Hiệu ứng ánh đèn sân khấu liệu có phải một dạng rối loạn lo âu xã hội?

Thứ sáu - 25/08/2023 09:41
Đúng vậy, bạn luôn cho rằng mình là cái rốn vũ trụ, nhưng thế giới này lại chả bận tâm gì đến bạn. Tất cả do thiên kiến vị kỷ của chính bạn thôi.
***
Giữa hàng vạn người ngoài kia, có những ai thật sự quan tâm đến bạn? Một con số không lớn như bạn nghĩ đâu.
Sự lầm tưởng về ánh hào quang của chính mình - hay hiệu ứng ánh đèn sân khấu có xu hướng ảnh hướng cảm xúc, tâm lý chúng ta theo nhiều hướng khác nhau. Và thật tệ nếu biến nó thành một dạng của rối loạn lo âu xã hội.
Bạn luôn cảm thấy mọi ánh nhìn đang đổ dồn về màu son trên môi bạn, trang phục bạn mặc hôm nay. Ngay bây giờ, tại thời điểm này, họ bàn tán, cười đùa với nhau về bạn,… Oh no, họ đang nghĩ gì vậy, trang phục hôm nay của mình có vấn đề ư? Một loạt câu hỏi nghi vấn quẩn quanh trong đầu bạn lúc này và bạn chỉ muốn tìm một chỗ trốn ra ngay khỏi đây. Yên tâm đi, không ai quan tâm bạn mặc gì đâu, bởi chính họ cũng đang ở trạng thái giống như bạn mà. Họ cũng có ti tỉ thứ cần để ý hơn một người xa lạ, không quen biết như bạn. Kể cả có vô tình thấy, họ cũng quên ngay ý mà, vài giây, vài phút, hay thậm chí vài giờ đồng hồ,… bạn không có tầm ảnh hưởng lớn thế đâu!!!
Chà, có lẽ bạn đang gặp phải hiệu ứng ánh đèn sân khấu (Spotlight effect). Nó là gì vậy, có ảnh hưởng gì đến bạn không? Thôi nào, không chỉ mình bạn gặp phải hiệu ứng này đâu, đa số các sinh vật đều mắc phải hiệu ứng tâm lý này.
Sự ra đời định nghĩa hiệu ứng ánh đèn sân khấu.
Năm 1996, Thomas Gilovich từ Đại học Cornell đã cho ra đời định nghĩa về hiệu ứng ánh đèn sân khấu. Nó là cách con người đề cao việc người khác nhìn nhận và đánh giá họ ra sao, quan tâm cái nhìn của người khác đến bản thân một cách thái quá. Hiểu đơn giản như ánh đèn chiếu vào các nghệ sĩ, nhân vật chính trên sân khấu.

Khi nghiên cứu quan điểm về mức độ chú ý mà mọi người cho là hành vi và diện mạo của mình nhận được, ông đã thực hiện các thí nghiệm liên quan. Sử dụng áo in hình khuôn mặt cười của Barry Manilow, sinh viên mặc nó và phải gõ cửa bước vào phòng trao đổi với nhà nghiên cứu đang đứng sẵn trong đó. Hầu hết nhũng người tham gia thí nghiệm đều cho rằng có đến nửa lớp học chú ý đến cái áo họ mặc, tuy nhiên trên thực tế chỉ có khoảng 25% số sinh viên trong lớp nhắc tới chiếc áo kỳ quặc đó. Đúng vậy, bạn luôn cho rằng mình là cái rốn vũ trụ, nhưng thế giới này lại chả bận tâm gì đến bạn. Tất cả do thiên kiến vị kỷ của chính bạn thôi.
Một ví dụ điển hình khác về hiệu ứng này như sau: Trong một bữa tiệc, bạn vô tình va vào một người và áo bạn bị dính bẩn bởi một chút kem của bánh. Ôi chà, xấu hổ quá, bạn không biết giấu mặt đi đâu, chỉ biết cúi mặt xin lỗi liên tục rồi nhanh chóng rời đi. Không biết là mọi người có đổ dồn mắt vào phía bạn không, họ đang nghĩ gì về mình, mình thật vụng về, luộm thuộm,… Ôi không, điều này thật tệ! Và việc này khiến bạn nhớ mãi trong vài năm. Khoảng hai năm sau, bạn gặp lại những người bạn và bạn nhắc lại vụ việc khiến bạn cảm thấy xấu hổ đó. Nhưng không, những người bạn lại ngơ ngác, ngac nhiên khi nghe bạn kể, như thể chưa từng chứng kiến vụ việc đó. Kỳ lạ ghê, nhưng cũng thật may, bạn phủi đi ngay lập tức. Đúng vậy, có thể tại thời điểm đó họ không quan tâm đến bạn hoặc có nhưng rất nhanh lại quên đi.
Hiệu ứng ánh đèn sân khấu liên quan đến rối loạn lo âu xã hội như nào?
Hiệu ứng ánh đèn sân khấu mang lại ảnh hưởng theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu biết tận dụng, nó sẽ mang lại cho ta sự tự tin và hạn chế những sai lầm trong cuộc sống như một sự lầm tưởng về ánh hoàng quang của chính ta.
Nếu để ý quá đà, nó lại khiến bạn tự ti, lo âu, căng thẳng khi bước ra ngoài xã hội và đó cũng là một trong những triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội (chứng ám sợ xã hội). Đây là dạng rối loạn có thể gây ra tình trạng tê liệt ý thức bản thân (self-consciousness).
Trước những tình huống xã hội, họ thường có xu hướng e dè quá mức và lo lắng người khác sẽ đánh giá họ một cách tiêu cực. Trong những tương tác xã hội, ám ảnh về việc mình trông thế nào với người khác đã trở thành nỗi lo thường trực. Điều này lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội, thậm chí là tự cô lập và trầm cảm.
Tuy nhiên, với hiệu ứng ánh đèn sân khấu, nó không hẳn tiêu cực như vậy. Và với hầu hết những người mắc phải hiệu ứng này, trong khi rối loạn lo âu xã hội chỉ chiếm một phần không quá lớn. Nói cách khác hiệu ứng ánh đèn sân khấu là dạng tâm lý hết sức bình thường với con người. Bởi lẽ hầu hết mỗi người đều quan trọng chính bản thân họ và dĩ nhiên không ai thực sự quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt quanh người khác. Dù vậy, chúng ta hãy nên quan tâm đến cảm xúc của bản thân để hiểu mình, thoải mái, tự tin khi là chính con người thật, thay vì quá để tâm đến cái nhìn của người khác. Tất nhiên, con người chúng ta vẫn khao khát nhận được sự quan tâm, yêu thương từ những người xung quanh. Họ là người thân, là bạn bè, là làng xóm,… những người thật lòng muốn quan tâm bạn chứ không phải những người xa lạ với ý nghĩ xấu xa kia.

Tác giả: Tác giả ẩn danh - blogradio.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay8,023
  • Tháng hiện tại163,534
  • Tổng lượt truy cập9,869,386
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây