Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Datetime trong SQL là gì? Cách dùng hàm Date trong SQL như thế nào? Hãy cùng Quantrimang.com tìm hiểu nhé!
Làm việc với cơ sở dữ liệu không khó lắm vì người dùng cần biết các truy vấn và từ khóa cơ bản nên được sử dụng để truy xuất, cập nhật và xóa dữ liệu trong database. SQL cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu có cấu trúc (dữ liệu ở dạng hàng và cột) và cung cấp các truy vấn đơn giản để làm việc trên đó. Ở bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về Hàm Ngày Tháng trong SQL.
Ngày tháng hay Date là một trong số chức năng quan trọng nhất được sử dụng ở SQL, nhưng đối với những người mới tiếp cận ngôn ngữ lập trình này thì hơi khó hiểu vì có nhiều định dạng ngày tháng có thể được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và ở các định dạng khác nhau mà người dùng muốn truy xuất nó theo yêu cầu. Trong SQL, DateTime thường được sử dụng để lưu trữ cả giá trị ngày và giờ tại một thời điểm trong một cột.
Dưới đây là chi tiết các hàm ngày tháng hay date trong SQL.
STT | HÀM | MÔ TẢ |
1 | ADDDATE() | Thêm một khoảng thời gian vào date |
2 | ADDTIME() | Thêm một khoảng thời gian vào time |
3 | CONVERT_TZ() | Chuyển đổi múi giờ |
4 | CURDATE() | Trả về ngày hiện tại |
5 | CURRENT_DATE() | Trả về ngày hiện tại |
6 | CURRENT_TIME() | Trả về thời gian hiện tại |
7 | CURRENT_TIMESTAMP() | Trả về ngày và thời gian hiện tại |
8 | CURTIME() | Trả về thời gian hiện tại |
9 | DATE_ADD() | Cộng thời gian |
10 | DATE_FORMAT() | Định dạng giá trị thời gian |
11 | DATE_SUB() | Trừ thời gian |
12 | DATE() | Trả về phần ngày của biểu thức thời gian |
13 | DATEDIFF() | Trả về chênh lệch giữa hai giá trị thời gian |
14 | DAY() | Trả về thứ tự ngày trong tháng (từ 0 đến 31) |
15 | DAYNAME() | Trả về tên của ngày trong tuần |
16 | DAYOFMONTH() | Trả về thứ tự ngày trong tháng (từ 0 đến 31) |
17 | DAYOFWEEK() | Trả về chỉ số ngày trong tuần (1 = Sunday, 2 = Monday... 7 = Saturday) |
18 | DAYOFYEAR() | Trả về thứ tự ngày trong năm (từ 1 đến 366) |
19 | EXTRACT | Trích giá trị thời gian từ biểu thức ban đầu |
20 | FROM_DAYS() | Chuyển đổi một số thành giá trị ngày |
21 | FROM_UNIXTIME() | Trả về ngày đại diện cho tham số Unixtime ban đầu |
22 | HOUR() | Trả về phần giờ từ biểu thức thời gian |
23 | LAST_DAY() | Trả về giá trị tương ứng cho ngày cuối cùng của tháng |
24 | LOCALTIME() | Trả về ngày giờ hiện tại |
25 | LOCALTIMESTAMP() | Trả về ngày giờ hiện tại |
26 | MAKEDATE() | Trả về một ngày với các tham số truyền vào |
27 | MAKETIME() | Trả về giá trị thời gian với các tham số truyền vào |
28 | MICROSECOND() | Trả về microsecond từ biểu thức ban đầu |
29 | MINUTE() | Trả về giá trị phút từ biểu thức thời gian |
30 | MONTH() | Trả về giá trị tháng từ biểu thức thời gian |
31 | MONTHNAME() | Trả về tên tháng từ biểu thức thời gian |
32 | NOW() | Trả về ngày giờ hiện tại |
33 | PERIOD_ADD() | Thêm một khoảng thời gian cho tháng trong năm |
34 | PERIOD_DIFF() | Trả về số tháng giữa các khoảng thời gian |
35 | QUARTER() | Trả về giá trị quý từ biểu thức thời gian |
36 | SEC_TO_TIME() | Chuyển đổi số giây sang định dạng 'HH: MM: SS' |
37 | SECOND() | Trả về giá trị giây từ biểu thức thời gian |
38 | STR_TO_DATE() | Chuyển đổi một chuỗi thành một ngày |
39 | SUBDATE() | Trừ một khoảng thời gian từ date truyền vào |
40 | SUBTIME() | Trừ hai khoảng thời gian |
41 | SYSDATE() | Trả về ngày giờ hiện tại |
42 | TIME_FORMAT() | Định dạng giá trị thời gian |
43 | TIME_TO_SEC() | Trả về số giây được chuyển đổi từ tham số ban đầu |
44 | TIME() | Trả về giá trị thời gian từ biểu thức ban đầu |
45 | TIMEDIFF() | Trả về chênh lệch giữa hai giá trị thời gian |
46 | TIMESTAMP() | Trả về biểu thức datetime |
47 | TIMESTAMPADD() | Cộng khoảng thời gian được chỉ định vào tham số ban đầu |
48 | TIMESTAMPDIFF() | Trả về một số nguyên thể hiện sự chênh lệch thời gian giữa hai biểu thức |
49 | TO_DAYS() | Trả về số ngày giữa giá trị thời gian date và năm 0 |
50 | UNIX_TIMESTAMP() | Trả về số giây theo Unix timestamp từ biểu thức ban đầu |
51 | UTC_DATE() | Trả về ngày UTC hiện tại |
52 | UTC_TIME() | Trả về giờ UTC hiện tại |
53 | UTC_TIMESTAMP() | Trả về ngày giờ UTC hiện tại |
54 | WEEKDAY() | Trả về chỉ số ngày trong tuần (0 = Thứ Hai, 1 = Thứ Ba... 6 = Chủ Nhật) |
55 | WEEKOFYEAR() | Trả về chỉ số tuần trong năm của biểu thức thời gian |
56 | YEAR() | Trả về năm tương ứng của tham số ban đầu |
MySQL đi kèm với các kiểu dữ liệu để lưu trữ giá trị ngày hoặc ngày tháng/thời gian trong cơ sở dữ liệu:
Với:
YYYY là năm được lưu dưới dạng bốn chữ số, YY là năm được lưu dưới dạng hai chữ số; MM là lưu tháng dưới dạng hai chữ số, ví dụ tháng 7 sẽ là 07):
Trong phần tiếp theo, Quan trimang sẽ cùng bạn tìm hiểu cách sử dụng tất cả các hàm nói trên với cú pháp và những ví dụ cụ thể, các bạn nhớ theo dõi nhé.
Nguồn tin: Quantrimang.com:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn