Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
SATA, viết tắt của Serial ATA (Serial Advanced Technology Attachment), là một tiêu chuẩn IDE được phát hành lần đầu tiên vào năm 2001 để kết nối các thiết bị như ổ quang và ổ cứng với bo mạch chủ.
Thuật ngữ SATA thường đề cập đến các loại cáp và kết nối tuân theo chuẩn này.
Serial ATA thay thế Parallel ATA làm tiêu chuẩn IDE được lựa chọn để kết nối các thiết bị lưu trữ bên trong máy tính. Thiết bị lưu trữ SATA có thể truyền dữ liệu đến và đi từ phần còn lại của máy tính nhanh hơn nhiều so với một thiết bị PATA tương tự khác.
PATA đôi khi chỉ được gọi là IDE. Nếu bạn thấy SATA được sử dụng như một thuật ngữ đối lập với IDE, điều đó có nghĩa là cáp hoặc kết nối Serial và Parallel ATA đang được thảo luận.
So với Parallel ATA, Serial ATA cũng có lợi ích là chi phí mua cáp rẻ hơn và khả năng thay đổi nhanh (hot swap) các thiết bị, nghĩa là các thiết bị có thể được thay thế mà không cần tắt toàn bộ hệ thống. Với các thiết bị PATA, bạn phải tắt máy tính trước khi thay ổ cứng.
Ổ SATA hỗ trợ tính năng hot swap và thiết bị sử dụng nó cũng phải như vậy, chẳng hạn hệ điều hành.
Bản thân cáp SATA nhỏ hơn nhiều so với cáp ribbon PATA. Điều này có nghĩa là chúng dễ quản lý hơn vì chúng không chiếm nhiều không gian và có thể được buộc dễ dàng hơn, nếu cần. Thiết kế mỏng hơn cũng dẫn đến luồng không khí bên trong case máy tính lưu thông tốt hơn.
Giống như bạn đã đọc ở trên, tốc độ truyền SATA cao hơn nhiều so với PATA. 133MBps là tốc độ truyền nhanh nhất có thể với các thiết bị PATA, trong khi SATA hỗ trợ tốc độ khoảng 600 MBps (tính đến phiên bản 3.4).
Chiều dài tối đa của cáp PATA chỉ là 18 inch (0,45m). Còn cáp SATA có thể dài tới 1 mét, giúp bạn thoải mái lựa chọn nơi có thể gắn thiết bị. Tuy nhiên, trong khi cáp dữ liệu PATA có thể gắn hai thiết bị cùng một lúc thì cáp SATA chỉ cho phép một thiết bị.
Một số hệ điều hành Windows không hỗ trợ các thiết bị SATA, chẳng hạn như Windows 95 và 98. Tuy nhiên, vì các phiên bản Windows đó đã quá lỗi thời, nên hiện nay điều đó không quá đáng lo ngại.
Một nhược điểm khác của ổ cứng SATA là đôi khi chúng yêu cầu một driver thiết bị đặc biệt trước khi máy tính có thể bắt đầu đọc và ghi dữ liệu vào nó.
Cáp SATA là cáp dài, có 7 chân. Cả hai đầu đều phẳng và mỏng, với một đầu thường được làm vuông góc để giúp quản lý cáp tốt hơn. Một đầu cắm vào cổng trên bo mạch chủ, thường được gắn nhãn SATA và đầu kia (đầu có cạnh vuông) cắm vào mặt sau của thiết bị lưu trữ, như ổ cứng SATA.
Ổ cứng ngoài cũng có thể được sử dụng với kết nối SATA (tất nhiên, ổ cứng đó cũng có kết nối SATA). Đây được gọi là external SATA hoặc eSATA. Cách thức hoạt động là ổ đĩa ngoài gắn vào kết nối eSATA ở phía sau máy tính, bên cạnh các lỗ mở khác cho những thứ như màn hình, cáp mạng và cổng USB. Bên trong máy tính, kết nối SATA nội bộ tương tự được thực hiện với bo mạch chủ giống như khi ổ cứng được cố định bên trong case. Ổ eSATA có thể hot swap giống như ổ SATA nội bộ.
Hầu hết các máy tính không được cài đặt sẵn kết nối eSATA ở mặt sau của case. Tuy nhiên, bạn có thể mua một giá đỡ giá rẻ.
Một lưu ý với ổ cứng eSATA là cáp không truyền điện mà chỉ truyền dữ liệu. Điều này có nghĩa là không giống như một số ổ USB gắn ngoài, ổ eSATA yêu cầu một bộ nguồn.
Bạn có thể mua nhiều adapter khác nhau nếu cần chuyển đổi loại cáp cũ hơn sang SATA hoặc chuyển đổi SATA sang một số loại kết nối khác.
Ví dụ, nếu bạn muốn sử dụng ổ cứng SATA của mình thông qua kết nối USB, như để xóa ổ, duyệt qua dữ liệu hoặc sao lưu các file, bạn có thể mua bộ chuyển đổi SATA sang USB.
Ngoài ra còn có bộ chuyển đổi Molex mà bạn có thể sử dụng nếu nguồn điện của bạn không cung cấp kết nối cáp 15 chân, cần để cấp nguồn cho ổ cứng SATA bên trong. Những cable adapter đó có giá khá rẻ.
Nguồn tin: Quantrimang.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn