Hãy ngưng nói những lời này với người đang có tâm trạng

Thứ bảy - 27/03/2021 00:24

Mỗi người đều có cuộc sống riêng, không ai giống ai, mỗi ngày đều trải qua những chuyện khác nhau, môi trường tiếp xúc khác nhau và tính cách cũng khác nhau, bởi vậy chúng ta không nên phán xét tâm trạng của ai cả.

***

Có những vết thương chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng có những vết thương dù trăm ngàn con mắt nhìn vào vẫn không thể thấu, chỉ có người bị thương mới biết nó đau thế nào, sưng tấy ra sao. Tâm trạng của con người cũng giống như những vết thương ẩn vậy, không phải ai cũng có thể kiểm soát và thấu hiểu được nó.

Mỗi người đều có cuộc sống riêng, không ai giống ai, mỗi ngày đều trải qua những chuyện khác nhau, môi trường tiếp xúc khác nhau và tính cách cũng khác nhau, bởi vậy chúng ta không nên phán xét tâm trạng của ai cả. 

Tôn trọng nỗi buồn 

Nếu thấy cuộc sống của mình thoải mái hơn ai đó, chúng ta hãy cảm thấy biết ơn cuộc đời. Bởi vì có những người đang phải chiến đấu hàng giờ với cuộc sống của chính mình mỗi ngày – chỉ để được tồn tại. Bạn sống vui tươi, hạnh phúc, không có nghĩa là ai cũng như bạn. Vậy nên, nếu không hiểu người khác thì cũng đừng đem câu chuyện của họ ra để bàn tán và cho rằng mình đủ thông minh để hiểu hết tất cả mọi thứ. 

ky-nang-song-noi-chuyen-voi-chinh-minh

Mỗi người có một sức bật, độ dẻo dai tinh thần lẫn độ nhạy cảm hay khả năng chịu đựng tổn thương khác nhau dựa trên trải nghiệm, hoàn cảnh môi trường và cả di truyền, bởi vậy không ai có quyền phán xét nỗi buồn của ai cả. 

Xin đừng bắt người đang tâm trạng phải mạnh mẽ

Có bao giờ bạn thức giấc và thấy cuộc đời thật tẻ nhạt chưa? Chẳng rõ những điều mình làm mỗi ngày là đúng hay sai? Chẳng rõ cuộc đời sau này có đúng như mình mong đợi? Nhìn đâu cũng thấy cô đơn và thấy đời tẻ nhạt đến lạ. Đối với những kẻ cô đơn và những người tâm trạng, cho dù đứng ở giữa đám đông hay một mình thì trong lòng họ vẫn có rất nhiều suy tư. Bởi lẽ, tâm trạng con người là thứ rất khó kiểm soát, không phải là được ở cạnh người này hay đi cùng người kia là có thể xóa bỏ được. 

Mỗi người đều sẽ có những lúc yếu đuối và muốn trốn chạy dù trong phút chốc. Khi còn nhỏ, mỗi lần bị trách phạt hay bắt nạt, ta thường khóc thật to để được mẹ vỗ về. Nhưng khi đã trưởng thành, ta không còn dễ dàng rơi nước mắt nữa, cũng không còn muốn mang những nỗi buồn của mình trút lên người thân. Điều ta làm là tìm kiếm một nơi thật “an toàn” để cởi bỏ lớp mặt nạ mạnh mẽ và sống đúng với tâm trạng của chính mình. 

co-gai-nam-tren-sofa-thu-gian-cung-la-cach-yeu-ban-than

Cho đến khi trưởng thành, bạn sẽ nhận ra, cuộc đời còn có những đau thương không dùng nước mắt để gột rửa hết, còn có những đau đớn khó quên, hay khi bạn muốn bật khóc mà không thể khóc được. Vì vậy, những người đang cố tỏ ra mạnh mẽ sẽ ôm cả những tổn thương, mệt mỏi và dùng nụ cười để tiến về phía trước.

Ngưng nói những điều vô ích này với người nhạy cảm

Trong 5 yếu tố tính cách thì yếu tố rối loạn thần kinh (Neuroticism) bao gồm sự nhạy cảm có đến 40% là từ di truyền, rồi sau đó mới đến sức ảnh hưởng từ môi trường. Nghĩa là, chúng ta rất khó để kiểm soát được tâm trạng nhạy cảm của bản thân hoặc người khác. Đặc biệt, người có chỉ số rối loạn thần kinh cao thì càng dễ trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực. 

Chúng ta hãy thử lục lại trong suy nghĩ của mình, rằng có bao giờ nói ra những lời sau đây với người đang bị trầm cảm hoặc tâm trạng lo âu không nhé.

“Phải mạnh mẽ lên chứ!”

“Nghĩ tích cực hơn đi!”

“Chỉ có vậy thôi mà cũng khóc”

“Bạn yếu hơn mình rồi, chứ mình còn trải qua nhiều chuyện mà vẫn sống ổn”

“Tôi còn trải qua nhiều đau khổ hơn bạn, chuyện này chẳng là gì với tôi cả!”

co-gai-vay-do-cam-canh-hoa-co-phong-cach-song-doc-dao

Thật đáng thương là chúng ta lại thường hay nhận những lời này nhất từ người thân, bạn bè hoặc các mối quan hệ thân cận. Dù rằng đây là những câu nói có ý định khích lệ hay muốn giảm nhẹ nỗi đau cho người khác, nhưng cũng có thể gây thêm áp lực hoặc không giải quyết được vấn đề cho họ. 

Cách giúp người đang buồn lấy lại tinh thần

Nếu muốn nhận xét hay suy nghĩ về cuộc đời của ai đó, đầu tiên, bạn phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ, sau đó là phải trải qua chuyện giống như họ, chỉ có như vậy bạn mới hiểu được một phần nỗi đau của người khác. Nếu không, chúng ta cũng chỉ mãi là người ngoài trong thế giới của họ mà thôi.  

Mỗi người đều có cuộc sống riêng, trải nghiệm riêng và những vấp ngã riêng. Không phải ai cũng có cách nhìn nhận vấn đề giống nhau hay phản ứng tâm lý y hệt. Vì thế, chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình nhưng đừng bao giờ áp đặt hay bắt người khác phải hành xử như vậy. Đừng ngầm so sánh bản thân với người khác bởi vì sức bật tâm lý và độ bền dẻo trong tâm hồn của mỗi người là rất khác nhau. Thay vào đó, bạn có thể nói:

“Tôi không phải là bạn để hiểu, tôi cũng chưa từng trải qua cảm giác đó. Nhưng nếu bạn muốn, tôi sẵn sàng lắng nghe để chia sẻ cùng bạn”.

“Nếu bạn buồn, hãy cứ khóc đi, tôi sẽ ở đây bên bạn”.

co-gai-nang-dong-va-cach-yeu-ban-than_(1)

Nếu như không có lời gì tốt đẹp để nói hay chia sẻ thì chúng ta hãy chọn im lặng. Bởi vì, sự im lặng có sức mạnh vô cùng lớn đối với những người đang tâm trạng – họ cần một người biết lắng nghe để khiến nỗi buồn nhẹ nhàng hơn. 

 

Tác giả: Theo Elle

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập305
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm301
  • Hôm nay11,272
  • Tháng hiện tại184,129
  • Tổng lượt truy cập10,398,395
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây