Nhiều người quan trọng chuyện 'kiếm tiền' nhưng thực chất 'tiêu tiền' mới là điểm mấu chốt để mang lại sự tự do!

Thứ tư - 08/06/2022 23:25
Tiền rất quan trọng. Đó là lý do con người luôn nỗ lực mỗi ngày để kiếm tiền, kể cả khi phải làm công việc mình không yêu thích. Tuy nhiên, tiền kiếm giỏi nhưng không biết cách tiêu thì bao nhiêu sức lao động bạn bỏ ra cũng không đủ.
***
Nhiều người quan trọng chuyện "kiếm tiền" nhưng thực chất "tiêu tiền" mới là điểm mấu chốt để mang lại sự tự do!
Kiếm tiền và tiêu tiền, cái nào khó hơn?

Hầu như đa phần những người chưa vững về mặt kinh tế, chật vật trong đầu vào thu nhập sẽ cho rằng kiếm tiền rất khó. Tuy nhiên khi nắm rõ cách thức để tạo ra tiền bạc, bạn sẽ thấy kiếm tiền không khó như mình nghĩ.
Bạn chỉ cần tạo ra giá trị cho người khác, bạn sẽ có tiền. Bạn có sức, bán sức. Bạn có hàng hóa, kinh doanh hàng hóa. Bạn có thể tạo ra tiền bằng kiến thức sẵn có. Bạn có bất kỳ năng khiếu gì đều có thể tận dụng để kiếm tiền.
Công thức đơn giản: Bạn cho người khác giá trị, người khác cho bạn tiền. Số tiền bạn nhận được cũng tương ứng với mức giá trị bạn tạo ra.
Trên đời này không thiếu cách kiếm tiền, cũng có vô vàn cái cớ để tiêu tiền. Khi có tiền trong túi sẽ bắt đầu phát sinh các nhu cầu chi tiêu. Tiền càng nhiều, sự thôi thúc chi tiêu càng lớn.
Điều ta muốn có thật sự rất nhiều và việc chi tiêu tiền lại thường dựa vào cảm xúc. Nếu không có đủ sức mạnh lý trí, dù bạn có kiếm được bao nhiêu cũng chẳng thể nào giữ nổi tiền của mình. Bởi vậy mới có câu, kiếm tiền thì dễ, giữ được tiền mới khó.
Cách tiêu tiền quyết định số tiền bạn nắm giữ

Người kiếm tiền giỏi chưa chắc đã giữ được tiền. Tôi có không ít những người bạn, họ kiếm được rất nhiều tiền nhưng cuối tháng bao giờ cũng phải đi vay mượn để chi tiêu, sang tháng sau lại cày cuốc làm việc trả bù.
Kiếm tiền thiên về tư duy nhưng tiêu tiền bạn phải cần có trí tuệ, đòi hỏi bạn có sự sáng suốt, thấu rõ vấn đề. Tiêu tiền liên quan đến việc kiểm soát cảm xúc, kiểm soát nhu cầu của bản thân.
Cảm xúc, thói quen là những thứ cực kỳ khó điều chỉnh. Chỉ cần để cảm xúc chi phối, bạn sẽ không thể nào làm chủ được số tiền chi tiêu hàng ngày.
Khi không biết cách quản lý chi tiêu sẽ rất khó để giữ được tiền. Người kiếm được 150.000 đồng/ngày nhưng chỉ tiêu một nửa với người kiếm được 200.000 đồng/ngày nhưng tiêu hết, bạn nghĩ thử xem, cách tiêu tiền nào mới khôn ngoan.
Khi không có tiền tích luỹ, bạn sẽ rơi rất nhanh vào cảm giác thiếu hụt, từ đó phải tiếp tục lao vào kiếm tiền. Vòng quay chạy theo đồng tiền tiếp diễn và đây là lúc bạn đánh mất sự tự do của mình.
Tiêu tiền như thế nào để hiệu quả?

Tiêu tiền không suy nghĩ bạn sẽ chẳng bao giờ có đủ tiền. Tôi bất chợt liên tưởng đến hình ảnh trong một câu chuyện:
Ở Mãn Châu, người ta di chuyển bằng những chiếc xe chó kéo. Bác xà ích treo miếng thịt trước miệng chó và cứ thế con chó mải miết chạy như điên về phía trước. Khi kết thúc hành trình, chỉ với một cú ngốn, những con chó nuốt trọn miếng thịt xuống cổ.
Chúng ta cũng chẳng khác gì, cố gắng kiếm tiền để rồi "ngốn" nó thật nhanh. Sau đó lại quay về vòng chạy cũ với một lối sống y hệt. Nếu năng lực kiếm tiền của bạn có giới hạn, không thể tăng lượng tiền lên thì buộc phải có khả năng tiêu tiền chuẩn xác. Hãy nhìn xa hơn những ước muốn cá nhân của mình.
Chỉ chi tiêu những đồng tiền cho điều thật sự cần thiết, thật sự xứng đáng, "tiêu đồng nào đáng đồng đó", luôn dành lại 10-20% số tiền tích lũy. Như vậy sau một thời gian, bạn sẽ có những khoảng dư cần thiết. Thay đổi thói quen chi tiêu bạn sẽ có được khoảng tự do cá nhân của riêng mình.
Tiêu tiền đúng cách là một dạng tư duy đầu tư

Tiêu tiền đúng nơi, đúng chỗ, hợp lý sẽ giúp bạn giữ tiền tốt hơn. Giữ tiền đồng nghĩa bạn phải dè sẻn không chi tiêu. Số tiền bạn giữ được là cách bạn đầu tư lâu dài cho nhiều giá trị sống:
1. Đầu tư mở rộng việc kiếm tiền
Tiền kiếm được cần có sự đầu tư ngược trở lại. Bạn bán sức lao động, bạn phải đầu tư cho sức khỏe của mình. Muốn bán nhiều sản phẩm, bạn phải dùng tiền tiếp tục đầu tư sản phẩm mới. Bạn bán kiến thức bạn phải sử dụng tiền để nâng cao hiểu biết của mình. Dùng tiền tích lũy để tăng khả năng kiếm tiền thay vì để chúng rò rỉ vào những thú vui ăn chơi vô bổ.
2. Đầu tư cho trải nghiệm
Tiền tiêu cho trải nghiệm là sự chi tiêu có giá trị. Khi có tiền, bạn có quyền cho mình trải nghiệm nhiều điều mới mẻ. Trải nghiệm trong một lĩnh vực khác, trải nghiệm những vùng đất mới, trải nghiệm lối sống mới...Tiêu tiền ở đây giúp bạn nâng cấp được bản thân, mở rộng tầm nhìn.
3. Đầu tư cho tương lai
Tiêu tiền hợp lý là đồng tiền đầu tư cho tương lai. Tương lai của con cái, tương lai của việc tận hưởng tuổi già khi bạn không thể tiếp tục tạo ra tiền.
Con cái vẫn cần những bước đệm đầu đời. Khi có thể đầu tư cho con cũng là lúc bạn dạy được con cái về cách tiêu tiền hợp lý. Số tiền bạn tích lũy cũng là một món bảo hiểm cần thiết của tuổi già.
4. Đầu tư cho cảm xúc
Việc khéo léo chi tiêu sẽ mang lại cho bạn cảm xúc bình yên, an ổn, tâm thái nhẹ nhàng. Sử dụng tiền để chăm sóc cha mẹ, hỗ trợ người thân, giúp đỡ cộng đồng còn mang lại cho bạn niềm hạnh phúc lớn lao.
Tiêu tiền không hề dễ. Bạn cần có kiến thức và trí tuệ trong cách quản lý chi tiêu, kiểm soát cảm xúc bản thân. Đạt được điều đó bạn đang chạm đến sự tự do, thoát khỏi nỗi lo về đồng tiền.

Tác giả: Theo Trí Thức Trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay13,817
  • Tháng hiện tại200,510
  • Tổng lượt truy cập10,414,776
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây