Thiết kế Layout - Bố cục website trong CSS

Thứ ba - 07/11/2023 08:35

Thiết kế layout web bằng CSS như thế nào? Bài viết sẽ cho bạn biết mọi điều cần biết về layout CSS.

Một trang web có thể được chia thành các phần khác nhau, bao gồm header, menu, nội dung và footer dựa trên đó, lập trình viên có sẵn nhiều lựa chọn thiết kế bố cục. Bố cục khác nhau có thể được tạo bằng một thẻ div và dùng thuộc tính CSS để tạo kiểu cho nó. Cấu trúc phổ biến nhất của bố cục web được minh họa chi tiết ở phần bên dưới.

Lưu ý: Phần header chứa logo trang web, một thanh tìm kiếm và profile của người dùng. Menu điều hướng chứa liên kết tới các danh mục bài báo sẵn có khác nhau. Phần nội dung được chia thành 3 phần (cột) với sidebar bên trái & phải chứa các link dẫn tới bài viết , quảng cáo, còn phần nội dung chính là nơi chứa bài viết hiện tại. Phía dưới là phần footer chứa địa chỉ, link và danh bạ…

Phần header thường được đặt ở phía trên cùng của trang web hoặc ngay bên dưới menu điều hướng phía trên. Nó thường bao gồm tên trang web hoặc logo của web.

Giờ hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về layout trong CSS nhé!

Layout - Bố cục website

Layout có thể hiểu là cách mà chúng ta bố trí các thành phần chính trên một trang web.

Trong việc thiết kế Layout, thẻ <div> thường được dùng để phân chia các thành phần chính của trang web. Kết hợp với thuộc tính định dạng CSS, ta có thể thiết kế được Layout như ý.

Một website thường được chia thành các phần bao gồm header, thanh menu, nội dung và footer.

Có rất nhiều kiểu style website, Quantrimang.com sẽ giới thiệu thêm ở các phần sau. Tuy nhiên, về cơ bản thì cấu trúc trên được sử dụng nhiều nhất. Bài viết sẽ phân tích thiết kế website với bố cục như trên.

Header

Header thường nằm ở đầu trang web (hoặc ngay bên dưới menu điều hướng trên cùng). Phần này thường chứa logo hoặc tên website hay một vài khẩu hiệu của trang web.

.header {  background-color: #e9d8f4;  color: #58257b;  text-align: center;  padding: 20px;}

Code đầy đủ:

<!DOCTYPE html><html lang="en"><head><title>Thiết kế Layout - Bố cục website trong CSS</title><meta charset="utf-8"><meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1"><style>body {margin: 0;}/* Định dạng header */.header {  background-color: #e9d8f4;  color: #58257b;  padding: 20px;  text-align: center;}</style></head><body><div class="header">  <h1>Website Quản Trị Mạng</h1></div></body></html>

Thanh điều hướng

Thanh điều hướng - Navigation Bar hay còn gọi là thanh menu, được dùng để điều hướng các mục chính trên website.

/* class thanh điều hướng */.topnav {  overflow: hidden;  background-color: #333;}/* link điều hướng */.topnav a {  float: left;  display: block;  color: #f2f2f2;  text-align: center;  padding: 14px 16px;  text-decoration: none;}/* Thay đổi màu liên kết khi di chuột qua */.topnav a:hover {  background-color: #ddd;  color: black;}

Code đầy đủ:

<!DOCTYPE html><html lang="en"><head><title>Thiết kế Layout - Bố cục website trong CSS</title><meta charset="utf-8"><meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1"><style>* {  box-sizing: border-box;}body {  margin: 0;  font-family: arial}/* Định dạng header */  .header {  background-color: #e9d8f4;  color: #58257b;  padding: 10px;  text-align: center;}/* Định dạng thanh điều hướng trên cùng */.topnav {  overflow: hidden;  background-color: #58257b;}/* Định dạng link điều hướng */.topnav a {  float: left;  display: block;  color: #f2f2f2;  text-align: center;  padding: 14px 16px;  text-decoration: none;}/* Thay đổi màu liên kết khi di chuột qua */.topnav a:hover {  background-color: #db7093;  color: white;  font-weight: bold}</style></head><body><div class="header">  <h1>Website Quản Trị Mạng</h1></div><div class="topnav">  <a href="#">Làng Công nghệ</a>  <a href="#">Công nghệ</a>  <a href="#">Khoa học</a></div></body></html>

Nội dung

Layout trong section này thường phụ thuộc vào đối tượng người dùng. Cách bố cục phổ biến là một hoặc kết hợp những trường hợp sau:

  • 1 cột: thường sử dụng cho trình duyệt trên di động.
  • 2 cột: thường sử dụng cho laptop và máy tính bảng.
  • 3 cột: thường sử dụng cho trình duyệt trên máy tính để bàn.

Bạn có thể tạo bố cục 3 cột và thay đổi nó thành bố cục 1 cột trên màn hình nhỏ hơn như này:

/* Tạo ba cột bằng nhau, float cạnh nhau */.column {  float: left;  width: 33.33%;}/* Clear float khác sau các cột */.row:after {  content: "";  display: table;  clear: both;}/* Bố cục linh hoạt: ba cột xếp chồng lên nhau thay vì cạnh nhau khi màn hình có chiều rộng dưới 600px */@media screen and (max-width: 600px) {  .column {    width: 100%;  }}

 

  •  
  •  
  •  
  •  


   

Code đầy đủ:

<!DOCTYPE html><html lang="en"><head><title>Thiết kế Layout - Bố cục website trong CSS</title><meta charset="utf-8"><meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1"><style>* {  box-sizing: border-box;}body {  margin: 0;}/* Định dạng header */.header {  background-color: #e9d8f4;  color: #58257b;  padding: 10px;  text-align: center;}/* Định dạng thanh điều hướng trên cùng */.topnav {  overflow: hidden;  background-color: #58257b;}/* Định dạng link điều hướng */.topnav a {  float: left;  display: block;  color: #f2f2f2;  text-align: center;  padding: 14px 16px;  text-decoration: none;}/* Thay đổi màu liên kết khi di chuột qua */.topnav a:hover {  background-color: #db7093;  color: white;  font-weight: bold}/* Tạo ba cột bằng nhau, float cạnh nhau */.column {  float: left;  width: 33.33%;  padding: 15px;}/* Clear float khác sau các cột */.row:after {  content: "";  display: table;  clear: both;}/* Bố cục linh hoạt: ba cột xếp chồng lên nhau thay vì cạnh nhau khi màn hình có chiều rộng dưới 600px */  @media screen and (max-width:600px) {    .column {    width: 100%;  }}</style></head><body><div class="header">  <h1>Website Quản Trị Mạng</h1></div><div class="topnav">  <a href="#">Làng Công nghệ</a>  <a href="#">Công nghệ</a>  <a href="#">Cuộc sống</a></div><div class="row">  <div class="column">    <h2>Làng Công nghệ</h2>      <p>Cập nhật những xu hướng, khám phá, nghiên cứu mới nhất về khoa học       công nghệ.</p>  </div>  <div class="column">    <h2>Công nghệ</h2>      <p>bao gồm thủ thuật, hướng dẫn sử dụng phần mềm, phần cứng, sửa lỗi       mạng, sửa lỗi máy tính trên nhiều hệ điều hành như Windows, macOS, Linux,      Android, iOS...</p>  </div>  <div class="column">    <h2>Cuộc sống</h2>      <p>Kỹ năng sống, kỹ năng công việc, kỹ năng lãnh đạo, mẹo vặt cuộc sống,       những điều có thể bạn chưa biết, những câu nói hay về cuộc sống, câu nói       nổi tiếng của Jack Ma, Bill Gate, Steve Jobs...</p>  </div></div></body></html>

Thử thay đổi kích thước trình duyệt, khi màn hình có chiều rộng dưới 600px thì các cột sẽ chồng lên nhau thay vì nằm cạnh nhau:

Tip: Nếu bạn muốn tạo layout của web chỉ gồm 2 cột thì đặt thuộc tính width thành 50%, tương tự 4 cột thì 25%...

Tạo các cột không đều nhau

Nội dung chính là phần lớn nhất và quan trọng nhất của trang web của bạn.

Đa phần trong một trang web, bố cục các cột sẽ không chia theo kiểu đồng đều bằng nhau, nội dung chính là phần lớn nhất và quan trọng nhất của trang web nên sẽ chiếm nhiều không gian nhất. Nội dung phụ (nếu có) thường được sử dụng để chuyển sang một liên kết khác hoặc chỉ định thông tin liên quan đến nội dung chính.

Bằng cách sử dụng CSS, bạn có thể thay đổi chiều rộng cột theo ý muốn. Lưu ý là tổng các cột nên có giá trị 100%.

.column {  float: left;}/* Cột bên trái và phải */.column.side {  width: 25%;}/* Cột chính giữa */.column.middle {  width: 50%;}/* Bố cục linh hoạt: ba cột xếp chồng lên nhau thay vì cạnh nhau khi màn hình có chiều rộng dưới 600px */@media screen and (max-width: 600px) {  .column.side, .column.middle {    width: 100%;  }}

Code đầy đủ:

<!DOCTYPE html><html lang="en"><head><title>Thiết kế Layout - Bố cục website trong CSS</title><meta charset="utf-8"><meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1"><style>* {  box-sizing: border-box;}body {  margin: 0;}/* Định dạng header */.header {  background-color: #e9d8f4;  color: #58257b;  padding: 10px;  text-align: center;}/* Định dạng thanh điều hướng trên cùng */.topnav {  overflow: hidden;  background-color: #58257b;}/* Định dạng link điều hướng */.topnav a {  float: left;  display: block;  color: #f2f2f2;  text-align: center;  padding: 14px 16px;  text-decoration: none;}/* Thay đổi màu liên kết khi di chuột qua */.topnav a:hover {  background-color: #db7093;  color: white;  font-weight: bold}/* Tạo ba cột không bằng nhau, float cạnh nhau */.column {  float: left;  padding: 10px;}/* Cột bên trái và phải */.column.side {  width: 25%;}/* Cột chính giữa */.column.middle {  width: 50%;}/* Clear float khác sau các cột */.row:after {  content: "";  display: table;  clear: both;}/* Bố cục linh hoạt: ba cột xếp chồng lên nhau thay vì cạnh nhau khi màn hình có chiều rộng dưới 600px */@media screen and (max-width: 600px) {    .column.side, .column.middle {  width: 100%;  }}</style></head><body><div class="header">  <h1>Website Quản Trị Mạng</h1></div><div class="topnav">  <a href="#">Làng Công nghệ</a>  <a href="#">Công nghệ</a>  <a href="#">Cuộc sống</a></div><div class="row">  <div class="column side">    <h2>Hướng dẫn</h2>      <p>Bạn có thể chia sẻ bài viết của mình trên trang nếu có tài khoản, bạn       có thể xem bài viết đã đăng, xem bài viết của các thành viên khác và tìm       kiếm bài viết mình quan tâm trên trang.</p>  </div>  <div class="column middle">    <h2>Giới thiệu</h2>      <p>Quantrimang.com là mạng xã hội về khoa học công nghệ, mở rộng nội dung      để đáp ứng nhu cầu của các thành viên về nhiều lĩnh vực công nghệ hơn như      điện thoại, thiết bị thông minh, điện tử, bảo mật máy tính...</p>      <p>Bạn có thể trở thành một phần của Quantrimang.com bằng cách gửi bài       viết, trải nghiệm công nghệ của mình về cho đội ngũ quản lý nội dung của       mạng xã hội thông qua địa chỉ email info@meta.vn</p>  </div>  <div class="column side">    <h2>Liên hệ</h2>      <p>Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.</p>      <p>Điện thoại: 024 2242 6188.</p>      <p>Email: info@meta.vn.</p>  </div></div></body></html>

Thử thay đổi kích thước trình duyệt, khi màn hình có chiều rộng dưới 600px thì các cột sẽ chồng lên nhau thay vì nằm cạnh nhau:

Footer

Footer được đặt ở cuối trang, thường chứa thông tin như bản quyền, thông tin liên lạc...

.footer {  background-color: #e9d8f4;  color: #58257b;  padding: 5px;  text-align: center;}

Code đầy đủ:

<!DOCTYPE html><html lang="en"><head><title>Thiết kế Layout - Bố cục website trong CSS</title><meta charset="utf-8"><meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1"><style>* {  box-sizing: border-box;}body {  margin: 0;}/* Định dạng header */.header {  background-color: #e9d8f4;  color: #58257b;  padding: 10px;  text-align: center;}/* Định dạng thanh điều hướng trên cùng */.topnav {  overflow: hidden;  background-color: #58257b;}/* Định dạng link điều hướng */.topnav a {  float: left;  display: block;  color: #f2f2f2;  text-align: center;  padding: 14px 16px;  text-decoration: none;}/* Thay đổi màu liên kết khi di chuột qua */.topnav a:hover {  background-color: #db7093;  color: white;  font-weight: bold}/* Tạo ba cột không bằng nhau, float cạnh nhau */.column {  float: left;  padding: 10px;}/* Cột bên trái và phải */.column.side {  width: 25%;}/* Cột chính giữa */.column.middle {  width: 50%;}/* Clear float khác sau các cột */.row:after {  content: "";  display: table;  clear: both;}/* Bố cục linh hoạt: ba cột xếp chồng lên nhau thay vì cạnh nhau khi màn hình có chiều rộng dưới 600px */@media screen and (max-width: 600px) {  .column.side, .column.middle {    width: 100%;}}/* Định dạng footer */.footer {  background-color: #e9d8f4;  color: #58257b;  padding: 5px;  text-align: center;}</style></head><body><div class="header">  <h1>Website Quản Trị Mạng</h1></div><div class="topnav">  <a href="#">Làng Công nghệ</a>  <a href="#">Công nghệ</a>  <a href="#">Cuộc sống</a></div><div class="row">  <div class="column side">    <h2>Hướng dẫn</h2>      <p>Bạn có thể chia sẻ bài viết của mình trên trang nếu có tài khoản.</p>  </div>  <div class="column middle">    <h2>Giới thiệu</h2>      <p>Quantrimang.com là mạng xã hội về khoa học công nghệ, mở rộng nội dung      để đáp ứng nhu cầu của các thành viên về nhiều lĩnh vực công nghệ hơn như      điện thoại, thiết bị thông minh, điện tử, bảo mật máy tính...</p>  </div>  <div class="column side">    <h2>Liên hệ</h2>      <p>Điện thoại: 024 2242 6188.</p>      <p>Email: info@meta.vn.</p>  </div></div><div class="footer">  <p>Giấy phép số 362/GP-BTTTT. Bộ TT&TT cấp ngày 30/06/2016.</p></div></body></html>

Layout kiểu mẫu

<!DOCTYPE html><html><head><style>* {  box-sizing: border-box;}body {  font-family: Arial;  padding: 10px;  background: #e9d8f4;}/* Header/Blog Title */.header {  padding: 10px;  text-align: center;  background: white;  color: #58257b;}.header h1 {  font-size: 40px;}.header p {  font-size: 20px;}/* Style the top navigation bar */.topnav {  overflow: hidden;  background-color: #58257b;}/* Định dạng link điều hướng */.topnav a {  float: left;  display: block;  color: #f2f2f2;  text-align: center;  padding: 14px 16px;  text-decoration: none;}/* Thay đổi màu liên kết khi di chuột qua */.topnav a:hover {  background-color: #db7093;  color: white;}/* Tạo hai cột không bằng nhau, float cạnh nhau *//* Cột trái */.leftcolumn {   float: left;  width: 75%;}/* Cột phải */.rightcolumn {  float: left;  width: 25%;  background-color: #e9d8f4;  padding-left: 20px;}/* Hình ảnh tượng trưng */.fakeimg {  background-color: #baa1cc;  width: 100%;  padding: 20px;}/* Thêm định dạng thẻ cho bài viết */.card {  background-color: white;  padding: 20px;  margin-top: 20px;}/* Clear float khác sau các cột */.row:after {  content: "";  display: table;  clear: both;}/* Footer */.footer {  padding: 10px;  text-align: center;  background: white;  margin-top: 10px;}/* Bố cục linh hoạt: các cột xếp chồng lên nhau thay vì cạnh nhau khi màn hình có chiều rộng dưới 700px */@media screen and (max-width: 700px) {  .leftcolumn, .rightcolumn {     width: 100%;    padding: 0;  }}/* Bố cục linh hoạt: Thanh menu điều hướng xếp chồng lên nhau thay vì cạnh nhaukhi màn hình có chiều rộng dưới 300px  */@media screen and (max-width: 300px) {  .topnav a {    float: none;    width: 100%;  }}</style></head><body><div class="header">  <h1>Website Quản Trị Mạng</h1>  <p>Kiến thức - Kinh nghiệm - Hỏi đáp</p></div><div class="topnav">  <a href="#">Làng Công nghệ</a>  <a href="#">Công nghệ</a>  <a href="#">Cuộc sống</a>  <a href="#" style="float:right">Đăng ký</a></div><div class="row">  <div class="leftcolumn">    <div class="card">      <h2>Form - Biểu mẫu trong CSS</h2>      <h5>Quách Tỉnh, 14/02/2019</h5>      <div class="fakeimg" style="height:200px;">Ảnh</div>      <p>Form là một phần không thể thiếu trong bất kì loại website nào. </p>      <p>Ở bài viết này, Quantrimang.com sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng phần       giao diện hiển thị của một biểu mẫu cơ bản. Giao diện này có thể được làm      khá đẹp mắt với CSS</p>    </div>    <div class="card">      <h2>Attribute Selector trong CSS</h2>      <h5>Quách Tỉnh, 12/02/2019</h5>      <div class="fakeimg" style="height:200px;">Ảnh</div>      <p>Attribute selector là cách chọn các phần tử bạn muốn định kiểu trong       tài liệu HTML dựa vào thuộc tính của một hay nhiều thẻ HTML nào đó.</p>      <p>Attribute selector có thể chọn được các đối tượng mà không cần phải       khai báo thêm các Class hoặc ID vào trong thẻ HTML và vẫn có thể hướng       được đến các thành phần đó, giúp code gọn gàng hơn và mạch lạc hơn.</p>    </div>  </div>  <div class="rightcolumn">    <div class="card">      <h2>Giới thiệu</h2>      <div class="fakeimg" style="height:100px;">Ảnh</div>      <p>Quantrimang.com là mạng xã hội về khoa học công nghệ.</p>    </div>    <div class="card">      <h3>Nổi bật</h3>      <div class="fakeimg"><p>Ảnh</p></div>      <div class="fakeimg"><p>Ảnh</p></div>      <div class="fakeimg"><p>Ảnh</p></div>    </div>    <div class="card">      <h3>Follow Me</h3>      <p>Facebook</p>      <p>YouTube</p>    </div>  </div></div><div class="footer">  <h4>Giấy phép số 362/GP-BTTTT. Bộ TT&TT cấp ngày 30/06/2016.</h4></div></body></html>

Xây dựng bố cục trang web đáp ứng bằng CSS display: grid

Giá trị display grid CSS tương tự như giá trị bảng, chỉ các cột và hàng trong bảng kẻ ô có kích thước linh hoạt. Điều này khiến kiểu bảng kẻ ô trở thành lựa chọn lý tưởng để tạo bố cục chính cho trang web. Chúng để không gian cho header và footer có chiều rộng đầy đủ, đồng thời đảm bảo nó có thể tạo những vùng nội dung ở những kích thước khác nhau.

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
 <head>
   <meta charset="utf-8">
   <title>CSS Display Values</title>
   <style>
       .grid {
           display: grid;
           font-size: 3rem;
           grid-template-areas:
                  'header header header header'
                  'left-sidebar content content right-sidebar'
                  'footer footer footer footer';
           gap: 10px;
       }
       #grid-1 {
            grid-area: header;
            background-color: yellow;
            height: 100px;
            padding: 20px;
            text-align: center;
       }
       #grid-2 {
            grid-area: left-sidebar;
            background-color: lightgreen;
            height: 200px;
            padding: 20px;
            text-align: center;
       }
       #grid-3 {
            grid-area: content;
            background-color: lightblue;
            height: 200px;
            padding: 20px;
            text-align: center;
       }
       #grid-4 {
            grid-area: right-sidebar;
            background-color: lightgreen;
            height: 200px;
            padding: 20px;
            text-align: center;
       }
       #grid-5 {
            grid-area: footer;
            background-color: yellow;
            height: 100px;
            padding: 20px;
            text-align: center;
       }
   </style>
 </head>
 <body>
   <h1>CSS Display Grid</h1>
   <div class="grid">
      <div id="grid-1">Header</div>
      <div id="grid-2">Left Sidebar</div>
      <div id="grid-3">Content</div>
      <div id="grid-4">Right Sidebar</div>
      <div id="grid-5">Footer</div>
   </div>
 </body>
</html>

Grid tương tự như flexbox, chúng chỉ có thể đặt các phần tử bên dưới và cạnh nhau. Thuộc tính grid-template-areas rất quan trọng ở đây. Như bạn thấy ở code trên, header và footer chiếm 4 khu vực trong mảng này, vì chúng ở chiều rộng tối đa. Các sidebar chiếm một vị trí, còn nội dung chiếm hai, phân chia hàng giữa của khung kẻ ô thành 3 cột.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập212
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm210
  • Hôm nay13,370
  • Tháng hiện tại187,886
  • Tổng lượt truy cập10,402,152
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây