671
  • Tổng lượt truy cập9,853,523
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây