7 triết lý sống đơn giản về hạnh phúc hoàn hảo của người Nhật

Thứ sáu - 09/07/2021 00:06

Người Nhật lồng ghép những triết lý cổ xưa vào thực tiễn của cuộc sống hàng ngày. Các triết lý của Nhật Bản dạy chúng ta cách trở nên dịu dàng, tử tế và có tâm hơn, đối với bản thân và người khác.

***

Người Nhật lồng ghép những triết lý cổ xưa vào thực tiễn của cuộc sống hàng ngày. Các triết lý của Nhật Bản dạy chúng ta cách trở nên dịu dàng, tử tế và có tâm hơn, đối với bản thân và người khác.

1. Ikigai – hãy tìm ra lẽ sống của cuộc đời

Ikigai là một quan niệm sống của người Nhật, nghĩa đen là "lẽ sống". Tìm kiếm Ikigai là hành trình tự nhận thức bản thân. Theo người Nhật, cuộc sống có Ikigai sẽ mang lại sự hài lòng và ý nghĩa cho mỗi người.

Ikigai chính là lý do bạn thức dậy mỗi sáng và tận hưởng cuộc sống. Cụm từ Ikigai chỉ giá trị sống của mỗi đời người cũng như tinh thần làm việc không phải vì lợi ích kinh tế hay địa vị xã hội.

Trong cuốn sách "Bàn về lẽ sống" (Ikigai ni tsuite) xuất bản năm 1966, nhà tâm lý học Mieko Kamiya giải thích: "Ikigai rất giống với hạnh phúc nhưng có một sự khác biệt tinh vi về sắc thái. Hạnh phúc là cảm giác nhất thời nhưng Ikigai là kim chỉ nam của hành động tích cực giúp ta hướng đến tương lai dù đang trải qua những việc không vui của hiện tại".

Có năm trụ cột tạo nên nền tảng của Ikigai: bắt đầu từ việc nhỏ, giải phóng bản thân, sự hài hòa và bền vững, niềm vui từ những điều nhỏ bé, và ở đây và bây giờ. Bạn có thể sử dụng những trụ cột này và nghiên cứu về Ikigai trong cuộc sống hàng ngày của mình để tìm ra sự rõ ràng, cho dù đó là khám phá những gì bạn đam mê trong công việc hay sử dụng các kỹ năng của riêng bạn nhiều hơn.

cuoc-song-vui-ve-cua-co-gai-tuoi-20

2. Itadakimasu – chân thành đón nhận

Người Nhật rất tôn trọng đồ ăn và người ta thường nghe mọi người nói "itadakimasu" trước khi ăn. Cụm từ này có nghĩa là ‘Tôi khiêm nhường đón nhận’ và có thể được ví như những người Cơ đốc giáo nói ‘Ân điển’ trước bữa ăn.

Itadakimasu liên quan đến khái niệm Phật giáo về sự tôn trọng đối với tất cả các sinh vật và là một cách cảm ơn các loài thực vật và động vật đã hy sinh mạng sống của họ cho bữa ăn. Đó cũng là một cách để cảm ơn tất cả những người đã tham gia vào bữa ăn - từ các đầu bếp đã chuẩn bị bữa ăn cho đến những ngư dân đã đánh bắt được cá.

3. Ichigo Ichie – Trân trọng từng khoảnh khắc bên nhau

Câu thành ngữ bốn chữ này bắt nguồn từ những buổi trà đạo ngày xưa, nơi được mọi người xem là dịp quý báu để gặp gỡ nhau. 

Ngày nay, câu thành ngữ trên là lời gợi nhắc người ta sống chậm lại và trân quý từng khoảnh khắc trong cuộc đời, vì biết đâu lần gặp mặt này của bạn với một ai đó có thể cũng là lần cuối cùng được thấy nhau.

gui-toi-nhung-nguoi-lac-loi-trong-cuoc-song-o-tuoi-20

4. Kaizen – thay đổi từng chút một để trở nên tốt hơn

Triết lý Kaizen thể hiện tinh thần luôn phấn đấu không ngừng nghỉ của người Nhật trong cuộc sống cũng như trong công việc. Kaizen được ghép bởi chữ Kai 改(nghĩa là thay đổi) và chữ Zen (nghĩa là tốt hơn).

Áp dụng Kaizen bằng cách đưa ra những ý tưởng cải tiến từng chút một, tránh lãng phí nguồn lực và tìm ra được những biện pháp nâng cao hiệu suất làm việc. Bản chất của Kaizen chính là chia nhỏ vấn đề, cố gắng hoàn thiện từng phần và liên tục đặt câu hỏi để tìm ra giải pháp tối ưu hơn. Một lời khuyên nho nhỏ cho bạn, chỉ cần luôn ghi nhớ rằng Kaizen chính là: Lên kế hoạch – Hành động – Kiểm tra, cải tiến để tốt hơn – Duy trì mỗi ngày. Đây có vẻ như là công thức giúp bạn có thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào.

5. Oubaitori – Tỏa sáng theo cách riêng

Được tạo thành từ 4 chữ Hán tự đại diện cho 4 loài hoa khác nhau: Anh đào, mai, đào và mận, câu thành ngữ này mang đến thông điệp rằng hãy sống là chính mình và đừng so sánh bản thân với bất kì ai khác. Vì bạn là duy nhất và cũng giống như hoa, bạn tỏa hương và khoe sắc theo cách riêng của chính mình.

ly-do-vi-sao-cac-cung-hoang-dao-so-yeu

6. Wabi sabi – vẻ đẹp từ những điều không hoàn hảo

Trong tiếng Nhật, "Wabi" có nghĩa là vẻ đẹp mộc mạc bất đối xứng và không cân bằng, còn "Sabi" dùng để mô tả nét đẹp vô thường và trường tồn theo năm tháng.

Có nguồn gốc từ ba dấu hiệu tồn tại trong giáo lý nhà Phật là vô thường – đau khổ – không bản ngã, Wabi Sabi là triết lý sống tập trung vào các khiếm khuyết nhưng không phải để phán xét mà tìm ra và tôn vinh tính tích cực bên trong chúng. Triết lý này giúp con người nhìn nhận sự việc theo một cách đơn giản, chấp nhận bản chất vô thường của nó, từ đó cuộc sống trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

7. Danshari: Sống tối giản – Đơn giản hơn để hạnh phúc hơn

Sasaki Fumio – tác giả của cuốn sách "Lối sống tối giản của người Nhật" – đã từng nói rằng: "Sống tối giản là lối sống cắt giảm đồ dùng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết nhất. Lợi ích của lối sống này không đơn thuần chỉ là lợi ích bên ngoài như không gian thoáng đãng, dọn dẹp dễ dàng… mà nó còn mang lại lợi ích cho chính tâm hồn chúng ta".

Tối giản còn được biểu hiện ở việc: tối giản thông tin (chỉ lựa chọn thông tin hữu ích, tối giản mối quan hệ (tập trung vào những mối quan hệ chất lượng), tối giản giải trí (chọn lọc những chương trình đem lại giá trị nhân văn và kiến thức).

Giá trị cốt lõi của sống tối giản chính là hướng tới một cuộc sống đơn giản, nhẹ nhõm, hạnh phúc hơn những vẫn đủ đầy, khiến con người không còn chạy theo những thú vui phù phiếm nữa. Tập trung vào những điều thực sự có giá trị, tập trung vào phát triển bản thân, chúng ta sẽ được cân bằng và tìm được hạnh phúc đích thực.

 

Tác giả: Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập110
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm109
  • Hôm nay10,306
  • Tháng hiện tại151,565
  • Tổng lượt truy cập9,857,417
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây