Giang ơi, nhóm bạn cấp 2 và câu chuyện bắt nạt: Ai cũng từng đi qua thời học sinh, nhưng hãy đối diện với những vấn đề của quá khứ như một người lớn!

Thứ ba - 25/08/2020 00:46

 

Sẽ là vô lý đối với cả Giang Ơi và những người bạn cấp hai nếu trách cứ một bên nào đó. Chúng ta, đang dùng lý lẽ của người trưởng thành để phán xét câu chuyện của những đứa trẻ 13, 14 tuổi.

“Bắt nạt” là một từ khóa nhạy cảm hơn trong thời buổi hiện tại khi mọi người ý thức rõ về sức mạnh của sự lan truyền thông tin. Hôm nay bạn là người bắt nạt nhưng với một vài cú click chuột, ngày mai bạn sẽ trở thành nạn nhân của một cộng đồng lớn trên mạng. 15 năm trước đây, người ta giải quyết bắt nạt bằng vài bảng kiểm điểm nhưng ở hiện tại, nó được giải quyết bằng cả cộng đồng. Như cuốn sách “New Power” của Jeremy Heimans đề cập, nó chính là một “sức mạnh mới” trong kỷ nguyên công nghệ.

 

Giang ơi, nhóm bạn cấp 2 và câu chuyện bắt nạt: Ai cũng từng đi qua thời học sinh, nhưng hãy đối diện với những vấn đề của quá khứ như một người lớn! - Ảnh 1.

Bắt nạt là một dạng phân biệt đối xử. Để hình thành nên phân biệt đối xử, nó cần dựa trên một căn cứ (định kiến), đi cùng với hành động và để lại hậu quả. Chúng ta đều đi qua thời học sinh để chứng kiến các vụ bắt nạt đơn giản như câu chuyện một bạn gái trong lớp béo hơn (định kiến với người béo hay body shaming) bị các cô gái khác trêu chọc, thậm chí là có xu hướng chọc phá (hành động) và để lại hậu quả là sự tổn thương tinh thần, cô lập. 

Giang ơi từng nói mình bị bắt nạt và qua đôi dòng tin nhắn từ những người bạn cấp hai, có thể thấy được sự tồn tại những định kiến - vì Giang “khác biệt” với các bạn dẫn đến hành động không chơi cùng nhau vào thời đi học. Giữa “tẩy chay” và “không chơi với nhau vì không hợp thôi” có một ranh giới mong manh. Nếu “không chơi với nhau nữa vì không hợp” nhưng đằng sau là mục đích cô lập hay hả hê khi thấy người bạn kia không có ai chơi cùng thì điều đó đã để lại hậu quả.

Giang ơi, nhóm bạn cấp 2 và câu chuyện bắt nạt: Ai cũng từng đi qua thời học sinh, nhưng hãy đối diện với những vấn đề của quá khứ như một người lớn! - Ảnh 2.

Vấn đề đáng nhẽ chỉ nên dừng ở đó và không trầm trọng khi nhìn vào những dòng tin nhắn của một nhóm bạn thân. Không ai biết chắc về câu chuyện của những cô cậu 13, 14 tuổi nhưng chúng ta lại nhìn được ở đây rất nhiều bài học từ cách mỗi người đối diện với quá khứ. 

Liệu có một cách giải quyết tốt hơn?

Những câu chuyện bắt nạt thường để lại ảnh hưởng rất sâu trong tâm trí của cả nạn nhân và người bị bắt nạt. Nhưng khi ký ức của cả Giang ơi và những người bạn được cho là “đám bắt nạt” đều khá mù mờ, không rõ ràng - thậm chí ngót nghét 15 năm đã trôi qua có thể khiến rơi rụng đi nhiều chi tiết, chúng ta có thể tiếp cận câu chuyện trên theo cách ít gây tổn thương cho cả hai và không trầm trọng hóa vụ việc: Những hiểu lầm khi nhìn về một vấn đề. 

 Giang có một “đặc quyền” của người nổi tiếng khi những câu chuyện Giang kể dễ đi vào lòng người, khiến người nghe dễ có xu hướng đồng cảm với Giang. Nhưng giả sử nếu điều nhóm bạn cấp hai của Giang nói là đúng, họ có quyền lên tiếng bởi cảm giác những điều mình không cố tình làm lại bị quy kết ở khắp nơi - là một cảm giác không thoải mái gì. 

Không ai có thể đánh giá được những nhân vật chính trong câu chuyện về khía cạnh đạo đức nhưng nên chăng cần có một cách xử lý vấn đề tốt hơn? Giang Ơi có quyền lên tiếng về việc mình từng bị bắt nạt, đó là cách cảm nhận của Giang. Nhưng khi nhận định mình là nạn nhân bị bắt nạt, Giang cũng sẽ vô tình cáo buộc một ai đó là kẻ bắt nạt. Ở vị trí của một người có sức ảnh hưởng với giới trẻ, nếu đã đưa ra một nhận định như vậy, Giang cũng cần vững vàng với quan điểm của mình nếu không muốn xảy ra những tình huống có thể không tốt cho những người xung quanh.

Giang ơi, nhóm bạn cấp 2 và câu chuyện bắt nạt: Ai cũng từng đi qua thời học sinh, nhưng hãy đối diện với những vấn đề của quá khứ như một người lớn! - Ảnh 3.

Những người bạn và cô giáo chủ nhiệm cấp hai nếu thấy những nhận định đó là cáo buộc có thể trao đổi trực tiếp, đối thoại với Giang, cùng nhìn nhận lại vấn đề. Họ có thể chọn cách phản biện Giang nghiêm túc hơn, thẳng thắn hơn là việc bình luận qua lại. Bắt nạt là vấn đề nghiêm trọng nhưng những hiểu lầm thời đi học là chuyện có thể xảy ra ở lứa tuổi học sinh. Giải pháp tốt nhất vẫn là đối thoại thẳng thắn, thay vì sử dụng các công cụ khác để biến vấn đề trở nên nghiêm trọng. Tất cả đều đã rời ghế nhà trường, không còn là lũ trẻ vùng vằng giận dỗi chỉ vì một lần không chờ nhau đi học về. 

Chúng ta ai cũng đi qua một thời học sinh để hiểu rằng những sự đối chọi của thiếu niên bắt nguồn từ việc không hiểu chuyện. Sự không hiểu chuyện ở những tuổi đó không phải là điều để người lớn phán xét, nhất là những chuyện ở quá khứ. Thay vì phán xét và để câu chuyện lan tràn khắp mọi nơi, hãy lắng nghe người trong cuộc nhiều hơn. 

Giang ơi, nhóm bạn cấp 2 và câu chuyện bắt nạt: Ai cũng từng đi qua thời học sinh, nhưng hãy đối diện với những vấn đề của quá khứ như một người lớn! - Ảnh 4.

Đừng thổi bùng thêm câu chuyện

Có một khung cảnh rất quen thuộc nữa hồi đi học khiến tôi nhớ mãi, đó là cảnh hai người bạn đang nhìn nhau rất hằm hè và một đám khác vây quanh. Đó là hai người bạn thân, chỉ vì một xung đột nhỏ mà nổi nóng. Tôi hiểu chẳng ai muốn lao vào đánh người kia nhưng việc kiểm soát cảm xúc không phải một kỹ năng mà đa phần đám trẻ tuổi tôi giỏi. Nhưng vì tiếng hò reo lớn quá, sự quá khích của đám đông quá nhiều khiến một trong hai đứa phải lao vào đánh trước. Đứa kia vốn không khỏe mạnh nên chỉ biết ôm đòn. 

Một người thành kẻ “bắt nạt” và hối tiếc vì hành động của mình, một tình bạn chấm dứt, một người mang tổn thương vì bạn thân.

Mâu thuẫn của Giang Ơi và những người bạn cấp hai có thể chỉ dừng ở những đoạn chat đó, những dòng trò chuyện đời thường về một cô bạn ngày xưa; nếu không vì cô ấy nổi tiếng thì cũng không ai chụp màn hình các dòng bình luận đó về phân tích mổ xẻ. Người trong cuộc chưa lên tiếng nhưng những người xung quanh đang dùng vô vàn luận điểm, cái nhìn của người trưởng thành để phân tích vấn đề của một nhóm học sinh ở độ tuổi trung học cơ sở bằng những tin nhắn không đầu không đuôi.

Giang ơi, nhóm bạn cấp 2 và câu chuyện bắt nạt: Ai cũng từng đi qua thời học sinh, nhưng hãy đối diện với những vấn đề của quá khứ như một người lớn! - Ảnh 5.

Có những người đã tìm ra Facebook của cô giáo chủ nhiệm cũ của Giang, họ tìm đến Facebook của những người bạn cấp hai để “dạy cho họ những bài học”. Nếu vụ việc chỉ là sự bất đồng quan điểm qua lại của những người bạn cấp hai và Giang, mọi chuyện chắc sẽ dừng lại ở việc trao đổi trực tiếp với nhau - có thể không ai phải thủ một “vai ác”. Nhưng khi có quá nhiều người tìm tới Facebook của cô giáo và bạn cấp hai để buông những lời không hay, liệu họ có vô thức nghĩ rằng: “Hay là mình đang bắt nạt Giang thật?”.

Câu chuyện này nên dừng lại trước khi đi quá xa hơn. Đừng để những phán xét của bản thân vô tình làm tổn thương một ai đó hay xa hơn là dấy lên sự mổ xẻ tiêu cực trong cả cộng đồng. 

Hãy thận trọng với mọi lời cáo buộc của mình, vì bạn có thể vô tình tạo nên hoặc hùa theo một vụ bắt nạt mới. 

Giang ơi, nhóm bạn cấp 2 và câu chuyện bắt nạt: Ai cũng từng đi qua thời học sinh, nhưng hãy đối diện với những vấn đề của quá khứ như một người lớn! - Ảnh 6.

Minh Đức - Design: Tuấn Maxx

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập138
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm132
  • Hôm nay13,370
  • Tháng hiện tại193,122
  • Tổng lượt truy cập10,407,388
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây