Để tránh lãng phí thời gian và sức lực một cách vô ích, đừng bao giờ tranh cãi với kẻ bảo thủ!

Thứ ba - 20/08/2019 01:51

 

Dù muốn bảo vệ quan điểm của mình đến đâu thì cũng cần học cách tôn trọng ý kiến của những người xung quanh, bởi lẽ những điều ta tưởng là đúng đôi khi cũng chỉ là sự ngộ nhận của bản thân mà thôi!

Im lặng là vàng khi gặp người cố chấp

Trong thiên Thu Thủy, Trang Tử từng viết viết:"Không thể nói chuyện băng tuyết với côn trùng mùa hạ". Hàm ý của câu nói ấy là tranh luận vấn đề với loại người cố chấp, không chịu hiểu vấn đề là một điều vô bổ và lãng phí.

Khổng Tử cũng từng khuyên răn các học trò rằng chớ nói với châu chấu về bốn mùa, bởi châu chấu chỉ sinh trưởng trong ba mùa xuân - hạ - thu.

Để tránh lãng phí thời gian và sức lực một cách vô ích, đừng bao giờ tranh cãi với kẻ bảo thủ! - Ảnh 1.

Người khác không đồng tình với quan điểm của bạn đơn giản là bởi họ chưa từng đi qua những nơi bạn đã đến, chưa từng đọc qua cuốn sách bạn đã đọc, chưa từng quen những người bạn đã biết.

Nếu người đó không thể lắng nghe để dung hòa sự khác biệt của cả hai thì tốt nhất là bạn nên giữ im lặng và ngừng tranh cãi với họ.

Tranh cãi với người không cùng chí hướng là việc phí thời gian vô ích

Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận phải trái, đúng sai với người khác. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử thì gặp một vị khách đang đứng trước cổng nhà.

Ông ta gọi vị học trò kia lại và hỏi:"Nghe nói thầy dạy của ngài là Khổng thánh nhân, như vậy thì học vấn của ngài chắc hẳn phải cao siêu lắm. 

Ngài cho ta hỏi một năm có mấy mùa? Nếu ngài trả lời đúng, ta sẽ dập đầu quỳ lạy ngài, còn nếu trả lời sai thì ngài phải bái lạy ta."

Để tránh lãng phí thời gian và sức lực một cách vô ích, đừng bao giờ tranh cãi với kẻ bảo thủ! - Ảnh 2.

Vị đệ tử kia nổi máu hiếu thắng, suy nghĩ một lát bèn trả lời: "Xuân, Hạ, Thu, Đông, có bốn mùa!"

Người khách kia cãi lại: "Sai! Có ba mùa!"

Vị đệ tử cảm thấy những điều vị khách kia nói thật là kỳ quái, anh phản đối lại ông ta: "Rõ ràng là một năm có bốn mùa, sao ông lại nói là có ba mùa?"

Đúng lúc hai người đang tranh luận dữ dội, mãi không thể phân định kẻ thắng người thua thì Khổng Tử đi ra mở cửa. Vị khách vội vàng hỏi: "Thánh nhân! Xin ngài hãy phân minh giúp chúng ta, một năm rốt cuộc là có mấy mùa?"

Khổng Tử nhìn vị khách rồi nói: "Ba mùa!"

Vị khách nọ tỏ ra vô cùng đắc chí, quay sang cậu học trò: "Ngươi nghe đã rõ chưa, còn không bái ta một lạy tạ lỗi sao?". Nói rồi ông ta dương dương tự đắc, cười ha hả và quay lưng bỏ đi.

Cậu học trò không hiểu ý trong câu nói của Khổng Tử, liền hỏi lại:"Thưa thầy! Một năm rõ ràng là có bốn mùa, sao vừa rồi thầy lại nói là có ba mùa?"

Khổng Tử trả lời:"Con không thấy người kia sao? Đó cũng giống như trường hợp của loài châu chấu vậy. 

Một năm, châu chấu chỉ sống có ba mùa là xuân, hạ và thu, nó đâu có biết mùa đông là gì? Con tranh luận với nó chẳng phải là không bao giờ đi đến hồi kết hay sao?"

Trong suốt cuộc đời, chúng ta sẽ gặp gỡ rất nhiều loại người, trong đó có những người có quan niệm sống, lối suy nghĩ hay cách hành xử vô cùng ngang trái.

Dù đó có là bạn bè, người thân hay đồng nghiệp thì những người chỉ biết khăng khăng tự cho bản thân là đúng, không biết tiếp thu ý kiến của người khác sẽ chỉ khiến cho người xung quanh họ cảm thấy thật sự căng thẳng và mệt mỏi.

Với bất cứ vấn đề nào, họ cũng phải thể hiện là "chuyên gia" và khoe khoang sự hiểu biết của mình với tất cả mọi người. Để đối phó với những người bảo thủ như vậy, cách giải quyết đúng đắn nhất đơn giản chính là im lặng và cho qua.

Tác giả: Theo Biyu HELINO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập307
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm303
  • Hôm nay11,263
  • Tháng hiện tại184,120
  • Tổng lượt truy cập10,398,386
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây