Cách tăng dung lượng ổ C trong Windows 10/8/7

Thứ bảy - 20/03/2021 00:55

Bạn đang hết dung lượng trong ổ C (phân vùng hệ thống) nơi chứa hệ điều hành? Bạn có biết cách tăng dung lượng ổ C mà không làm mất dữ liệu không?

Trong bài viết này, Quantrimang sẽ giới thiệu một số giải pháp để tăng dung lượng phân vùng hệ thống một cách an toàn mà không cần format hoặc cài đặt lại hệ điều hành trong Windows 10/8/7.

Phương pháp 1: Tăng dung lượng ổ C trong Disk Management

Windows Disk Management cung cấp tính năng mở rộng volume, có thể tăng kích thước phân vùng bằng cách thêm dung lượng ổ đĩa chưa được cấp phát và quá trình này không gây mất dữ liệu. Nhưng không phải tất cả các phân vùng đều có thể được mở rộng trong Disk Management, chẳng hạn như không gian chưa được cấp phát chỉ có thể được thêm vào phân vùng liền kề.

Bước 1: Nhấp chuột phải vào nút Start của Windows và chọn Disk Management. Thao tác này sẽ khởi chạy bảng điều khiển Disk Management.

 

Bước 2: Nhấp chuột phải vào ổ C trong Disk Management và chọn tùy chọn Extend Volume. Sau đó, Extend Volume Wizard sẽ hiển thị.

Bước 3: Nhấp vào nút Next trên giao diện chào mừng của Extend Volume Wizard.

Nhấp vào nút Next trên giao diện chào mừng
Nhấp vào nút Next trên giao diện chào mừng

Bước 4: Đặt dung lượng ổ đĩa sẽ được thêm vào ổ C và nhấp vào nút Next.

Đặt dung lượng ổ đĩa sẽ được thêm vào ổ C
Đặt dung lượng ổ đĩa sẽ được thêm vào ổ C

Lưu ý: Dung lượng ổ bạn nhập ở đây tính bằng megabyte (MB) và bạn có thể thực hiện theo cài đặt mặc định nếu không có yêu cầu khác.

Bước 5: Nhấp vào nút Finish khi quá trình hoàn tất. Bạn sẽ quay lại Disk Management và ổ C được mở rộng thành công.

 

Hạn chế của Disk Management trong việc tăng dung lượng ổ C:

 

- Tùy chọn Extend Volume có sẵn cho phân vùng NTFS và phân vùng FAT32. Phân vùng exFAT không được hỗ trợ.

- Phải có không gian ổ đĩa chưa được cấp phát nằm liền kề phân vùng bạn muốn mở rộng và không gian chưa được cấp phát nằm ở phía bên phải theo thứ tự.

Do đó, nếu không có dung lượng ổ đĩa trống bên cạnh ổ C (thường ở phía bên phải), tùy chọn Extend Volume sẽ chuyển sang màu xám. Trong trường hợp đó, bạn có thể xóa phân vùng liền kề để lấy dung lượng chưa được cấp phát và sau đó thêm nó vào ổ C hoặc bạn có thể di chuyển dung lượng ổ đĩa từ phân vùng khác sang ổ C bằng phần mềm của bên thứ ba.

Phương pháp 2: Mở rộng ổ C bằng phần mềm miễn phí

Nếu bạn thấy tùy chọn Extend Volume bị chuyển sang màu xám trong Windows Disk Management, bạn sẽ cần xóa ổ D là phân vùng ở bên phải ổ C để có thể tạo dung lượng chưa cấp phát và thêm vào ổ C. Bạn cần chuyển dữ liệu của ổ D sang phân vùng khác hoặc ổ cứng ngoài trước khi xóa. Tuy nhiên, có một giải pháp thay thế lý tưởng để tăng dung lượng ổ C mà không cần xóa bất kỳ phân vùng nào.

DiskGenius Free cung cấp chức năng mở rộng phân vùng và nó có thể di chuyển không gian ổ đĩa trống từ phân vùng khác sang ổ C trực tiếp. Ngoài việc mở rộng phân vùng, nó có thể thay đổi kích thước volume, tạo phân vùng, xóa phân vùng, ẩn phân vùng, clone phân vùng image, kiểm tra các bad sector, khôi phục dữ liệu bị mất, v.v... Các bước sau đây sẽ chỉ cho bạn cách mở rộng ổ C trong Windows 10.

Bước 1: Tải xuống và khởi chạy DiskGenius Free Edition. Nhấp chuột phải vào ổ C bạn muốn tăng dung lượng và chọn Extend Partition.

Chọn Extend Partition
Chọn Extend Partition

Bước 2: Cửa sổ Extend Partition sẽ xuất hiện. Bạn cần chọn một phân vùng có dung lượng trống lớn và nhấp vào nút OK.

Phân vùng được chọn trong bước này phải chứa đủ dung lượng trống, vì phần mềm sẽ chuyển dung lượng trống từ phân vùng này sang ổ C.

Chọn một phân vùng có dung lượng trống lớn
Chọn một phân vùng có dung lượng trống lớn

Bước 3: Đặt không gian ổ đĩa sẽ được chuyển sang ổ C và nhấp vào nút Start. Bạn có thể kéo thanh phân vùng để đặt dung lượng phân vùng hoặc nhập dung lượng chính xác vào cột.

Nhấp vào nút Start
Nhấp vào nút Start

DiskGenius liệt kê các bước cần thực hiện trong quá trình thay đổi kích thước và những điều bạn cần lưu ý. Bấm nút Yes để tiếp tục.

Bấm nút Yes để tiếp tục
Bấm nút Yes để tiếp tục

Ghi chú:

Thay đổi kích thước phân vùng bao gồm quá nhiều thao tác, chẳng hạn như sửa đổi vị trí bắt đầu và kết thúc phân vùng, thay đổi các tham số trong MBR và DBR, di chuyển dữ liệu, v.v... do đó, quá trình này không phải là không có rủi ro ngay cả khi phần mềm quản lý phân vùng hoạt động ổn định. Vì vậy, nên đảm bảo các vấn đề sau để quá trình mở rộng kết thúc thành công:

  • Không có các bad sector trên ổ đĩa, đặc biệt là những phân vùng liên quan.
  • Đảm bảo nguồn điện hoạt động tốt và không tắt máy tính trước khi quá trình thay đổi kích thước phân vùng kết thúc.
  • Đóng tất cả các chương trình khác đang truy cập vào các phân vùng được di chuyển không gian.
  • Tắt chế độ ngủ đông của hệ thống để máy tính không chuyển sang chế độ ngủ đông trong quá trình mở rộng ổ C.

Do phân vùng được mở rộng là phân vùng hệ thống, DiskGenius sẽ boot vào phiên bản WinPE của nó để hoàn thành các hoạt động còn lại. Bây giờ, môi trường WinPE sẽ được chuẩn bị cho phiên bản DiskGenius WinPE, sau đó máy tính sẽ tự động khởi động lại phiên bản WinPE.

Máy tính sẽ tự động khởi động lại phiên bản WinPE
Máy tính sẽ tự động khởi động lại phiên bản WinPE

Bây giờ, phiên bản DiskGenius WinPE được khởi chạy tự động và tiếp tục mở rộng ổ C, như bên dưới. Khi quá trình thay đổi kích thước hoàn tất, máy tính sẽ tự động khởi động lại Windows.

Máy tính sẽ tự động khởi động lại Windows
Máy tính sẽ tự động khởi động lại Windows
 

Phương pháp 3: Tăng kích thước phân vùng hệ thống bằng lệnh diskpart

Diskpart là tiện ích tích hợp sẵn của Windows và nó bao gồm chức năng quản lý ổ đĩa và phân vùng thông qua các lệnh.

 

Phương pháp 4: Tăng dung lượng ổ C bằng cách thêm dung lượng chưa được cấp phát

Phải làm gì nếu có không gian ổ đĩa chưa được cấp phát không nằm liền kề với phân vùng hệ thống? Bạn có biết cách thêm dung lượng chưa cấp phát vào ổ C để tăng dung lượng cho nó và không làm mất dữ liệu không? Giải pháp cho việc này như sau:

Bước 1: Khởi chạy DiskGenius từ máy tính và định vị dung lượng trống từ ổ đĩa hệ thống.

 

Bước 2: Nhấp chuột phải vào dung lượng ổ đĩa trống và chọn Allocate Free Space To, như sau. Sau đó, bạn có thể chọn một phân vùng đích để thêm không gian chưa được cấp phát. Trong ví dụ này, ta đang muốn tăng kích thước phân vùng hệ thống, do đó cần chọn ổ C.

Chọn Allocate Free Space To
Chọn Allocate Free Space To

Bước 3: Trình hướng dẫn thay đổi kích thước phân vùng sẽ xuất hiện và bạn có thể làm theo lời nhắc để hoàn thành các hành động sau.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập118
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay11,657
  • Tháng hiện tại184,514
  • Tổng lượt truy cập10,398,780
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây