DRAM và DRAM-less SSD có gì khác nhau?

Thứ tư - 24/03/2021 00:58

Ổ SSD là một cách tuyệt vời để tăng hiệu suất cho PC. Thật không may, tất cả chúng không được tạo ra giống nhau. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa tất cả các ổ SSD trên thị trường là việc nó có DRAM hay không.

Không quan trọng bạn đang xem xét SATA, M.2 hay PCIe. Tất cả SSD đều được chia làm 2 loại: Có DRAM hoặc không. Việc có DRAM hầu như luôn luôn làm tăng giá của SSD. Vậy DRAM là cái gi? Bạn có cần nó không?

DRAM là gì?

Cho dù bạn đang cân nhắc mua SSD SATA 2,5 inch hay SSD M.2 NVME, bạn có thể nhận thấy một thứ được gọi là DRAM. Một số ổ có DRAM trong khi những ổ khác thì không (thường được gọi là DRAM-less).

SSD lưu trữ dữ liệu trên một số memory cell (ô nhớ) được gọi là NAND Flash. Trong suốt vòng đời của SSD, dữ liệu được di chuyển xung quanh các ô này khá nhiều. Nó tự động thực hiện điều này để đảm bảo rằng không có ô nhớ nào bị hao mòn do quá trình đọc/ghi lặp lại. Do đó, SSD cần giữ bản đồ vị trí của dữ liệu trên ổ. Điều này là để khi bạn muốn khởi chạy một chương trình, chạy game hoặc mở một file, SSD sẽ biết chính xác nơi để tìm nó. Bản đồ đó được lưu trữ trên DRAM (Dynamic-Random Access Memory) của SSD.

 

Ưu điểm của SSD có DRAM

Ổ SSD với chip DRAM tự hào có hiệu suất tốt hơn so với ổ SSD không có DRAM. Điều này là do DRAM nhanh hơn nhiều so với bộ nhớ NAND Flash. Thay vì việc PC phải tìm khắp ổ SSD để thấy dữ liệu liên quan, nó có thể chuyển thẳng tới DRAM. Do đó, PC sẽ không phải đợi quá lâu để SSD truy xuất dữ liệu cần thiết. Điều này dẫn đến trải nghiệm nhanh hơn nhiều cho người dùng cuối.

Ổ SSD với chip DRAM có hiệu suất tốt hơn ổ SSD không có DRAM
Ổ SSD với chip DRAM có hiệu suất tốt hơn ổ SSD không có DRAM

DRAM-less SSD (SSD không có DRAM) lưu trữ bản đồ dữ liệu thẳng vào bộ nhớ NAND Flash. Như bài viết đã đề cập trước đó, bộ nhớ NAND chậm hơn DRAM. Thật không may, điều này dẫn đến hiệu suất tổng thể chậm hơn. Ngoài ra, việc lưu trữ bản đồ trực tiếp vào NAND Flash có nghĩa là các ô nhớ sẽ bị hao mòn nhiều hơn. Đáng tiếc, điều đó có thể làm giảm đáng kể tuổi thọ của SSD. Đây thường là lý do tại sao SSD không có DRAM có thời gian bảo hành ngắn hơn so với SSD có DRAM.

Ưu điểm của SSD không có DRAM

SSD không có DRAM hầu như luôn rẻ hơn SSD có DRAM
SSD không có DRAM hầu như luôn rẻ hơn SSD có DRAM

Mặc dù có một số nhược điểm đối với DRAM-less SSD, nhưng chúng vẫn đáng để bạn xem xét. Thứ nhất, SSD không có DRAM hầu như luôn rẻ hơn SSD có DRAM. Thứ hai, mặc dù SSD không có DRAM chậm hơn SSD có DRAM, nhưng SSD không có DRAM vẫn nhanh hơn nhiều so với ổ cứng cơ học truyền thống. Do đó, nếu bạn đang nâng cấp từ ổ cơ học lên ổ SSD, bạn sẽ thấy tốc độ tăng lên đáng kể, ngay cả khi bạn chọn ổ SSD không có DRAM. Nếu có ngân sách eo hẹp, bạn có thể xem xét các ổ SSD không có DRAM.

Nên chọn DRAM hay DRAM-less SSD?

Với hiệu suất tốt hơn và tuổi thọ dài hơn, bài viết khuyên hầu hết mọi người nên chọn SSD có DRAM. Tuy nhiên, ổ không có DRAM có thể là lựa chọn tốt hơn cho bạn, miễn là bạn nhận thức được những hạn chế của nó.

SSD không có DRAM ít tốn kém hơn. Điều này có nghĩa là chúng có thể là một cách tiết kiệm chi phí để đưa sức sống mới vào một chiếc máy cũ hoặc thêm một số bộ nhớ nhanh hơn vào bản build hiện tại của bạn. Nếu bạn đang suy nghĩ về việc mua SSD không có DRAM, bài viết khuyên bạn nên nghiên cứu và xem các bài đánh giá trước khi mua, vì chúng thường có tuổi thọ ngắn hơn.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay14,252
  • Tháng hiện tại156,711
  • Tổng lượt truy cập9,862,563
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây